Nội dung của đồng dao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa học đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện khoái châu – hưng yên (Trang 37 - 49)

2.2.1. Đồng dao có nội dung nhắc nhở, răn dạy điều hay lẽ phải

Trên thực tế, rất khó xác định đối tượng sáng tác đồng dao thuộc lứa tuổi nào bởi không thể căn cứ vào cấu trúc của bài có chặt chẽ hay không, nội dung đề cập đến vấn đề gì. Do đó, các bài đồng dao có nội dung nhắc nhở, răn dạy điều hay lẽ phải chỉ có thể giả thiết là người lớn sáng tác cho trẻ hát, trẻ

chơi. Các bài dạng này có nội dung giản dị, lời lẽ đơn giản, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ không hoa mĩ mà vẫn toát lên được sự sâu sắc trong cuộc sống, trong cách ứng xử và các quan hệ xã hội. Ở Khoái Châu, người ta thường biết đến những bài đồng dao có nội dung đề cập đến những hình ảnh quen thuộc như đồng ruộng, làng quê và những người lao động cần mẫn, chăm chỉ với các nghề đặc trưng ở nơi đây như nông nghiệp, buôn bán và một số nghề phụ.

Thông qua đó mà truyền tải cho người nghe biết gìn giữ môi trường, trân trọng lao động.

Ăn một bát cơm Nhớ người cày ruộng Ăn đĩa rau muống Nhớ người đào ao Ăn một quả đào Nhớ người vun gốc Ăn một con ốc Nhớ người đi mò Sang đò

Nhớ người chèo chống Nằm võng

Nhớ người mắc dây Đứng mát gốc cây Nhớ người trồng trọt.

(Bà Nguyễn Thị Vui, sn 1957, Đại Hưng)

Những trò chơi vô cùng đơn giản, nhẹ nhàng kèm những lời đồng dao dí dỏm, những hình ảnh quen thuộc mà làm cho trẻ thấm dần những điều hay lẽ phải. Ví dụ như bài đồng dao trong trò chơi “Cò cưa kéo xẻ” chẳng hạn.

Chỉ có năm dòng, nhưng nó đã tạo nên một trò chơi mô phỏng sự lao động của người lớn một cách sinh động. Những câu hát vừa hài hước, vui vẻ lại vừa ghi nhận sự ứng xử rõ ràng, rành mạch với những người có công và kẻ lười nhác. Điều rất đáng chú ý ở đây là sự thưởng, phạt theo hình thức rất ngộ nghĩnh phù hợp lứa tuổi, không nặng nề mà vẫn có sức nhắc nhở, cảnh báo;

có tác động tích cực đối với chủ thể.

Cò cưa kéo xẻ Thợ khỏe cơm vua Thợ thua cơm làng Thợ nào lang thang Thì về bú mẹ.

(Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng)

Đồng dao còn nhắc nhở, khuyên bảo con trẻ yêu lao động, sự tự giác, tích cực trong cuộc sống, Quý trọng tình cảm và các mối quan hệ trong gia đình.

…Lớn con xúc tép Cho bà bát canh Lớn đi trồng chanh Cho bà bát dấm Lớn con đi tắm

Đỡ phải phiền bà [16, tr.89], [27, tr.107]

Có những bài đồng dao ở Khoái Châu thông qua việc dùng những lời lẽ giản dị, dễ hiểu để miêu tả, phản ánh diện mạo, tính cách của nhân vật thông qua loài vật:

…Bồ nông cà mỏ chua ngoa

Lênh đênh mặt nước thế mà hiển vinh Kìa như sơn thủy hữu tình

Gắt như tu hú ai khinh nỗi gì Bìm bịp rủ rỉ rù rì

Bắt gà như chớp ai thì chẳng ưa Anh mòng có tính say sưa

Móng cùi tốt dáng mà dơ cả đời…

(Cụ bà Nguyễn Thị Định, 85 tuổi, Thông Quan Hạ)

Bài này toát lên thái độ, quan điểm của con người (người sáng tác) đối với hình thức và nội dung của đối tượng một cách rõ ràng. Việc nhận định này có thể vượt lên trên cả tư duy trẻ thơ với lời lẽ khá trau chuốt, đay nghiến, chỉ trích thói hư tật xấu của nhân vật. Đây là thủ pháp nhân cách hóa, mượn đặc điểm của đối tượng là các con vật (loài chim – một loài vật rất gần gũi với trẻ thơ Khoái Châu, thường có mặt ở đồng ruộng, ao hồ và các cây trồng quanh nhà) mà một lúc đạt được hai mục đích: 1. hiểu thêm về con vật đó; 2. có thái độ trước các đặc điểm, sự vật cụ thể, áp dụng vào phép ứng xử của loài người.

