Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU – HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa học đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện khoái châu – hưng yên (Trang 134 - 158)

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC MÃ SỐ: 60 31 70

PHỤ LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Xuân Kính

HÀ NỘI – 2010

MỘT SỐ TỪ NGỮ TRONG TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Trong quá trình diễn ra các trò chơi, trẻ sử dụng rất nhiều ngôn ngữ mang tính khá chuyên biệt cho đối tượng, động tác, diễn biến cuộc chơi.

Ngoài những từ, cụm từ được giải thích trực tiếp trong luận văn, chúng tôi nêu ra và diễn giải một cách đơn giản nhất một số từ ngữ thường dùng đó theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt.

1. Ăn: thắng, chiếm lĩnh, thu được vật dụng, đồ chơi của đối phương, tóm(túm) được đối phương. Nó sắp ăn mất con cái của mày rồi.

2. Bắt: giống như “ăn”.

3. Bắt cái: một người tự nguyện đứng ra cầm đồ chơi hoặc mấy lá thăm, những người khác nhận lấy một thứ và so sánh theo một quy định nào đó để xác định người đứng đầu, cầm trịch cuộc chơi.

4. Cả làng: tất cả những người tham gia trò chơi đó. Hoà cả làng;

cả làng phải chịu; Dễ làng dễ ta, khó làng khó ta.

5. Cái, quân/con cái: đồ chơi, vật dụng to nhất trong những vật dụng của một trò chơi, một ván chơi; hoặc được dùng chủ đạo trong trò chơi. Một “cái” có thể đổi được nhiều quân(con), có giá trị bằng nhiều quân.

6. Cái, nhà cái: Người tự nhận hoặc được chỉ định hay qua các hình thức bắt thăm, bắt cái để trở thành người đứng đầu cuộc chơi, ván chơi.

7. Chết: Thực hiện sai, làm hỏng, bị bắt… và bị dừng lại, không được chơi tiếp trong ván chơi đó, chuyển sang người khác hoặc đổi vai chơi.

8. Chơi tay đôi (tay ba, tay tư…): chơi hai người (ba người, bốn người…). Tao với mày chơi tay đôi.

9. Con (quân): những đồ chơi, vật dụng nhỏ đều nhau (hoặc gần đều nhau), có giá trị về lượng như nhau và nhỏ hơn cái.

10.Đầu trò: có thể là cái, cũng có thể là người đứng đầu một nhóm, một phe.

11. Đè: hơn, cao hơn, thắng.

12.Đi: thực hiện lượt chơi của mình. Mày đi trước, xong đến tao rồi mới đến thằng An.

13.Khảo cái: tuỳ trò chơi mà có thể tung hứng quân xem ai được nhiều lượt; hoặc ném, đẩy, hất “cái” ra xa, ai xa hơn và đúng quy định thì được đi trước, làm trước.

14.Lượt: thứ tự chơi. Đến lượt; mất lượt.

15.Mất: giống như “chết” nhưng chủ yếu dùng cho hành động chuyển sang người khác chơi.

16.Ván: một quy trình chơi trọn vẹn. Có thể cuộc chơi có nhiều ván liên tiếp. Ván này nó thắng rồi; mày còn nợ 2 cái búng tai ván trước, ván này thêm 3 cái nữa là 5.

17.Xướng: đọc một lệnh hoặc một câu nào đó to lên; hát lên những câu đồng dao. Tất cả chờ nhà cái xướng lên thì cùng chạy đến đó.

18.Uyn (oẳn, oản): Oẳn tù tì, Uyn đơ toa. Bọn mình uyn trước đi?;

hoà rồi, uyn lại.

MỘT SỐ BÀI ĐỒNG DAO SƯU TẦM TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU1 Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, xã Đại Hưng:

1. Bẩm tịch bẩm tang

Bẩm phú bẩm quý bẩm sang mọi nhà Tống Trân bẩm nàng Cúc Hoa

Ông sư bà vãi lên tòa tụng kinh Lòng tôi muốn bẩm người sinh

Con vua thượng đình bẩm chú bán cao Lã Vọng bẩm chốc cầu ao

Đôi chim chào mào bẩm tít trên cây Bà cốt bẩm với ông thầy

Con chim loan phượng bẩm cây ngô đồng

1Tư liệu đồng dao, trò chơi và ảnh do tác giả trực tiếp sưu tầm, thực hiện vào 03 đợt tại huyện Khoái Châu: đợt 1 từ 31/10 đến 01/11/2009; đợt 2 từ 5-6/12/2009 và đợt 3 từ 12-17/2/2010 (Tết Nguyên đán)

