Ý nghĩa của trò chơi dân gian

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa học đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện khoái châu – hưng yên (Trang 115 - 122)

3.4.1. Giá trị của trò chơi dân gian trong văn hóa truyền thống

Giá trị là một khái niệm để chỉ ý nghĩa tốt đẹp, có ích của các sự vật, hiện tượng vật chất và tinh thần, mà mỗi cá nhân hoặc cộng đồng người quan tâm tin tưởng và làm theo, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay lợi ích nhất định. Giá trị tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào cá nhân người này hay người khác. Song, mỗi giá trị chỉ được nhận diện thông qua cách đánh giá của các chủ thể và thể hiện tính có ích trong hiện thực cuộc sống. Thành thử không phải lúc nào cũng đánh giá được rạch ròi tính tiến bộ hoặc không tiến bộ của giá trị, trong một số trường hợp phải thừa nhận nét “trung tính” của nó, nhất là với văn hóa nghệ thuật dân gian.

Đối với các trò chơi dân gian, trong một góc độ nào đó, giá trị của nó cũng hiện hữu ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh khác nhau.

Thứ nhất là giá trị lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử phát triển xã hội khác nhau, các trò chơi lại thể hiện khác nhau; biểu hiện ở môi trường, hình thức chơi, vật dụng của trò chơi và loại trò chơi. Điều đặc biệt là ý thức chơi của người tham gia cũng khác nhau. Từ trước đây hàng thế kỷ, Khoái Châu là

vùng đất chiêm trũng, quanh năm bị bão lụt đe dọa, cơ sở hạ tầng khá thô sơ, thấp kém. Bên cạnh đó, lối sống làng xã có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến người dân. Từ đó, sở thích, cách chơi… khác nhau nhiều so với những năm gần đây là thời kỳ xã hội có chuyển biến nhiều về chính trị, xã hội, kinh tế.

Một vài thống kê của hai thế hệ tương đối cách xa nhau ở huyện Khoái Châu sẽ cho chúng ta thấy điều này.

-Người cao tuổi (sinh trong khoảng từ năm 1915 đến 1945): 50 người.

Nội dung câu hỏi Tổng cộng Thống kê 3. Hồi nhỏ ông/bà thích chơi như thế nào:

- Chạy nhảy, vận động nhiều 36 72.0%

- Hoạt động nhẹ nhàng, khéo léo 25 50.0%

- Không sử dụng đồ dùng, vật dụng gì 16 32.0%

- Sử dụng các đồ dùng, vật dụng 28 56.0%

- Có các bài hát đồng dao phụ họa 3 6.0%

- Làm đồ chơi 6 12.0%

- Các trò chơi cần suy nghĩ, tính toán 14 28.0%

- Khác: 14 28.0%

4. Hình thức chơi phổ biến là:

- Chơi một mình 25 50.0%

- Chơi hai người 18 36.0%

- Chơi với một nhóm ít bạn 36 72.0%

- Càng đông người chơi càng tốt 4 8.0%

5. Thường chơi và xem người khác chơi :

- Ở nhà 25 50.0%

- Ngoài ngõ xóm, đường làng 36 72.0%

- Ngoài đồng 20 40.0%

- Sân đình 20 40.0%

- Bờ đê 14 28.0%

- Ở trường 16 32.0%

- Khác: 4 8.0%

- Thiếu niên nhi đồng (sinh trong khoảng từ 1994 đến 2000): 175 trẻ.

Nội dung câu hỏi Tổng cộng Thống kê 3. Với những trò chơi dân gian, em thích

chơi như thế nào:

- Chạy nhảy, vận động nhiều 52 29.7%

- Hoạt động nhẹ nhàng, khéo léo 68 38.9%

- Không sử dụng đồ dùng, vật dụng gì 11 6.3%

- Sử dụng các đồ dùng, vật dụng 29 16.6%

- Có đồng dao phụ họa cho trò chơi 69 39.4%

- Làm đồ chơi 25 14.3%

- Các trò chơi cần suy nghĩ, tính toán 42 24.0%

- Khác: …… 4 2.3%

4. Em thích loại nào nhất:

- Chơi một mình 1 0.6%

- Chơi hai người 10 5.7%

- Chơi với một nhóm ít bạn 37 21.1%

- Càng đông người chơi càng tốt 130 74.3%

5. Em thường chơi các trò chơi dân gian:

- Ở nhà 54 30.9%

- Ngoài ngõ xóm, đường làng 45 25.7%

- Ngoài đồng 20 11.4%

- Sân đình 31 17.7%

- Bờ đê 14 8.0%

- Ở trường 118 67.4%

- Khác: ……… 3 1.7%

Từ đó cho thấy, trước đây trẻ thường thích chơi vận động, chạy nhảy nhiều hơn (72%); môi trường chơi chủ yếu là đường làng, ngõ xóm (60%) và

trẻ thường chơi với một vài người (72%). Trong khi đó, các thế hệ sau có vẻ cởi mở hơn, thông thoáng hơn nhưng lại ít hoạt động tay chân hơn bởi có lẽ do xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập, do nền khoa học tiên tiến đã hỗ trợ rất nhiều trong công nghệ giải trí. Cùng chung nội dung khảo sát, ở lớp thiếu niên nhi đồng ngày nay chỉ có 29,7% trẻ là thích chơi các trò vận động, chạy nhảy nhiều; 67,4% chơi ở trường và đa số trẻ thích chơi càng đông người càng tốt (74,3%).

Thứ hai là giá trị nhân văn của trò chơi dân gian. Giá trị nhân văn chính là sự tôn trọng, yêu mến, thương cảm con người, thừa nhận quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do phát triển của cá nhân và cộng đồng trong các trò chơi dân gian.

Việc lựa chọn bạn chơi biểu hiện sự bình đẳng khá cao. Trẻ thường tìm đến các bạn “bằng vai phải lứa” để cùng chơi và xưng hô cũng thật hòa đồng, giản dị bằng ngôn từ rất dân gian là “mày” và “tao”. Trong khi tham gia chơi, trẻ rất tự nguyện phục tùng nguyên tắc, quy luật của trò chơi mà mỗi khi ai đó có biểu hiện láu cá, ăn gian thì thường bị khiển trách bằng những phản ứng thẳng thắn nhưng vô cùng vô tư, nhẹ nhàng, thậm chí còn hài hước như

“Ê.ê…đồ ăn gian”, “Lêu..lêu…” v.v… và chỉ bị nhận những “hình phạt” như phải làm lại hay mất lượt mà thôi; cực kì hiếm khi trẻ bị “tẩy chay” không cho chơi tiếp.

Vai trò của từng cá nhân tham gia chơi cũng được phát huy một cách tối đa. Đã tham gia chơi, ai cũng là những nhân vật chính, không thể thiếu, không hề bị tách rời cuộc chơi. Bởi nhiều trò chơi có nhiều người thì thắng thua sẽ có đổi vai, đổi vị trí. Mỗi cá thể làm thành một tập thể mạnh mẽ; mỗi tập thể lại có vai trò cá nhân được thể hiện ở từng động tác, từng ván chơi, tạo thành một tổng thể hài hòa, nhất quán và sinh động.

Giá trị thẩm mỹ của trò chơi dân gian cũng được khẳng định rõ nét trong nét đẹp chung của văn hóa dân gian. Hình ảnh những cánh diều chao lượn trên cánh đồng lúa bát ngát, trên những con đê ngoằn ngoèo, hình ảnh cậu bé chăn trâu thổi sáo… đã thấm đậm vào ký ức người dân từng sinh ra và lớn lên ở vùng quê châu thổ. Những sản phẩm đồ chơi con trẻ rải rác đâu đó quanh nhà, ngoài sân hay đường làng… là công sức, là sáng tạo của một thế giới trẻ thơ trong sáng, vô tư mà thật cần cù, chịu khó, ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Giá trị thẩm mỹ ở đây còn được ghi nhận như chính nét đẹp của tâm hồn của người chơi, ở ý thức và thái độ của người chơi đối với chính bản thân mình, với cộng đồng và môi trường sống xung quanh mình.

Trò chơi dân gian thực sự đã góp phần biểu hiện cái chân-thiện-mỹ trong một không gian văn hóa tổng hòa nơi đây; nó như một phần không thể thiếu trong toàn cảnh đời sống tinh thần của con người, tác động và chịu ảnh hưởng theo xu thế phát triển chung của xã hội.