Bằng việc chỉ bảo, dạy dỗ trẻ thơ thông qua ngôn ngữ dí dỏm, hài hước hay chỉ trích, đay nghiến, qua vần, nhịp điệu đặc trưng, đồng dao đã nhẹ nhàng tiếp cận, chiếm lĩnh vị trí đáng kể trong tâm trí của trẻ, giúp chúng dần nhận biết, thấu hiểu điều hay lẽ phải cũng như rèn luyện kĩ năng sống, thái độ

ứng xử xã hội, tích lũy kinh nghiệm về vốn kiến thức không những xung quanh mình mà còn mở rộng ra thế giới bên ngoài như thế giới các loài vật, chim muông, tôm cá, cây cối… Từ đó, đồng dao càng biểu hiện một cách rõ nét hơn vai trò, tác động tích cực của nó đối với đời sống tinh thần của trẻ thơ.

2.2.2. Đồng dao chứa đựng tri thức về hoàn cảnh, môi trường sống và quan hệ cộng đồng

Dưới góc nhìn của trẻ, việc nhận thức sự vật, hiện tượng thường chỉ cần nhận biết một vài đặc điểm nào đó, vậy là đủ. Các bài đồng dao dù là do trẻ nghĩ ra hay do người lớn sáng tác cho trẻ thì cũng không nằm ngoài mục đích đó.

Cây tre mọc ở bên đường

Làm nhà nghỉ mát, đóng giường ngồi chơi Trên rừng, cây quế chàng ơi

Để mà làm thuốc cứu người bình dân

Cây đa thì để bắc cầu

Cây mít tạc tượng, cây dâu chăn tằm Cây dừa cây thị lâu năm

Ai ơi nhớ lấy kẻo nhầm làm chi…

(Cụ bà Đỗ Thị Goòng, 85 tuổi, Thông Quan Hạ)

Nếu như theo góc nhìn của nhà thực vật học chẳng hạn, họ sẽ xem xét nghiên cứu cây cối về quá trình sinh trưởng, sinh sản, trao đổi chất, phát sinh hình thái, bệnh học thực vật, tiến hóa… Hoặc với môi trường, có thể thấy cây cối có những tác dụng điều hòa không khí, làm trong lành và sạch môi trường,

giữ đất khỏi bị lở, lụt lội… Còn bài đồng dao vừa dẫn đơn giản chỉ đề cập đến những hiện tượng cực kỳ quen thuộc, nói đến một tác dụng cụ thể nào đó

Cây tre (có nhiều tác dụng) làm nhà”- mà nhà cũng có rất nhiều tác dụng, vậy mà chỉ đề cập đến việc làm nhà để “nghỉ mát”; làm giường không phải để ngủ như thông thường vẫn vậy mà để ngồi chơi! Cây mít chủ yếu trồng là để ăn quả,vậy mà lại nói đến một tác dụng chẳng ăn nhập gì với luồng suy nghĩ thông thường, biến hẳn thành một nguyên liệu để dùng … cho người nghệ nhân.

Trong một bài về cây, đã có sự liên hệ rất rộng rãi không chỉ bó hẹp trong một không gian hẹp mà còn mở rộng từ các cây rất quen thuộc ở vùng đồng bằng, mà Khoái Châu cũng là nơi trồng nhiều (có cây ăn quả, cây lấy củ, lấy thân…) rồi vượt xa hơn là cây ở trên rừng, thậm chí còn khai mở tới sự tiếp biến tài tình, hóm hỉnh mà lại vẫn rất thuyết phục đối với cây ở tận nước ngoài:

Su hào nó ở bên Tây

Nó sang rẽ nước bên này mới ưa

Rõ ràng việc nhìn nhận, bóc tách sự vật hiên tượng một cách chi tiết, cụ thể, kỹ càng sẽ là chưa cần thiết đối với trẻ. Ngôn ngữ đồng dao đã bộc lộ tâm hồn trẻ, con mắt thơ ngây, trong sáng của chúng và góc nhìn ngộ nghĩnh, đáng yêu. Không có cớ gì để cho rằng “Không phải thế”, “Phải thế này”, Phải thế kia” đối với các quan niệm trẻ đưa ra. Với trẻ, từng dữ liệu đơn lẻ sẽ được chúng tiếp cận, tiếp thu và tổng hợp dần dần đến độ nào đó rồi mới có thể nhận thức một cách chính xác, toàn diện. Có những bài đồng dao còn đưa ra những phủ định để nhận diện sự vật qua một lăng kính dưới góc nhìn hài

hước, ngộ nghĩnh đến mức phải bật cười mà qua đó có thể còn dễ nhớ hơn, gây ấn tượng sâu sắc hơn1:

Chuột ra vồ mèo Muỗi ra vồ dơi Mỡ lợn thì hôi Thơm tho tổ cú Đàn ông có vú Đàn bà có râu…

(Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng)

Có thể nói, bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với thế giới trẻ thơ, những câu ca, câu hát đồng dao đã chứa đựng trong đó nhiều kiến thức, tri thức của cuộc sống, của môi trường xã hội loài người. Những tri thức đó không hề được xây dựng bằng những khái niệm, định nghĩa rạch ròi, cụ thể hay sự phân tích kĩ càng, sâu sắc mà nó được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, từ sự hài hước, hóm hỉnh đến những nhận định nghiêm khắc; từ một vài chi tiết cụ thể đến khái quát đặc điểm; tất cả đều ở dưới dạng đơn giản, dễ hình dung, dễ hiểu để từ đó, trẻ em tiếp nhận dần dần một cách tự nhiên, bằng con đường, cách thức rất phù hợp với chúng là thông qua chơi mà hiểu, mà tiếp thu được những tri thức dân gian, có hiểu biết và có ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên và xã hội.

1Ngụy biện toán học là một gợi ý cho sự liên tưởng này.

2.2.3. Đồng dao khôi hài, chế nhạo hay nhằm mục đích giải trí

Khôi hài là một nét khá thú vị ở đồng dao; bởi ở đây, tiếng cười hoàn toàn vô tư, trong sáng với góc nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Người dân ở huyện Khoái Châu thuộc nhiều và khá hứng thú với các bài đồng dao có nội dung này. Điều này khẳng định thêm vai trò của đồng dao trong đời sống tinh thần của người dân nói chung cũng như của Khoái Châu nói riêng:

Ông giẳng ông giăng Ông giằng búi tóc Ông khóc ông cười Mười ông một cỗ Đánh nhau vỡ đầu Đi câu nhà kiến Đi kiện nhà phủ Một lũ ông già Mười ba ông điếc Ông thì điếc đông Ông thì điếc đặc Ông thì đặc điếc.

(Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng)

Có thể nội dung bài không có gì nhiều, chỉ đơn giản là mấy người tranh giành miếng ăn với nhau; nhưng tiếng cười ở đây không nhằm vào đối tượng là những “ông” đó. Sự nhấn mạnh tăng dần mức độ “điếc” ở ba câu

cuối, đặc biệt là câu cuối cùng dùng thủ pháp đảo ngữ đã cho một kết quả bất ngờ hơn và đây chính là điểm nhấn để cho ai nghe, ai đọc cũng phải bật cười.

Những câu nhẹ nhàng, vui vẻ xuất phát từ đặc điểm của đối tượng cũng gây nhưng tiếng cười sảng khoái, mà lại là tiếng cười do sự phân tích, nhận thức đúng về đối tượng:

Con chim mày ở trên cây

Tao đứng dưới gốc mày bay đường nào?

Con cá mày ở dưới ao

Tao tát nước vào mày sống được chăng?

(Bà Nguyễn Thị Vui, sn 1957, Đại Hưng) Sự chế nhạo thói hư tật xấu nhiều khi lại không nằm ở chính cái sự

“xấu” mà lại ẩn nấp ở đâu đó trong những hành vi, cử chỉ, hành động hay sự việc rất đời thường, ai nhìn vào cũng thấy không phải là mình mà vẫn thấy có chút gì là “mình” trong đó. Sự “tinh tế” này có lẽ do sự tế nhị của con trẻ khi có cái nhìn, cách nhận xét tác động ngược trở lại với thế giới của người lớn mà với chúng, nhiều khi đó là nơi chỉ có chấp nhận “cho” chứ không có

“nhận”.

…Có anh bẩy vợ chẳng chê vợ nào Một vợ rửa bát cầu ao

Gặp trận mưa rào chết dúi bụi tre Một vợ thì đi buôn bè

Chẳng may bè thối nó đè xuống sông Một vợ thì đi buôn bông

Gặp cơn cả gió nó bung lên giời (trời)

Một vợ thì đi buôn nồi

Chẳng may nồi méo, một nồi ba vung…

(Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng) Hay là:

Cái cò là cái cò quăm

Chửa ra đến chợ đã chăm ăn quà Hàng bánh, hàng bún bầy la

Con mắt tỏm tẻm lướt qua mọi hàng Bánh đúc cho lẫn bánh đàng

Củ từ, khoai nướng, lẫn hàng cháo kê Ăn rồi lại trở ra về

Thấy hàng thịt chó lại lê chân vào.

(Bà Nguyễn Thị Vui, sn 1957, Đại Hưng)

Tìm hiểu những bài đồng dao, có thể gặp những câu đồng dao tưởng chừng như vô nghĩa, thậm chí còn lung tung lộn xộn, các sự vật, sự việc chẳng liên quan gì đến nhau ngoài việc câu cú có vần điệu. Liệu đây có phải là lối tư duy vụn vặt, đơn lẻ, hay chỉ là lối tư duy tự do, hiếu động của con trẻ?