Đàn bà bẩm với đàn ông

Con gái chưa chồng bẩm với con giai (trai) Sơn Bá bẩm Chức Anh Đài

Vợ chồng thuyền chài lại bẩm với nhau Miếng giầu (trầu) bẩm với miếng cau Cái tóc trên đầu bẩm xuống ngang chân Vua Hán bẩm với vua Tần

Con nhà kẻ khó bẩm lần từng đôi Mâm thịt bẩm với mâm xôi

Thịt bùi xôi dẻo đẹp đôi người già Cơn nếp bẩm với thịt gà

Một bọc giầu già bẩm với cau khô Nước mắm bẩm với cá rô

Bẩm đi bẩm lại nó khô cành cành Nồi cơm bẩm với nồi canh

Ba bốn củ hành bẩm với thịt thui Khế ngâm bẩm với ốc nhồi

Tuy nước nó xám nhưng mùi nó ngon.

2. Chu chi chu chít Bán mít chợ Đông Bán hồng chợ Tây Bán mây chợ huyện Bán quyến chợ Đào Bán được anh nào Thì xào anh nấy Ù à ù ập.

3. Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về Bắt được con chuối con trê Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn Ngủ ăn không hết

Để dành đến Tết mồng ba Mèo già ăn trộm

Mèo ốm phải đòn Mèo con phải vạ Con quạ đứt đuôi Con ruồi đứt cánh Đòn gánh có mấu Châu chấu có chân Bồ quân có rễ Cây nghể2 có hoa Cây cà có trái Con gái có chồng Đàn ông có vợ Kẻ chợ có vua Trong chùa có bụt Cái bút có ngòi Con voi có quản Cái phản long đanh Anh còn chữa được Cái lược chải đầu Con trâu cày ruộng

2 Nghể: nghệ -biến âm trong quá trình đọc; người diễn xướng còn cố tình nhấn mạnh tiếng này.

Rau muống thả ao Mày tát chuôm tao Tao tát chuôm mày Mày đầy rổ cá Tao đầy rổ tôm Mày bán chợ Hôm Tao bán chợ Dền Mày mở cửa đền Tao mở của vua Mày làm mắm chua Tao làm mắm thính Mày con ông Chính Tao con ông Xã Mày là cái cả Tao là cái hai Mày cầm bồ đài Tao cầm rổ méo Mày kéo tao đi Tao co mày lại.

4. Châu chấu đuổi cái chích chòe Cỏ dày đồng nội cắn què mõm trâu.

5. Bước sang tháng Sáu giá chân Tháng Một nằm trần bức đổ mồ hôi Con chuột kéo cày lồi lồi

Con trâu bốc gạo vào ngồi trong nong Vườn rộng thì thả rau rong

Ao sâu cái cải, cái ngồng làm dưa Một đàn bò tắm đang trưa

Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương Voi kia nằm ở gậm giường

Cóc kia đánh giặc bốn phương nhọc nhằn Chuồn kia thấy cám liền ăn Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua Bao giờ cho đến tháng Ba

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng Hùm nằm cho lợn liếm lông

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi Nắm xôi nuốt trẻ lên mười

Con gà, cốc rượu nuốt người lao đao Lươn nằm cho trúm bò vào

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô Thóc giống cắn chuột trong bồ Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu Chim chích cắn cổ diều hâu Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.

6. …

Có anh bẩy vợ chẳng chê vợ nào Một vợ rửa bát cầu ao

Gặp trận mưa rào chết dúi bụi tre Một vợ thì đi buôn bè

Chẳng may bè thối nó đè xuống sông Một vợ thì đi buôn bông

Gặp cơn cả gió nó bung lên giời (trời)

Một vợ thì đi buôn nồi

Chẳng may nồi méo, một nồi ba vung Một vợ thì đi buôn hồng

Chẳng may hồng thối bán đồng ba trăm Một vợ thì đi buôn chăn

Gặp đống chăn rách ra lăn mà đòi…

Bà Nguyễn Thị Vui, sn 1957, xã Đại Hưng:

7. Trời mưa Quả dưa vẹo vọ Con ốc nằm co Con tôm đánh đáo Con cò kiếm ăn.

8. Ăn một bát cơm Nhớ người cày ruộng Ăn đĩa rau muống Nhớ người đào ao Ăn một quả đào

Nhớ người vun gốc Ăn một con ốc Nhớ người đi mò Sang đò

Nhớ người chèo chống Nằm võng

Nhớ người mắc dây Đứng mát gốc cây Nhớ người trồng trọt.

