Xác định vốn trước khi chuyển đổi doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 51 - 63)

6. Bô cục của luận văn

2.2.1. Xác định vốn trước khi chuyển đổi doanh nghiệp

Đối với bất kỳ lo li hình doanh nghiệp nào, vốn luôn luôn là vấn đề quan trọng rất cần được quan tâm. Vả lại, xét đến cùng, mục đích của chuyển đổi cũng chính là nhằm tạo cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cho doanh nghiệp sử dụng vốn tốt hơn. Cũng vẫn số vốn ấy, nguồn gốc ấy nhưng qua chuyển đôi, nó sẽ được sử dụng một cách năng động hơn, linh hoạt hơn, tự chủ hơn..., do đó sẽ manti lại hiệu quá kinh tế cao hơn.

Chính vì vậy, mặc dừ không có điều luật nào quy định cụ thể nhưng ta có thể thấy DNNN hay doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cũng vậ> thôi, để có thể được chuyển đổi thì các doanh nghiệp này cần phải xác định dược một cách chính xác, rõ ràng, cụ thể số vốn của mình, lài sán của mình cũng như những vấn đề tài chính khác liên quan khi chuyển đổi. Nói cách khác, xác định vốn, tài chính doanh nghiệp là một điều kiện quan irọng của quá trình chuyển đổi. Phái xác định được vốn chủ sở hữu thực có tại doanh nghiệp mới xác định được vốn điều lệ của công ty (trên cơ sở vốn thực có đó và vốn chủ sở hữu cam kết bổ sung). Việc xác định vốn thực có của chủ sơ hữu được thực hiện trên cơ sở xử lý vốn, tài sản, tài chính quy định tại Điều 7 Nghị định 63/CP:

+ Tài sản hiện có thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp được kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, đánh giá thực trạng để chuyển giao sang công ty TNHH một thành viên;

4- Tài san thuê, mưrtn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi: công ty tiếp tục thuê, mượn, giữ hộ, nhận ký gứi theo thoả thuận với người có tài sản cho thuê, cho mượn, ký gửi;

+ Tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý: doanh nghiệp được nhượng bán, thanh lý theo quy định hiện hành;

+ Việc xử lý tài chính và công nợ được thực hiện theo nguyên tắc:

• Đối với tài sản dôi thừa: doanh nghiệp được hạch toán tăng vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;

• Đôi với tài san hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản của doanh nghiệp: phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yen cáu dương sự bôi thường theo quy định của pháp luật. Phần chênh lệch

giũa giá trị! lổn thất va mức bổi thường (nếu có), doanh nghiệp được hạch toán giảm vốn của chu sở hữu tại doanh nghiệp;

• Đối với các khoản phải thu: công ty có trách nhiệm tiếp nhận các khoản nợ phải iliu cửa doanh nghiệp được chuyển đổi và thu hồi những khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được. Đối với các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì sau khi xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân, doanh nghiệp được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường.

• Đối với các khoản nợ phải trả: công ty có trách nhiệm k ế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế và các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ công nhân viên; thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ phái trả không có người đòi và giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu sẽ được lính vào vốn của chủ sở hữu.

Vấn đề xử lý tài chính còn được cụ thể hoá trong Thông tư số 26/2002/TT - BTC ngày 22 tháng 3 năm 2002 của Bộ tài chính hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi DNNN, DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành vicn. Theo đó, việc xử lý tài chính được thực hiện theo các bước như sau:

/7K iểm kê

“Khi có thông báo của cấp có thẩm quyền về k ế hoạch chuyển đổi doanh nghiệp ihành công ty TNHH một thành viên, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm kê tài sán, các nguồn vốn và các quỹ hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm chuyến doanh nghiệp thành công ty để ghi trong quyết định chuyển đổi” . Các công việc cần tiến hành trong khâu “kiểm kê” này bao gồm:

- Đối vói lài san: Kiểm kê, xác định vSố lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), đối chiếu với số liệu ghi sổ kế toán để xác định số thừa, thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người có liên quan và đề xuất hướng xử lý đối với tài sản thừa, thiếu. Đánh giá thực trạng và phân loại tài sản có nhu cầu sử dụng, tài sản không có nhu câu sử dụng để kiến nghị biện pháp xử lý đối với từng loại tài

- Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả, các nguồn vốn, quỹ...: Kiểm kê và đối chiếu các khoản này và đánh giá, phân loại nợ theo quy định hiện hành:

+ Đối với nợ phải thu: Cần xác định rõ ràng, chi tiết những khoản nợ thu hồi được, nợ khó đòi và nợ không có khả năng thu hồi. Trong đó, phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân và tập thể đổ với những khoản nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi và kiến nghị biện pháp xử lý.

