Hình thức của đồng dao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa học đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện khoái châu – hưng yên (Trang 53 - 71)

2.4.1. Cấu trúc, vần và lời của đồng dao

Xét về hình thức, đồng dao có thể là rất ngắn, chỉ hai dòng, có khi lại có thể rất dài, đến hàng trăm dòng. Các tiếng trong một dòng cũng vậy, có khi chỉ 2 tiếng, có khi tới 8-9, thậm chí 10-11 tiếng.

Bao giờ cho đến canh năm

Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn.

Hay:

Châu chấu đuổi cái chích chòe Cỏ dày đồng nội cắn què mõm trâu.

(Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng)

Thể loại tục ngữ thường hay sử dụng dạng cấu trúc ngắn mà vẫn diễn đạt được những triết lí, những nội dung sâu sắc được đúc rút từ kinh nghiệm cuộc sống lao động. Đối với đồng dao, những bài có cấu trúc ngắn như vậy thường nêu được một chi tiết, một nét, một hiện tượng nào đó của cuộc sống.

Có thể coi đó là một mảnh ghép theo giác độ đặc biệt của thế giới tuổi thơ;

một hiện tượng, một nét ngẫu nhiên được xây dựng thành những câu hát vần vè giúp trẻ vui chơi, giải trí một cách sinh động hơn.

Các bài đồng dao kéo dài, thậm chí tới gần một trăm dòng thường đề cập tới một chủng loại gì đó theo chuyên đề nối tiếp nhau tưởng chừng như không dứt. Trong quá trình sưu tầm ở Khoái Châu chúng tôi thấy người nhớ bài dài nhất mới chỉ được 64 dòng nói về các thứ cây.

…Cây ngô, cây lúa ngoài đồng Để cho thiên hạ vợ chồng đủ no Đêm nằm mà nghĩ chả lo

Cây si mọc ở bến đò cũng xinh Gỗ sen, gỗ sến làm đình

Trăm trai đổ lại gỗ đinh một màu…

(Cụ bà Đỗ thị Goòng, 82 tuổi, thị trấn Khoái Châu)

Nếu so sánh với tài liệu đã xuất bản, chẳng hạn trong cuốn Đồng dao và trò chơi người Việt, thì chúng tôi thấy bài vè các thứ bánh có 94 dòng, bài vè các loài cá có tới 96 dòng.

Bà con cô bác Lẳng lặng mà nghe Tôi nói cái vè Vè các thứ bánh

Mấy tay phong tình huê nguyệt Thì sẵn có bánh trung thu Mấy ông thầy tu

Bánh sen thơm ngát… [16, tr.19]

Nghe vẻ nghe ve Vè các loại cá Cá kình cá ngạc Cá nác, cá dưa

Cá voi, cá ngựa… [16, tr.53]

Các bài này kéo dài tưởng chừng như bất tận, liệt kê đến bao giờ đủ các loại mới có thể dừng. Đây cũng là một trong những đặc điểm của đồng dao trẻ em: quan sát, liên hệ, liệt kê, nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh mình rồi xây dựng nội dung bằng hệ thống câu hát đơn giản, ghép nối sự vật bằng chính những đặc điểm phơi bày của đối tượng, đồng thời còn liên hệ với những đối tượng tương tự ở các môi trường địa lí khác nhau, không gian khác nhau.

Chúng ta khá quen thuộc với cụm từ “hát đồng dao”. Xét theo góc độ âm nhạc thì diễn xướng đồng dao chưa hội đủ hết các yếu tố cơ bản của âm nhạc (cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc). Tuy nhiên, đồng dao lại chứa đựng tính chất thơ ca có vần, có nhịp, tuy niêm luật còn lỏng lẻo.

Như trên đã nêu, đồng dao được sử dụng trong các trò chơi khá nhiều.

Các câu hát này nhằm miêu tả hành động, các động tác của trò chơi như những bước đi, đứng lên ngồi xuống, co đi kéo lại; hoặc từng cặp cùng chơi.

Do vậy, đồng dao theo cấu trúc thể 2 tiếng hoặc 4 tiếng (chẵn) là rất phù hợp.

