1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường học tập
1.3.1. Động lực của người học
Trước đây các nhà nghiên cứu trên thế giới khi tìm hiểu về quá trình học ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ thường đi sâu tìm hiểu về phương pháp học tập của người học, các nhà ngôn ngữ thông qua điều tra và phát hiện ra rằng một người học ngoại ngữ thành công đều phải có phương pháp học tập hiệu quả, vì vậy mà rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới trong quá trình nghiên cứu đa phần đều chú trọng vào phương pháp học ngoại ngữ của người học (learner strategies), ví dụ trên thế giới có: Rubbin, 1975; Stern, 1975; Chamot, 1987; Oxford, 1990.
Thời gian gần đây do nhu cầu của xã hội nên ngoại ngữ đã trở thành một công cụ không thể thiếu đối với các quốc gia trên thế giới, vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đã có những khám phá và phát hiện mới về những yếu tố liên quan đến sự thành công và thất bại trong việc học ngoại ngữ. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, ngoài trình độ về trí lực của học sinh ra, còn tồn tại nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, ví dụ như tuổi tác, giới tính, môi trường học tập, thái độ học tập,
①北京语言大学对外汉语研究中心(2009) 《不同语言环境下的汉语教学探索:第五届对外汉语国际 学术研论会论文集 》[M]。外语教学与研究出版社。
② H.Hstem (1999)Fundamentaln Concepts of Language Teaching [M] 。山海:上海外语教育出版社。
động cơ học tập, tình cảm của người học…. Trong đó động lực học tập là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Garden (1995) cho rằng thái độ học tập và động lực học tập quyết định mức độ tích cực chú tâm của người học vào học ngôn ngữ, độc lực học tập có tác dụng quan trọng trong việc quyết định tính kiên trì và sự tinh thông trong việc học ngôn ngữ của người học. Theo lý luận của Gardner và Lamber (1972), động cơ học tập được phân làm 2 loại: Động lực tích hợp và động lực công cụ. Động lực tích hợp chỉ người học vì muốn được ra nhập vào quần thể ngôn ngữ dân tộc nào đó nên mới học ngôn ngữ đó, thì động lực học tập đó gọi là động lực tích hợp. Còn động lực công cụ chỉ người học vì mục đích thực tế cần phải sử dụng mà học, ví dụ vì công việc tương lai, vì muốn nâng cao địa vị xã hội hoặc đạt được yêu cầu của nhà trường.
Arnold và Brown thì lại chia động cơ học tập thành động cơ bên ngoài và động cơ bên trong. Hy vọng nhận được giải thưởng, mong muốn tránh được khiển trách được hình thành ở động cơ bên ngoài, đây là một lọai năng lực tồn tại ngoài hoạt động học tập; Động cơ bên trong là sự hiếu kỳ và hứng thú được tồn tại bên trong người học khiến người học không ngừng học tập. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng động cơ bên ngoài và động cơ bên trong đều có lợi đối với việc học ngoại ngữ, nhưng động cơ bên trong tồn tại lâu dài hơn và có tác dụng lớn hơn để thúc đẩy việc học ngoại ngữ.①
Động lực học tập chủ yếu xuất phát từ hai nhân tố là tự tại và ngoại tại.
Skehan (1998) giới thiệu bốn phát sinh của động lực học tập: 1) Giả thiết sẵn có --- Hứng thú học tập trời sinh của người học; 2) Giả thiết kết quả---Khích lệ học tập thành công; 3) Giả thiết nguyên nhân nội tại--- Người học tự mang đến động lực học tập nhất định nào đó; 4) Giả thiết ―Cà rốt thêm gậy‖ ---Khích lệ và ảnh hưởng của bên ngoài.