+ Với nợ phái trả cũng vậy, phải xác định rõ từng khoản, phân tích nguyên nhân, trách nhiệm cùa những chủ thể liên quan đối với từng khoản nợ không còn đối tượng trả và nợ quá hạn để kiến nghị biện pháp xử lý.

iiỉ Lập phươu % án xử lý

Căn cứ vào kết quả kiểm kê đó và số liệu trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất, doanh nghiệp lập phương án xử lý nhũng vấn đề tài chính (một nội dung của phương án chuyển đổi). Sau khi phương án chuyển đổi được phê duyệt, doanh rmhiệp chủ động xử lý tài chính như sau:

- V ề tai sán:

+ Doanh nghiệp được quyền nhượng bán, thanh lý đối với tài sản không có nhu cẩu sư đụng, tài sản ứ đọng, chờ thanh lý theo các quy định pháp luật hiện hành. Chônh lệch giữa số tiền thu được từ việc nhượng bán, thanh lý với giá trị còn lại của tài sản và chi phí thanh lý, nhượng bán hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.

+ Đối với tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi, tuỳ theo khả năng và nhu cầu của mình, doanh nghiệp thoả thuận với những chủ thể liên quan để tiếp tục k ế thừa hoặc thanh lý các hợp đồng trước khi chuyển đổi.

+ Đối VỜI số tài sản chênh lệch kiểm kè, doanh nghiệp cần xác định ró nguyên nhân của sự chênh lệch đó và xử lý theo hướng:

• Doanh nghiệp hạch toán tăng vốn N hà nước tương úng với giá lĩị thực tế đối với tài sản dôi thừa không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu của tài sản đó.

• Đối vói tài sản thiếu hụt, mất mát và các khoản tổn thất khác về tài sản: khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại c la tài sản theo sổ sách VỚI tiền bồi thường (của các chủ thể liên quan) được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính;

nếu thiếu được tiir vào vốn Nhà nước hoặc vốn của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hôi có tại doanh nghiệp.

- Về các khoản nợ:

+ Công ty có trách nhiệm k ế thừa và thanh toán các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ th u ế và các khoản nợ ngân sách, nợ công nhân vien.

Đối với nhũng khoản nợ phải trả mà không còn đối tượng trả thì doanh nghiệp được hạch toán tăng vốn chủ sở hữu.

+ Cồng ly có trách nhiệm tiếp nhận các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp chuyển đổi và ihu hồi các khoản nợ đến hạn có khả năng thu hồi.

Đối với các khoan nợ phải thu không có khả năng thu hổi (bao gồm các khoản nợ còn lại của đối tượng nợ đã hoàn thành việc giải thể, phá sản, người nợ đã chết không có người thừa kế; người nợ đang thi hành án hoặc đã bỏ trốn quá 2 năm không thanh toán được nợ; các khoản nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định xoá nợ; chênh lệch thiệt hại do bán nợ): doanh nghiệp sử dụng khoản dự phòns nợ phải thu khó đòi và quỹ dự phòng tài chính để bù đắp sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân hoặc tập thể có liên quan. Nếu các quỹ này không đủ đế bù đẳp thì phần chênh lệch thiếu sẽ được giảm trừ vào vốn Nhà nước hoặc vốn của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có tại doanh nghiệp trước khi chuyển đổi.

- Về các khoản dự phòng:

Các khoản dư phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán đáu tư, dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính, dự phòng mất việc làm... sau khi bù đắp các khoản tổn thất tài sản, nợ phải thu không thu hồi được mà vẫn còn dư thì doanh nghiệp chuyển số du đó sang công ty để tiếp tục sử dụng.

iii/ Lập báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển đổi:

Việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển đổi được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quá trình chuyển đổi. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải thuyết minh rõ việc xử lý tài sản, tổn thất, công nợ không ihu hồi được phải được ghi giảm vốn; tài sản dôi thừa, nợ không phai Irá phái được ghi tăng vốn.

Đây la giay tờ có giá trị lớn trong việc xác định vốn của doanh nghiệp sau chuyển dổi.

Các CO' quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại ihời điểm chuyển đổi bao gồm:

+ Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đối với các DNNN trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương;

+ Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các doanh nghiệp do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết đ'nh thành lập;

+ Lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đối với các DNNN, doanh nghiệp do các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quản lý;

+ HĐQT các Tổng công ty Nhà nước đối với DNNN là thành viên của Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

iv/ Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp sau chuyển đổi:

Vốn điều lệ cứa công ty TNIIH một thành viên được xác đinh trên CƯ sở yêu cầu, quy mô phái triển và khả năng huy động vốn của công ty, bao gồm số vốn thực có tại thời điểm chuyển đổi, số vốn bổ sung dần trong quá trình kinh doanh cưa công ly và vốn chủ sở hữu cam kết bổ sung (nếu có). Trong đó, vốn thực có tại thời điểm chuyển đổi là vấn đề cần xác định một cách chính xác, cụ thể. Báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt ch ín h là CO' sở để thực hiện điều này.