Trong đó, thể hai tiếng ít hơn, ví dụ như trò giã gạo:

Giã gạo Bì bọp Cho cọp Nó ăn.

Hay:

Giã gạo Cơn trưa Còn thừa Bỏ cối Ai vay Nói dối Nhà tôi Hết rồi.

(Cụ bà Đỗ Thị Tiệm, 92 tuổi, Hồng Tiến)

Hoặc bản khác có cấu trúc 2-3 tiếng, các dòng có ba tiếng được đọc ghép hai tiếng để vẫn có tiết tấu chẵn, cùng nhịp điệu với các dòng có 2 tiếng:

Giã gạo Say sưa

Còn thừa Để đến tối Ai vay Nói dối Hết gạo rồi Chống cối lên.

(Cụ bà Nguyễn Thị Bấm, sn 1936, Hồng Tiến)

Trong trò chơi Đánh chuyền cũng có loạt bài ở thể 2 tiếng, phù hợp với 2 động tác tung – hứng quả chuyền, thí dụ:

Cái cột Cái kèo Thèo lèo Búp măng Thằng chăng Con chít Ngấm nga Ngấm nguýt Thít thịt Lên đôi.

(Cụ bà Nguyễn Thị Bấm, sn 1936, Hồng Tiến)

Chúng ta bắt gặp rất nhiều bài đồng dao 4 tiếng trong trò chơi như

“Chi chi chành chành”, “Dung dăng dung dẻ”, “Rồng rắn lên mây”. Đây là trường hợp phổ biến nhất bởi vần điệu của nó tạo thành nhịp đôi đều đặn, đọc

lên rất thuận. Trong 550 bài đồng dao (tính tổng số kể cả dị bản hay một đơn vị nhiều bài) từ các tài liệu tham khảo và thu thập được từ huyện Khoái Châu thì có tới 245 bài có cấu trúc 4 tiếng (không kể các bài ở thể hỗn hợp, thậm chí các dòng có 4 tiếng là chủ yếu), chiếm tới 44,54%. Vần nhịp này còn bắt gặp ở lối hát đếm trong hát trống quân hay trong một số thể loại dân ca, nhạc cổ truyền khác.

Trong số các bài có cấu trúc 4 tiếng lại có cấu trúc về vần điệu khác nhau. Có thể xét tới các trường hợp vần điệu sau:

Trường hợp thứ nhất có kết cấu vần chân kết hợp với vần lưng, tiếng thứ tư của câu trước với tiếng thứ hai của câu sau:

…Cây cà có trái Con gáichồng Đàn ôngvợ Kẻ chợvua Trong chùabụt Cái bútngòi Con voiquản Cái phản long đanh…

Hoặc:

Quả quít thì chua Bắt vua phải trẻ Quả vả thì chát Tôi tát mặt quan…

Trường hợp thứ hai ở dạng vần chân liền, từng cặp có cùng vần ở tiếng thứ tư:

Con chim chích chòe Mày ngồi đầu Mày nhá gạo rang Bảo mày vào làng Mày kêu gai góc Bảo mày gánh thóc Mày kêu đau vai Bảo mày ăn khoai Mày kêu khoai ngứa Bảo mày ăn dứa

Ngoài ra còn có các trường hợp khác như: vần của tiếng thứ tư của dòng trên với tiếng thứ nhất của dòng dưới. Trong trường hợp này, chủ yếu là các bài, câu có nội dung nối tiếp hoặc dùng đại từ nhân xưng nối tiếp đổi vai liên tục:

“Cái phản long đanh Anh còn chữa được”

“Quăng đi quả vả Trả về quả na”

“Mày tát chuôm tao Tao tát chuôm mày Mày đầy rổ cá Tao đầy rổ tôm”

Vần trong bốn dòng là một hiện tượng khác biệt về vần trong đồng dao. Bởi thực chất thì các từ ngữ “tao”, “mày” không hẳn ra vần điệu mà

dòng dưới nhắc lại nguyên vẹn toàn bộ âm tiết của dòng trên. Điều này thể hiện sự tự do, chưa chặt chẽ theo lối tư duy tự nhiên, ngẫu hứng, hồn nhiên của trẻ thơ khi “sáng tác nghệ thuật” phục vụ cho chính bản thân lứa tuổi của mình.