9. Cái bống đi chợ Cầu Canh Cái tôm đi trước củ hành theo sau Con cua lạch đạch theo hầu

Cá chày rơi xuống vỡ đầu con cua

Cụ bà Đỗ Thị Goòng, 82 tuổi, thị trấn Khoái Châu:

10. Hỡi người quân tải (?) kia ơi Lại đây tôi họa bài cây với chàng Thanh niên vật thủ cây bàng

Cây mai, cây trúc, rõ ràng cây ngâu Cây cau, cây duối, cây dâu

Trong ba cây ấy đâu đâu cũng tìm Trên rừng cây sói, cây sim

Trong ba cây ấy ai tìm làm chi Trên rừng có cây bài vi

Ngày thì dãi nắng đêm thì dầu sương Cây tre mọc ở bên đường

Làm nhà nghỉ mát, đóng giường ngồi chơi Trên rừng, cây quế chàng ơi Để mà làm thuốc cứu người bình dân Kể từ táo, mận, hồng quân

Lan kia làm cảnh ngoài sân mấy (với) hồng Cây ngô, cây lúa ngoài đồng Để cho thiên hạ vợ chồng đủ no Đêm nằm mà nghĩ chả lo

Cây si mọc ở bến đò cũng xinh Gỗ sen gỗ sén làm đình

Trăm trai đổ lại gỗ đinh một màu Cây đa thì để bắc cầu

Cây mít tạc tượng, cây dâu chăn tằm Cây dừa cây thị lâu năm

Ai ơi nhớ lấy kẻo nhầm làm chi Hoa thơm tươi tốt có thì

Lâu ngày tàn mất, huống chi nữa người Cây hoa dâm bụt chàng ơi

Đỏ thì có đỏ, thơm thời không thơm Trên rừng cây giấy, cây sơn

Cây giấy họa mã, cây sơn họa đồ Cây nâu quả chín một giờ

Cây mai ta họa độ thờ ở đây Cây si đứng mãi chốn này

Thiên hạ đóng tráp tiện tay lấy tiền Cây đèn, cây nến, tối đến thắp lên Thiên hạ nhớ gọi là tên tứ thời Cây chè khe núi mọc lên

Hái nụ nấu nước, gọi tên chè Tàu Chè Tàu, thuốc lá thơm lâu

Ai ai cũng chuộng chè Tàu làm vui Dễ chồng ai cắt mà chơi

Thử lòng vàng đá sánh đôi với chồng Suy ra cũng chẳng ai nhầm

Nào ai có chuộng cây dâm làm gì Cây cam, cây quýt ai bì

Giồng cây ăn quả ai bì giống chay Su hào nó ở bên Tây

Nó sang rẽ nước bên này mới ưa Đêm nằm lác đác sa sương Ai ngồi mà kể cho tường các cây Khoai lang vốn nó dòng dây

Giồng ngọn ăn gốc, gọi cây mía đào Bây giờ biết nghĩ làm sao

Giồng xoan ai biết xoan đào, xoan tơ?

Còn không để chúng tôi chờ Biết cây mai thọ, biết chờ đợi ai Trên rừng thứ nhất trăm trai

Thứ nhì mãi thọ kém ai trên đời Bài cây tôi đã họa rồi…

11. Phụ đồng phụ chổi Thôi nổi mà lên

Ba bề bốn bên Đồng lên cho chóng

Thoạt vào cửa đóng then cài Cách sông cách ao

Cách ba lần rào Mở vào cho được Ông chổi đi trước Bà chổi đi sau

Hàng giầu (trầu) hàng cau Là cô con gái

Hàng bánh hàng trái Là đồ quạ tha

Hàng hương hàng hoa Là đồ cúng phật.

12. Ở đây đất đỏ như nâu

Thì tôi mới cất một câu huê tình Chùa nào Bụt chả dám sinh

Hoa thơm mà chả bén cành mà đeo.