Các tố diức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa được Nhà nước bàn giao quyền sở hữu đối với số vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cẩn xác

định rõ vốn thuộc sớ hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và vốn của Nhà nước thực có tại doanh nghiệp; Nhà nước uỷ quyền cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước lại doanh imhiệp. Trên cơ sở đó sẽ xác định vốn điều lộ của doanh nghiệp sau chuyến đổi.

Đối với các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật yêu cầu phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn vốn pháp định.

Trong trường hợp chủ sở hữu bổ sung vốn cho công ty thì phải nêu rõ số vốn bổ sung và thời hạn cam kết bổ sung. Chu sở hữu có trách nhiệm bổ sung đủ và đúng thòi hạn số vốn đã cam kết, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.

Tóm lại, doanh nghiệp cần tiến hành đầy đ những công việc nêu trên theo những nguyên tăc đã được pháp luật ấn định để có thể xác định được một cách rõ ràng, chính xác số vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm chuyển đổi.

Đây là vấn đề hếl sức quan trọng, mọi vấn đề tài clvnh phải được xử lý rõ ràng, minh bạch trước khi dơanh nghiệp chuyển đổi; doanh nghiệp nhất thiết phải xác định rõ được vốn C’ a mình thì mới được chuyển đổi. Nói cách khác, xác định vốn là một điều kiện của chuyển đổi mà thiếu nó thì doanh nghiệp sẽ không thể chuyển thành công ty TNHH một thành viên được.

2.2.2. Giải quyết lao động dôi du phát sinh do chuyển đổi doanh nghiệp

Việc ổ,iai quyết chế độ, chính sách cho người lao động luôn là vấn đề quan Irons đôi với doanh nghiệp. Trong điều kiện chuyển đổi, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có những thay đổi về nhu cầu sử dụng lao động, có thể là Ihay đổi về số lượim, cũng có thể là thay đổi về vị trí của lao động trong doanh

nghiệp so với n ước. Nhưng dù thế nào, trách nhiệm của doanh nghiệp là phải có phương án phù hợp, giải quyết một cách thoả đáng các chế độ, quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là cho lao động dôi dư do việc chuyển đổi.

Để bảo đảm quyền và lợi ích cho người lao động trong các DNNN thực hiện các biện pháp cơ cấu lại (trong đó có đối tượng DNNN chuyển đổi thành công ty TNHH mót thành viên), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 11/4/2002 "Về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN". Theo đó, doanh nghiệp được chuyển đổi phải có trách nhiệm: "Xây dựng phương án sắp xếp lao động, xác định số lao động cần thiết theo yêu cáu sán xuất, kinh doanh, xác định số lao động dôi dư và số tiền trợ cấp cho lừng người lao động" và giải quyết chính sách, chế độ đối với lao động dôi dư H /iều 9). Nghị định cũng quy định rất chi tiết, cụ thể chế độ, chính sách đối với lao động dôi dư. Để tiến hành chuyển đổi, doanh nghiệp cần có phương án sử dụng lao động hợp lý, phương án đó phải đưa ra được những giải pháp ihoả đáng, giải quyết tốt mọi chế độ, chính sách cho lao động dô dư phát sinh do chuvển đổi.

i) Doi với lao đọng dôi dư đang thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn.

Chính sách đối với lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn được quy định tại Điều 3 Nghị định 41/2002/NĐ - CP và được cụ Ihể hoá trong Thông tư số 11/2002/TT - BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

* Người đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam; đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi dối với nữ, có thời hạn đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên sẽ

được giai quvêì nshí hưu nhưng không trừ phần trăm lương do nghỉ hưu trước tuổi; ngoài ra, còn được hướng thêm hai khoản trợ cấp:

- Trự cấp 03 Iháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho mỗi năm (12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi. Trường hợp có tháng lẻ được tính trợ cap nhu' sau:

+ Nếu đủ 6 tháng trở xuống được trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cáp lương (nếu có);

+ Nếu trên 6 iháng đến dưới 12 tháng được trợ cấp 02 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có);

- Trợ cấp 05 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hôi được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng. Nếu có tháng lẻ, sẽ tính theo nguyên tấc trên 6 tháng được tính là 1 năm, đủ 6 tháng trở xuống không được tính.

* Nhũng người lao động trong doanh nghiệp đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định Hưa Bộ luật lao động nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 01 năm sẽ được Nhà nước đóng một lần số tiền bảo hiểm xã hội cho những tháng còn thiếu với mức 15% lương tháng để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng.

* Với các đối tượng còn lại thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ:

- Trợ cáp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ câp lương đang huủng nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng tiền lương, phụ cáp lương đang hưởng;

Một phần của tài liệu Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)