Bài có 5 tiếng trong trò chơi thì được trẻ hát ghép hai tiếng lại vẫn theo nhịp chẵn:

Theo thống kê của tác giả Triều Nguyên (dựa trên 113 đơn vị đồng dao) thì đồng dao 4 tiếng chiếm tới 64,6%; thứ hai là thể lục bát 20,35% [17, tr.52]. Việc hai thể loại này phổ biến, lưu truyền lâu bền là rất có lý. Tuy nhiên, cho đến nay, đối với các bài đồng dao được sưu tầm ở Khoái Châu thì tỷ lệ bài sáng tác theo thể lục bát lại chiếm phần lớn hơn. Trong khoảng 75 bài1 chúng tôi khai thác từ độ tuổi 54-87 tuổi thì có tới hơn 50% là các bài ở thể loại lục bát. Có lẽ vì thể lục bát hay nhờ ở âm điệu nhẹ nhàng khi theo luật bằng trắc, vần gieo chỉnh, ý tứ rõ ràng, trong sáng. Lời thơ rất hồn nhiên, diễn tả được các tình cảm êm ái, dịu dàng, lột được cái nét vui thanh tao hay nỗi buồn thắm thía. Truyện Kiều (của Nguyễn Du), và các truyện thơ dân gian

1Trong đó có khoảng 70% số bài giống/trùng với bài ở các tư liệu khác

dùng thể lục bát. Ca dao thường làm theo thể lục bát. Vần và luật bằng trắc của thể thơ này tương đối uyển chuyển và dễ giữ, rất dễ thích hợp với mọi nguồn cảm hứng. Cấu trúc thể thơ giản dị, không gò bó nghiêm ngặt, do đó không ngăn chặn tứ thơ. Cũng giống như ca dao, đồng dao cho trẻ em ở thể lục bát có cấu trúc nhất định dựa trên đơn vị 6-8 tiếng và cách gieo vần thì khá đa dạng, linh hoạt.

…Mâm thịt bẩm với mâm xôi Thịt bùi xôi dẻo đẹp đôi người già Cơn nếp bẩm với thịt

Một bọc giầu (trầu) già bẩm với cau khô Nước mắm bẩm với cá

Bẩm đi bẩm lại nó khô cành cành Nồi cơm bẩm với nồi canh

Ba bốn củ hành bẩm với thịt thui Khế ngâm bẩm với ốc nhồi

Tuy nước nó xám nhưng mùi nó ngon.

(Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng)

Toàn bộ bài đồng dao “Bẩm” mà theo trích đoạn trên đây, có thể thấy cứ cách một cặp có tiếng thứ sáu ở câu lục với tiếng thứ sáu của câu bát lại đến cặp khác có tiếng thứ sáu của câu lục với tiếng thứ tư của câu bát. Xét về luật thơ lục bát thì vẫn đảm bảo được yêu vận (vần trong câu) với sự tiếp nối thanh bằng – trắc đúng quy luật. Trong bài đồng dao nói ngược thì có một cặp đầu theo kiểu gieo vần tiếng thứ sáu của câu lục với tiếng thứ tư của câu bát, còn lại là tiếng thứ sáu của câu lục và tiếng thứ sáu của câu bát:

Bước sang tháng Sáu giá chân Tháng Một nằm trần bức đổ mồ hôi Con chuột kéo cày lồi lồi

Con trâu bốc gạo vào ngồi trong nong Vườn rộng thì thả rau rong

Ao sâu cái cải, cái ngồng làm dưa Một đàn bò tắm đang trưa

Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương…

(Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng)

Đồng dao ở thể lục bát biến thể thường rất ít gặp.Hiện nay ở Khoái Châu hầu như không có ai thuộc câu nào như vậy. Trong cuốn Đồng dao Việt Nam [27, tr.22] có câu:

Tôi đố cô Bốn con cua mấy càng

Con cua có hai cái càng, có tám cái ngoe

(8/10 tiếng)

Có câu đồng dao kéo dài tới 10, 11 tiếng như trong phần Đồng dao – hát vui chơi [16, tr.143]:

Ai từng con cú nó mọc sừng

Sau hóa ra cái gục cái gạc, lại từng làm mưa (7/11 tiếng) Chắc rằng tránh khỏi nhau chưa

Vắt tay lên bụng, nó mới nhúc nó mới nhắc Nó mới chịu chẳng được mới phải lừa nhau ra.

(6/20 tiếng)

Đây là trường hợp hi hữu, có thể nói là duy nhất trong các bài chúng tôi sưu tầm được cũng như trong tất cả tài liệu tham khảo. Biến thể này thường nhằm mục đích diễn giải ý cho rõ hơn. Do đó, câu hát thường mang tính tự sự, kể lể, khó nhớ. Chính vì vậy mà ít gặp trong đồng dao trẻ em.

Tóm lại, về cấu trúc, đồng dao trẻ em đại đa số là ở thể bốn tiếng và lục bát. Đây là hai thể dễ phát triển ý tưởng, nội dung bởi thuận về vần điệu, hợp về tâm sinh lí trẻ trong quá trình hát, chơi. Chúng làm cho bài đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc và dễ sử dụng trong quá trình kết hợp với các động tác của trò chơi.

Khi được dùng trong lúc các em hát cũng như được người sưu tầm ghi chép lại, đồng dao được ngắt ra thành từng khúc dài ngắn khác nhau tùy theo nội dung diễn tả. Khi sưu tầm, biên soạn, tuy không trực tiếp nêu định nghĩa về từng khúc này, nhưng các soạn giả đều có ý thức tách biệt chúng bằng các cách như đánh số thứ tự [16] hay cách dòng [5], [15], [27]. Từng khúc này được nhiều người gọi là câu hát đồng dao, bài đồng dao… và có thể gọi đó là lời đồng dao. Nội dung của lời đồng dao diễn đạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều nào đó, miêu tả một hành động hay chuỗi hành động cụ thể (đồng dao trong trò chơi) hoặc có thể lướt qua hàng loạt các hiện tượng, sự vật không theo một nội dung cụ thể mà chỉ dựa vào vần điệu. Điều này có khác so với ca dao, dân ca ở chỗ lời ca dao thì là một cơ cấu nghệ thuật hoàn chỉnh, có mặt nội dung và mặt hình thức văn học. Nội dung của lời diễn đạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời bao gồm ngôn ngữ, nhịp điệu, thể thơ [12].

Có thể nói, đồng dao là những lời ca dân gian của trẻ em. Nếu ca dao là nguồn sống tâm tư của lớp người lớn, sinh hoạt thi ca là hình thức giao cảm

giữa cuộc sống, thì đồng dao cũng tác động vào nguồn sống nhi đồng cùng tính chất tương tự. Đồng dao có tác dụng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời.

Các bài hát trẻ em, phần lớn gần như chỉ là những đoạn chắp vá, gặp đâu nói đó, cốt cho vần vè, còn ý nghĩa chung thì rời rạc, câu nọ xọ sang câu kia, đang nói chuyện này bắt sang chuyện khác. Ví như đang “cái trống nằm trong, con ong nằm ngoài”, lại chạy sang “củ khoai chấm mật”, rồi “phật ngồi phật khóc”. Nhưng xét cho kỹ, nó vẫn có cái lý của nó, vì nó được trẻ em thích thú, phù hợp với đặc điểm trí lực của các em. Điều cơ bản ở các em là sự tiếp thu ngoại vật bằng ấn tượng, chứ không thể bằng lý luận. Chính vì lẽ đó, nội dung của đồng dao như cuốn “từ điển trẻ thơ” mà thông qua đó, trẻ được tiếp thu những khái niệm cho dù là đơn sơ nhưng rất phù hợp với chúng.