Hòn đá là hòn đá đeo

Đá đãi lòng khách, đá trèo đồng cân Mượn đá cho nặng đồng cân

Đá lay lên núi, đá vần lên non Sơn chấm mực, mực lại chấm con

Những người như thế chồng con kém người.

Cụ bà Nguyễn Thị Định, 85 tuổi, thị trấn Khoái Châu:

13. … cò trắng, cò hương

Ba cò dãi nắng dầu sương đêm ngày Cò lửa thì nấp bóng cây

Khoe mình là tốt, là hay mọi mùi Anh cuốc ngậm ngậm ngùi ngùi Tu hành lo lắng nhảy ngay lên chà Bồ nông cà mỏ chua ngoa

Lênh đênh mặt nước thế mà hiển vinh Kìa như sơn thủy hữu tình

Gắt như tu hú ai khinh nỗi gì Bìm bịp rủ rỉ rù rì

Bắt gà như chớp ai thì chẳng ưa Anh mòng có tính say sưa

Móng cùi tốt dáng mà dơ cả đời Kìa như anh nhạn ăn chơi

Trong Nam ngoài Bắc lắm nơi mặn mà Bồ các có tính gian tà

Thấy ai giồng (trồng) đỗ thì sà xuống ngay Chích chòe vốn học xưa nay

Khó giàu tại phận xưa nay học hành Kìa như con chim vàng anh

Ăn no tắm mát đỗ cành quế chi Kìa như con chim gầm ghì

Ba chín miếng một nào thì sợ ai.

Cụ bà Nguyễn Thị Bấm, sn 1937, xã Hồng Tiến:

14. Thằng Cuội ngồi gốc cây đa Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời ông Văn Ông Văn mà lấy bà Văn

Đẻ ra con rắn thằn lằn cụt đuôi Ông Văn bảo để mà nuôi

Bà Văn đập chết đem vùi bếp gio (tro) Ông Văn bảo để mà kho

Bà Văn đập chết đem cho láng giềng.

Cụ bà Phùng Thị Thự, 85 tuổi, thị trấn Khoái Châu:

15. …

Lại đây tôi họa bài giời (trời) cho nghe Bài giời có nắng có mưa

Có rồng lấy nước, có chùa nàng Tiên Trên giời có cửa Phật tiền

Có dây Tần, Tấn (?) xe duyên vợ chồng Trên giời có cái cầu vồng

Lại có mống mọc đằng đông chờ chờ Trên giời có cái bàn cờ

Có ngục quỷ sứ, có chùa thiên lôi Trên trời có sấm mình ơi

Có sấm có chớp, có người trần mong Trên giờ có vua Thần Nông

Có thuyền chở mã, có sông Ngân Hà Trên giời có ông Sáu Ba

để ta lấy mình

Trên giời có sao thất tinh

Thì ta mới biết rằng mình ở đây Trên giời có đông có tây

Có nam, có bắc, có dây tơ hồng.

Bài giời ta họa đã xong…

PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1: ĐỒNG DAO (Dành cho trẻ)

Họ và tên: ………

Sinh năm: ………

Địa chỉ: ...………...

………..………

1. Em biết bao nhiêu bài đồng dao? …………

2. Em thuộc hết bao nhiêu bài đồng dao? Viết một bài đồng dao đơn giản, có thể ít người biết mà em được nghe ông, bà, bố mẹ, người già đọc lại (vào phần cuối của phiếu)………..

3. Em thuộc một phần (vài ba câu) bao nhiêu bài đồng dao? …………..

4. Đánh dấu (x) phù hợp vào các gợi ý sau:

Em biết, thuộc các bài đồng dao đó là do:

- Ông bà dạy - Bố mẹ dạy

- Thầy cô dạy trên lớp

- Anh, chị, em hướng dẫn cho - Thông qua các trò chơi với bạn bè - Học qua sách vở

- Khác: ……….

5. Có bao nhiêu bài đồng dao em biết nói về:

- Người dân lao động sản xuất …………

- Kinh nghiệm lao động sản xuất …………..

- Quan hệ gia đình, họ hàng ………

- Quan hệ xã hội ……….

- Trò chơi của trẻ em ………

- Các loài động vật ……….

- Các loài thực vật ………..

- Thói hư tật xấu của con người ………

- Những điều răn dạy con người ………..