Những năm gần đây ―Giả thiết kết quả‖ chính là thành công của người học được kích thích bởi động lực học tập đã ngày càng nhận được sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Shehan (1998) cho rằng, một trong những nguyên nhân nâng cao động lực học tập chính là thành tích học tập tốt, động lực học tập trái lại trở thành kết quả của học tập, mà không phải là nguyên nhân của học tập. Một số nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng kết quả của người học ảnh hưởng rất lớn đến động lực học tập của họ.
① ALNOLDJ, BROWNH D.A map of the terrain [M]//ARNOLD J.Affect in Language Learning. Cambridge:
Cambridge Universi-ty Pres, 1999.
Ellis (1994) cho rằng quan hệ giữa động lực học tập và thành tích học tập là sự tác động qua lại.
Trong học tập ngôn ngữ ―Cố hữu giả thiết‖ cũng vô cùng quan trọng, có giá trị ứng dụng quan trọng trong dạy học, chức trách của giáo viên là khiến cho sinh viên được chìm đắm trong các hoạt động dạy học lý thú, từ đó kích thích động lực học tập của sinh viên. Dựa vào môi trường học tập và mục đích hoc tập không giống nhau, giáo viên có thể thông qua sử dụng phương pháp dạy học, tài liệu học tập, các hoạt động dạy học thích hợp và sức hút của bản thân giáo viên để kích thích và nâng cao sự húng thú học tập của người học, vận dụng tối đa động lực học tập để có thể thu được hiệu quả học tập tốt nhất.
Có nhiều nguyên nhân để học ngoại ngữ, ví dụ: Thi để lấy bằng cấp, tìm việc, do nhu cầu của công việc, có hứng thú với văn hóa, kỹ thuật khoa học của quốc gia đó, bản thân có hứng thú với ngôn ngữ đó. Từ góc độ tâm lý học, học ngoại ngữ có 2 nguyên nhân: 1) Vì sự kích thích vật chất của tầng ngoài, ví dụ như văn bằng, công việc tốt, lương cao…2) Vì sự kích thích phi vật chất của tầng sâu, ví dụ: hứng thú, nâng cao tri thức… Văn Thu Phương học giả Trung Quốc gọi nguyên nhân thứ nhất là động lực bề ngoài (surface motive), nguyên nhân thứ 2 là động lực bề sâu ( deep motive). Người mà có động lực bề sâu thường rất nhiệt tình với việc học tập ngoại ngữ, thông thường thì nội dung và nhu cầu của họ đối với việc học ngoại ngữ không phải thi lấy bằng là mấu chốt mà là mục đích của họ là nắm và vận dụng ngoại ngữ, tìm mọi cách để nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ.
So sánh với động lực bề sâu thì động lực bề mặt không được lâu dài như động lực bề sâu, bởi vì sự kích thích của tầng mặt có giới hạn nhất định, ví dụ sau khi lấy được bằng cấp, tìm được công việc, tất cả các mục đích đó không còn tác dụng, còn sự kích thích phi vật chất của bề sâu thông thường không có giới hạn, ví dụ việc nâng cao kiến thức thì không có đích, vì vậy người học chỉ dựa vào động lực bề mặt để học tập thường đạt được điều kiện vật chất bên ngoài làm mục tiêu cuối cùng, đối với việc học ngoại ngữ không có yêu cầu quá cao, ví dụ chỉ vì muốn thi được cấp 4 mà học tiếng Trung Quốc, bình thường học tập không thật sự nỗ lực, đến khi thi mới vội vàng học, chỉ cần thi đỗ thì viêc học tiếng Trung Quốc cũng kết thúc, thiếu tinh thần chủ động học tập, tính ỳ cao, chỉ cần thi đỗ thì học sẽ không bỏ thời gian ra để học. Rõ ràng người học có động lực bề sâu khi học ngoại ngữ sẽ tiến bộ nhanh hơn người học chỉ dựa vào động lực bề mặt.
Từ kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới có thể thấy động lực ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập, người học có động cơ mạnh thì học tập sẽ hiệu quả hơn người học có động lực thấp.