3.4.2. Trò chơi dân gian đối với việc giáo dục con trẻ

Nói đến giáo dục là nói đến sự tác động tích cực đến đối tượng, giúp cho họ nhận thức, chiếm lĩnh và tác động trở lại, tạo nên mối quan hệ tương tác và cùng phát triển. Đối với trẻ, việc giáo dục thông qua trò chơi là một trong những phương pháp thật nhẹ nhàng mà hiệu quả bởi nó phù hợp với tâm sinh lí của trẻ mà ở đó, việc học mà chơi, chơi mà học là cần thiết. Mỗi trò chơi lại có những tác dụng không chỉ ở một mặt đến trẻ mà có thể thúc đẩy trẻ ở một số khía cạnh nhất định. Ví dụ như trong một trò chơi có thể tốt cho sức khỏe, đồng thời rèn luyện kỹ năng nhanh nhạy, khéo léo hay có thói quen tính toán, kiên trì khi giải quyết vấn đề.

Thứ nhất là giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và quan hệ xã hội. Thông qua trò chơi, vô hình chung trẻ đã cảm nhận được sự hài hòa, cân đối của sự vật, hiện tượng. Quy trình của một ván chơi thường rất chặt chẽ, có cấu trúc tổng thể một cách logic. Bắt đầu cuộc chơi có thể là kết thúc của một quy trình khác (Thí dụ như Oản tù tì trước khi chơi, rút thăm, khảo cái…). Mở đầu đến cuối cuộc chơi là sự nối tiếp liên hoàn, có thể lặp lại động tác mà thay đối tượng hoặc có thể đối tượng vẫn vậy mà thay đổi động tác. Rất nhiều trò chơi theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đồ dùng đồ chơi luôn hỗ trợ tích cực cho mỗi động tác, mỗi chuyển động của tình tiết cuộc chơi. Chẳng phải vô cớ mà các đồ “phế thải” như hòn sỏi, viên gạch vụn hay mẩu tre, bẹ chuối lại được trẻ tận dụng mà làm đồ chơi và khi đã được dùng, chúng trở nên thật sống động, lung linh và đẹp đẽ, trở nên ấn tượng khó phai nhòa trong tâm trí con người cho đến mãi về sau của cuộc đời. Thông qua trò chơi, trẻ còn nhận thức được cái đẹp ở cách ứng xử, thái độ giữa con người với nhau và ý thức với môi trường sống xung quanh mình.

Thứ hai là giáo dục nhận thức, phát triển tư duy tích cực ở trẻ. Trong khi tham gia trò chơi, trẻ luôn phải suy nghĩ, cân nhắc và đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Có thể là các vấn đề đó nối tiếp liên hoàn và phải phản ứng rất nhanh, có thể là cần phải tư duy một cách thận trọng mà giải quyết một cách bình tĩnh tùy theo trò chơi. Ví dụ như trò chơi “Ô ăn quan”, trẻ phải tính toán, cân nhắc các nước đi của mình lúc đó và các nước đi tiếp theo cho có lợi cho mình mà làm sao lại có thể gây khó khăn cho đối phương ở những nước đi tiếp theo. Khi tham gia chơi trò này, trẻ sẽ luyện cho mình kỹ năng tính toán không những một nước mà còn dự báo cho những gì xảy ra tiếp theo, bên cạnh đó là tư duy về chiến lược, chiến thuật để đối phó với các tình huống mà đối phương đặt ra cho mình trong suốt ván chơi. Trò “Đánh chuyền” như trên đã nói, nó giúp cho trẻ không những cần có phản xạ tay,