- Khác: ………

6. Đánh dấu (x) phù hợp vào các gợi ý sau:

Em thường đọc đồng dao:

- một mình - với bạn bè

- trong khi chơi trò chơi - ở nhà

- ở trường

- môi trường khác (sân kho, đường làng …)

PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2: TRÒ CHƠI DÂN GIAN (Dành cho trẻ)

Họ và tên: ………

Sinh năm: ………

Địa chỉ: ...………...

………..………

1. Em hãy kể tên các trò chơi dân gian mà em đã từng trực tiếp tham gia?

………

………

………

………

…………

2. Em hãy kể tên các trò chơi dân gian mà em được nghe ông, bà, bố, mẹ kể lại và xem các bạn chơi? Hãy tả chi tiết một trò chơi đơn giản, độc đáo, có thể bây giờ không còn ai chơi nữa hoặc ít người chơi (vào cuối phiếu)

………

………

………

………

…………

3. Với những trò chơi dân gian, em thích chơi như thế nào:

- Chạy nhảy, vận động nhiều - Hoạt động nhẹ nhàng, khéo léo - Không sử dụng đồ dùng, vật dụng gì - Sử dụng các đồ dùng, vật dụng

- Có các bài hát đồng dao phụ họa cho trò chơi

- Làm đồ chơi

- Các trò chơi cần suy nghĩ, tính toán

- Khác: ……….

4. Trong những hình thức chơi sau, em thích loại nào nhất:

- Chơi một mình - Chơi hai người

- Chơi với một nhóm ít bạn - Càng đông người chơi càng tốt 5. Em thường chơi các trò chơi dân gian:

- Ở nhà

- Ngoài ngõ xóm, đường làng - Ngoài đồng

- Sân đình - Bờ đê - Ở trường

- Khác: ………

PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 3: ĐỒNG DAO (Dành cho người lớn, cao tuổi) Họ và tên: ………

Sinh năm/tuổi: ………

Địa chỉ: ...………...

………..………

1. Ông/Bà thuộc hết bao nhiêu bài đồng dao? Xin ông/bà viết (hoặc đọc) một bài đồng dao đơn giản, có thể ít người biết (vào phần cuối của phiếu)………

2. Theo trí nhớ của mình, ông/bà thuộc một phần (vài câu) bao nhiêu bài đồng dao? …………

3. Hồi còn nhỏ, ông/bà thường đọc, thường biết tới các bài đồng dao nói về:

- Người dân lao động sản xuất …………

- Kinh nghiệm lao động sản xuất …………..

- Quan hệ gia đình, họ hàng ………

- Quan hệ xã hội ……….

- Trò chơi của trẻ em ………

- Các loài động vật ……….

- Các loài thực vật ………..

- Thói hư tật xấu của con người ………

- Những điều răn dạy con người ………..

- Khác: ………

4. Ông/bà có cảm nhận gì khi đồng dao dần bị lãng quên?

………

………

………

………

…………

5. Theo ông/bà, để duy trì, gìn giữ các bài đồng dao thì nên giữ những bài đồng dao có nội dung như thế nào? ông/bà sẽ làm gì để gìn giữ chúng?

………

………

………

………

…………

6. Ông/Bà thường đọc đồng dao:

- một mình - với bạn bè

- trong khi chơi trò chơi - ở nhà

- ở trường

- môi trường khác (sân kho, đường làng …)

PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 4: TRÒ CHƠI DÂN GIAN (Dành cho người lớn, cao tuổi)

Họ và tên: ………

Sinh năm/tuổi: ………

Địa chỉ: ...………...

………..………

1. Ông/bà kể tên các trò chơi dân gian mà hồi nhỏ ông/bà đã từng trực tiếp tham gia?

………

………

………

………

…………

2. Ông/bà kể tên các trò chơi dân gian mà hồi nhỏ ông/bà không chơi nhưng xem các bạn bè, người xung quanh chơi hoặc nghe kể lại? Xin ông/bà tả chi tiết một trò chơi đơn giản, độc đáo, có thể bây giờ không còn ai chơi nữa hoặc ít người chơi (vào cuối phiếu)

………

………

………

………

…………

3. Với những trò chơi dân gian, hồi nhỏ ông/bà thích chơi như thế nào:

- Chạy nhảy, vận động nhiều - Hoạt động nhẹ nhàng, khéo léo - Không sử dụng đồ dùng, vật dụng gì

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa học đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện khoái châu – hưng yên (Trang 134 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w