Ví như ở một bức tranh mà tác giả là trẻ em mà trong đó, con trâu có thể có đủ hai sừng, hai mắt, bốn chân, một đuôi … song nếu như theo tỷ lệ chuẩn thì không hề cân đối, thậm chí còn nguệch ngoạc, xiên xẹo. Tuy nhiên, người ta không thể đánh giá bức tranh đó theo tiêu chí coi trẻ như những họa sĩ chuyên nghiệp với những khái niệm chuẩn về kích thước, sáng tối, xa gần … mà đó là những sản phẩm từ góc độ của trẻ, với sự nhận thức về con trâu, về cách nhìn nhận đối tượng cũng như thái độ của trẻ với con vật được vẽ. Cũng như vậy, các khái niệm trong đồng dao được trẻ “vẽ” ra bằng sự quan tâm, tìm hiểu đối tượng một cách hồn nhiên, tự nguyện, có khi sắp xếp, phân loại theo từng loài, từng loại; có khi chỉ nêu một đặc điểm của đối tượng; có khi lại đảo ngược sự vật, hiện tượng làm cho khi được nhìn vào, nó trở nên hài hước, hóm hỉnh. Từ đó, việc hình thành khái niệm, hiểu biết nó đa dạng, phong phú hơn.

Đồng dao đề cập khá nhiều đến lối sống, cách ứng xử giữa người với người, giữa người với môi trường sống xung quanh mình. Điều đó biểu hiện

qua sự chăm sóc của cha mẹ với con cái, sự chịu thương chịu khó làm lụng vất vả nuôi con, sự ngoan ngoãn nghe lời, giúp đỡ cha mẹ của con cái; qua sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Thái độ ứng xử này còn biểu hiện ở việc lên án những con người, những hành động “chướng tai gai mắt”, không phù hợp với lối sống và văn hóa truyền thống của địa phương. Theo thống kê tại huyện Khoái Châu, trong các bài đồng dao trẻ em (sinh từ 1994 đến 2000) thuộc, tổng cộng 3 nội dung về quan hệ gia đình, họ hàng và quan hệ xã hội chiếm khoảng hơn 19%, 2 nội dung về thói hư tật xấu cũng như những điều răn dạy con người chiếm 21%. Tỷ lệ này ở người cao tuổi (trong khoảng từ 65 đến 87 tuổi) là 15% và 15,5%. Các loài động vật và thực vật được đưa vào đồng dao nhiều nhất bởi nó rất gần gũi với thế giới trẻ thơ. Các bài đồng dao theo chủ đề này chủ yếu nêu một số đặc điểm, tác dụng, thậm chí là tính cách của đối tượng theo góc nhìn rất hồn nhiên, thơ ngây nhưng cũng đong đầy tính nhân văn trong đó bởi chính sự gần gũi, quen thuộc của đối tượng đã tạo nên sức nặng trong việc nhìn nhận, đánh giá và cách thức ứng xử đối với chúng. Số liệu thống kê cho thấy nội dung về động, thực vật trẻ thuộc chiếm 18,4% và những người cao tuổi thì tỷ lệ này chiếm tới 18,4%. Đây là tỷ lệ tính theo số lượng bài đồng dao. Thực chất, các bài theo nội dung này thường rất dài, một bài có thể có số lượng câu gấp hàng chục lần các bài có nội dung khác1. Đối với trẻ, mọi vật đều như có tri giác, trẻ có thể giao tiếp với cỏ cây hoa lá, các loài vật và hình dung rất hồn nhiên chân thực đó là những cuộc đối thoại cảm thông, cụ thể. Trẻ biết lấy những vật tượng trưng thay thế cho những vật bị thiếu, biết tự đóng vai này hay vai khác trong thế giới sinh động do chúng tự tạo ra. Việc tiếp nhận đồng dao của trẻ thường rất tự nhiên, thậm chí khá ngẫu nhiên thông qua bạn bè, người lớn, thông qua người này đọc cho

1Xem phần “Hình thức của đồng dao”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa học đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện khoái châu – hưng yên (Trang 53 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w