Quyết định chuyển đổi và đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 71 - 74)

6. Bô cục của luận văn

2.3.4. Quyết định chuyển đổi và đăng ký kinh doanh

Quyết định chuyển đối và đăng ký kinh doanh là bước cuối cùng của quy trình chuyển đối. Nó mang ý nghĩa quan trọng, tất cả các công việc đã tiến hành chí cỏ giá trị, được các cơ quan có thẩm quyền thừa nhận khi “Quyết định chuyến đ ổi” được ban hành và doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Như đã phân tích ở phần khái quát chung về chuyển đổi, quyết định chuyển đổi là một văn bản quan trọng; nó phải có đầy đủ các nội dung cơ bản sau: vốn điêu lệ của công ty, thò' hạn cam kết bổ sung vốn điều lệ, chủ sở hữu hoặc tổ chức được uỷ quyền là chủ sở hữu công ty, mô hình và cơ cấu tổ chức công ty, trách nhiệm của công ty đối với việc k ế thừa các quyền, nghĩa vụ và xử lý nhũng vấn đề tồn tại và mới phát sinh của doanh nghiệp được chuyển đổi.

Vốn điều lệ của công ty được xác định dựa írên cơ sở số vốn thực có của chủ sở hữu.tại thời điểm chuyển đỗi doanh nghiệp và số vốn chủ sở hữu cam kết bổ sung (nếu có). Trường hợp chủ sở hữu cam kết bổ sung vốn thì pha. thực hiện đúng và đủ những gì đã cam kết, đủ về số lượng và đúng về thời gian. Nếu chủ sở hữu vi phạm nghĩa vụ đã cam kết thực hiện sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nội dung này phải được ghi rõ trong quyết định chuyển đổi.

Vấn đề chủ sứ hữu công ty cũng rất quan trọng, đây là một vấn đề mới mẻ, chính nó đã đem lại cho công ty TNH H một thành viên ưu điểm nổi trội so với DNNN: công ty TNHH một thành viên chỉ có một chủ sở hữu và chủ sở hữu đó phai là một lổ chức có tư cách pháp nhân; mọi quyền hạn và trách nhiệm của chủ sớ hữu phải được tập trung vào tổ chức đó. So với chủ sở hữu Nhà nước, tố chức này chịu những hạn ch ế nhất định về quyền chu sở hữu do

công ty TNHH một ihành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (như: quyền lút vốn, quyền lút lựi nhuận...); tổ chức này là cơ quan đại diện sở hữu chủ duy nhất, chịu trách nhiệm đầy đủ trước công ty. Với vai trò quan trọng như vậy, chủ sơ hữu (hoặc tổ chức được uỷ quyền là chủ sở hữu) nhất thiết phải được ghi rõ irong quyết định chuyển đổi. Chủ sở hữu cũng chính là cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm các chức danh quản lý công ty TNHH một thành viên, như: Chủ tịch, các thành viên H ĐQ T hoặc Chủ tịch công ty.

Ngoài ra, mô hình, cơ cấu tổ chức công ty, trách nhiệm của công ty đối với việc k ế thừa các quyển, nghĩa vụ và xử lý những vấn đé tồn tại và mới phát sinh của doanh nghiệp cũng là những nội dung hết sức quan trọng. Những nội dung này cần pha đưa vào quyết định chuyển đổi để có cơ sở thực hiện và xử lý trong trường hợp doanh nghiệp có sai phạm khi tiến hành chuyển đổi.

Khâu cuối cùng cua quy trình chuyển đổi là đăng ký kinh doanh. Sau khi tiến hành xong các công việc nói trên, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh iheo quỵ định cua Luật Doanh nghiệp. Chủ sở hữu (hoặc tổ chức được uỷ quyền là chủ sở hữu) lập và nộp một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:

+ Đơn đăng ký kinh doanh (theo mẫu);

+ Điều lệ công ty;

+ Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp.

Trong thời hạn mười lãm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tinh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp nếu cỗ đu các điều kiện theo quy định của pháp luật.

San khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cũ chấm dúi tồn tại; Ihời điểm hình thành công ty TNHH một thành viên được xác lập. Doanh nghiệp chuyển đổi phải thông báo công khai quyết định chuyến đổi trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành.

Doanh nghiệp chuyển đổi đăng ký lại quyền sở hữu tài sản được chuyển đổi từ DNNN tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nhìn chung, nhũng vấn đề về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tó chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên đã được quy định khá cụ thể, rõ ràng tại Nghị định 63/2001/NĐ - CP và các văn bản hướng dãn khác liên quan. Theo đó, việc chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên phải tuân theo một trình tự thủ tục chặt chẽ, khoa học đã được pháp luật ấn định trước và phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Đây là vân đề mới, chúng ta mới đang trong giai đoạn tiến hành chỉ đạo điểm đối với một số doanh nghiệp nhất định. Chính vì vậy, để đạt được mục đích của chuycn đổi, để việc chuyển đổi mang lại hiệu quả cao thì nhất thiết trong quá trình chuyến đổi, các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng, tuân thủ nghiêm ngặt các quv định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)