mắt rất nhanh mà còn tính toán cũng cần phải rất nhanh mới kịp các động tác và chính xác số lượng que chuyền phù hợp với bàn chuyền đang chơi. Trong một số trò chơi, việc chia người, chia nhóm hay lúc kết thúc ván phải so sánh số lượng quân, đồ vật với phía bên kia cũng giúp trẻ làm quen rất nhanh với các con tính đơn giản như cộng, trừ, phép so sánh hơn, kém, hơn nhất, ít nhất… Trẻ tiếp cận với các đồ dùng, vật dụng, đồ chơi hàng ngày mà như là một sự ngẫu nhiên, trẻ có thể hiểu được bản chất của chúng như đất sét với đất thịt khác nhau về màu sắc, độ dẻo, tầng đất sét sâu hơn đất thịt. Khi đẽo quay, việc lựa chọn kỹ lưỡng loại cây, chọn khúc nào, độ nào là hợp lý… đều dựa trên sự hiểu biết của bản thân, những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy từ những người đi trước để lại. Thông qua trò chơi Đọ lá, trẻ có thể nhận biết, phân biệt cấu trúc, đặc điểm riêng của khá nhiều loại lá cây, hoa quả. Với cây tre vô cùng quen thuộc, không cần phải đưa vào những bài học tuyên truyền hay triết lý, trẻ cũng có thể hiểu rất rõ cấu tạo, sự phát triển của nó cũng như tác dụng của tre trong đời sống sinh hoạt, lao động của con người cũng như là công cụ cho nhiều trò chơi của trẻ. Trò chơi dân gian trẻ em mang đầy tính sáng tạo: Từ một trò chơi, trẻ thường không chịu tuân thủ luật chơi một cách cứng nhắc mà áp dụng khá linh hoạt cụ thể vào từng thời điểm chơi, hoàn cảnh chơi khác nhau cho phù hợp. Những thay đổi đó thường được trẻ chấp nhận với quan điểm “dễ làng dễ ta, khó làng khó ta” một cách rất thoải mái, tự nguyện. Trong quá trình chơi, trẻ cũng luôn có những sáng tạo, ứng đối linh hoạt giúp cho cuộc chơi thêm phần kịch tính, hấp dẫn. Ngoài ra, tính sáng tạo bộc lộ một cách rõ ràng, nổi trội hơn ở việc tạo ra những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc giải trí của trẻ từ những nguyên vật liệu tưởng chừng như vô tri vô giác, thậm chí như những phế liệu, rác thải. Điều này đã làm cho trò chơi dân gian tăng thêm ý nghĩa và giá trị trong vai trò phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.

Trò chơi dân gian góp phần giúp trẻ phát triển thể lực. Có thể nói, trò chơi dân gian là một trong những thế mạnh để giúp trẻ phát triển thể chất bởi có rất nhiều trò chơi vận động, từ các trò chơi vận động nhẹ nhàng, khéo léo giúp trẻ rèn luyện các cơ nhỏ, khớp xương cho đến các trò chơi cần có sức mạnh tổng thể mới có thể tham gia và chiến thắng. Chơi “Ù”, hít/thổi kèn đòng đòng… giúp trẻ có thể luyện cho hơi thở được điều hòa, hệ hô hấp phát triển. Các trò chơi như bắt con cổng cộng, quay tay tre, làm các đồ chơi…

giúp trẻ tăng cường hoạt động của các ngón tay làm cho tay linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn. Các trò chơi như đánh vòng, thả đỉa ba ba, rồng rắn lên mây, nhảy dây, đạp ngựa… giúp trẻ rèn luyện đôi chân dẻo dai hơn bởi khi tham gia các trò này, trẻ luôn phải vận động, chạy nhảy, thậm chí có lúc phải chạy rất nhanh để có thể đuổi bắt hoặc tránh bị đối phương bắt.

Bên cạnh đó, các trò chơi còn giúp trẻ rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại và bản lĩnh để có thể thực hiện mỗi động tác, mỗi cử chỉ một cách hợp lý.

Đồng thời, sự ứng xử của trẻ cũng được bộc lộ thông qua các hành động như nhường nhịn việc đi trước, đi sau, thậm chí còn nhường cả phần thắng cho nhau. Không lạ gì khi mà chứng kiến cảnh trẻ bị thua “mếu máo” và bên được đưa trả “chiến lợi phẩm” cho bạn hoặc cười đùa, nói tếu táo trêu an ủi bạn;

cách đối xử giữa bạn chơi với nhau thật vô tư, trong sáng, “chơi” với đúng nghĩa là giải trí, vui vẻ, thoải mái mà không hà hiếp, vụ lợi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa học đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện khoái châu – hưng yên (Trang 115 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w