…Ngủ ăn không hết

Để dành đến Tết mồng ba Mèo già ăn trộm

Mèo ốm phải đòn

Mèo con phải vạ Con quạ đứt đuôi Con ruồi đứt cánh Đòn gánh có mấu Châu chấu có chân…

...Cái phản long đanh Anh còn chữa được Cái lược chải đầu Con trâu cày ruộng

(Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng)

Bài đồng dao này có 46 dòng, và có những bản khác biến hóa vô cùng sang những nội dung khác nhau, thậm chí chính bản này cũng có thể được phát triển rất xa về số lượng câu chữ. Bài này được viết ở thể 4 tiếng với vần nhịp thay đổi liên tục; từ tiếng thứ 4 của câu trước với tiếng thứ hai của câu sau (vần nhịp này chiếm số lượng nhiều nhất) đến liên kết vần từ tiếng thứ tư xuống tiếng thứ nhất (“Cái phản long đanh – Anh còn chữa được”, “Mày tát chuôm tao – Tao tát chuôm mày”), từ tiếng thứ tư cũng xuống tiếng thứ tư (Ngủ ăn không hết – Để dành đến Tết mồng Ba), thậm chí chỉ là theo nghĩa đối kháng, đối lập hoặc đối trọng:

Mày tát chuôm tao Tao tát chuôm mày Mày đầy rổ cá Tao đầy rổ tôm

Mày bán chợ Hôm Tao bán chợ Dền Mày mở cửa đền Tao mở của vua…

Xét về mặt nội dung xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thì ở đây hoàn toàn không ăn nhập gì với nhau về ngữ nghĩa. Có những nội dung chỉ nằm trong 2-3 dòng rồi lại tiến thẳng sang một nội dung hoàn toàn khác.

Khoái Châu trước đây thường có hình thức sinh hoạt vui chơi tập thể vào buổi tối. Những đêm trời trong xanh gió mát, trẻ chơi với nhau hoặc vui chơi cùng người lớn ở đầu làng1 hoặc sân đình, bờ đê, bãi đất rộng. Cảnh vật xung quanh thường thấy là hình ảnh trăng sao, cảnh vật mờ ảo. Đồng dao đã xuất phát từ bối cảnh đó mà ra đời:

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời ông Văn Ông Văn mà lấy bà Văn

Đẻ ra con rắn thằn lằn cụt đuôi Ông Văn bảo để mà nuôi

Bà Văn đập chết đem vùi bếp gio (tro) Ông Văn bảo để mà kho

1Các làng xã ở Khoái Châu bao giờ cũng có ít nhất là một hoặc hai phía tiếp giáp với ruộng đồng.

Người ta gọi chỗ đó là đầu làng. Một làng có thể có hai đầu làng.

Bà Văn đập chết đem cho láng giềng.

(Cụ bà Nguyễn Thị Bấm, sn 1936, Hồng Tiến)

Bài đồng dao này có vẻ như lan man, nội dung thật khó chấp nhận.

Tuy nhiên, đây là một trong những bài đồng dao được cả trẻ em và người lớn ở Khoái Châu khá thích thú và nhiều người thuộc nó. Xét về nội dung, bài này đề cập đến những hình ảnh rất quen thuộc với họ như ông trăng (có chú Cuội), cây lúa, bếp tro, việc chăn trâu, cắt cỏ… “ông Văn” có lẽ theo thông lệ nơi đây thường đặt tên con trai thì đệm “Văn”, con gái thì đệm “Thị”, khi lấy chồng thì mất luôn cả tên bởi vì người ta chỉ gọi theo tên chồng (ông Văn – bà Văn), còn tên của vợ thì chỉ được dùng trong thủ tục hành chính hoặc sau khi đã mất, người ta mới khấn tên cúng cơm mà thôi. Về hình thức, bài ở thể thơ lục bát, gồm có 5 cặp. Hình thức đó là vừa phải, dễ nhớ, dễ thuộc bởi lục bát là một thể thơ có luật bằng trắc rất thuận, uyển chuyển, phù hợp với tâm sinh lí và khẩu ngữ của con người.

Trên đây cho thấy một phần bản chất của đồng dao – sản phẩm của trẻ - chính là những hình ảnh gần gũi, biến đổi liên tục trong con mắt trẻ thơ, là sự nối tiếp thành chuỗi các mối quan hệ mà sự gắn kết nhiều khi còn sơ khai và rất mong manh. Tuy nhiên, nó lại trở thành nhân tố quan trọng, là phương tiện hữu ích cho việc vui chơi giải trí của trẻ mà trong trường hợp này, trẻ lại là chủ thể, là người đã tạo ra nó, chiếm lĩnh nó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa học đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện khoái châu – hưng yên (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w