Môi trường ngôn ngữ hay còn gọi là môi trường tiếng đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Theo Kenton ―Nếu muốn dạy ngoại ngữ thành công, chương trình học của nhà trường cần phải tạo cơ hội để người học được sử dụng ngôn ngữ chân thực‖ ①. Từ quan điểm của Kenton có thể thấy môi trường lý tưởng nhất đối với người học ngoại ngữ đó là được học trong môi trường bản ngữ, được tiếp xúc với người dân bản địa, thường xuyên giao lưu và tiếp xúc với ngôn ngữ đó và phải có động cơ học tập rõ ràng, để có thể giao tiếp và đáp ứng được với yêu cầu giao tiếp trong môi trường đó. Người học cũng có cơ hội sử dụng ngôn ngữ mình đang học, kiểm tra và đánh giá khả năng và sự tiến bộ của chính mình. Ngoài ra, người học còn liên tục nhận được sự giúp đỡ của những người bản ngữ sống xung quanh, bắt chước cách nói của họ và đôi khi được người bản ngữ sửa lỗi nếu như sử dụng ngôn ngữ chưa chuẩn xác.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội và điều kiện để ra nước ngoài học ngoại ngữ. Phần lớn, những người học ngoại ngữ đều bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ này tại nước mình. Những người học ngoại ngữ tại nước mình thường không có được động cơ mạnh mẽ và cũng không được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ như những người học ngôn ngữ trong môi trường mà ngôn ngữ đó được sử dụng thường xuyên như tiếng mẹ đẻ. Để bù lại sự thiếu hụt này, các cơ sở đào tạo trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang nỗ lực tạo dựng môi trường ngôn ngữ cho người học ngay tại nước mình. Để xây dựng và thiết lập môi trường ngôn ngữ thì bắt buộc phải có những điều kiện cơ bản sau đây:
1. Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng môi trường tiếng. Vấn đề đầu tư cơ sở vật chất cũng tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng cơ sở đào tạo. Ví dụ như: phòng LAB, phòng internet…; xây dựng các thư viện có đầy đủ các loại sách báo, tạp chí, tài liệu ngoại ngữ, mua sắm trang thiết bị hiện đại để người học có điều kiện
① 肯.古德曼,者译/李连珠 (2007)《全语言的“全”全在哪里》,南京师范大学出版社.
tiếp xúc với ngôn ngữ bản địa. Khai thác tốt các trang thiết bị này sẽ góp phần quan trọng trong vấn đề xây dựng môi trường tiếng.
2. Tố chất giáo viên: Ngoài ra tố chất của giáo viên cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc thiết lập môi trường ngoại ngữ. Trong quá trình dạy ngoại ngữ, giáo viên là người tổ chức xây dựng môi trường tiếng cho người học thực hành. Yêu cầu này phải gần giống với môi trường ngôn ngữ tự nhiên trong đó giáo viên phải là đối tượng trực tiếp để người học mô phỏng.
Chính vì vậy, mỗi giáo viên cần có: Kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng ngôn ngữ tốt; Khả năng tổ chức lớp dạy học và khả năng thực hành giáo dục;
Tác phong tu dưỡng và tính cách khiêm nhường, hòa nhã; Kiến thức ngôn ngữ hiện đại và mang tính hệ thống; Kiến thức giáo học pháp học ngoại ngữ.
3. Hệ thống giáo trình: Hệ thống giáo trình cần phải thậ sự sát và phù hợp với phương pháp giảng dạy nhằm kích thích hứng thú cho người học.
4. Phương pháp giảng dạy và phương thức kiểm tra đánh giá: Để học tập hiệu quả, giáo viên cần lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả đồng thời kết hợp với các điều kiện khác như cách thức kiểm tra đánh giá, như vậy mới có thể tạo ra môi trường học tập phù hợp và hứng thú cho sinh viên. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo và không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá.
5. Mô hình lớp học và phương tiện học tập: Mô hình lớp học hiệu quả nhất cho học ngoại ngữ tại Việt Nam là từ 20-25 sinh viên/ lớp, nếu được phối hợp các phương tiện học tập như video, powerpoint và các thiết bị hỗ trợ khác sẽ thật sự phát huy tốt khả năng tiếp thu kiến thức của người học.
6. Các hoạt động ngoại khóa: Các hoạt động ngoại khoá chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển kiến thức và kỹ năng cho người học, tạo ra sự cân bằng hài hoà giữa việc học và chơi.
Để có thể tạo cho người học một môi trường học tập hiệu quả, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra, thông quá đó nhận thấy môi trường học tập vô cùng cần thiết đối với sinh viên. Môi trường này cần có sự kết hợp giữa môi trường học tập trong nhà trường và môi trường học tập ngoài lớp học, môi trường này được thể hiện thông qua sơ đồ dưới đây:
Hình 2.37: Mô hình học tập tiếng Trung Quốc
2.3.2. Nguyên tắc cải tiến và thiết lập môi trường học tập tiếng Trung Quốc
Muốn thiết lập và cải tiến môi trường học tập tiếng Hán có hiệu quả phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. Học giả Trung Quốc Từ Oánh (2016) bàn về các mô hình dạy học tiếng Hán đối ngoại đã chỉ ra 2 nguyên tắc cơ bản, đó là: Kiên trì kết hợp dạy ngôn ngữ với dạy văn hóa; Kiên trì đối chiếu với tiếng mẹ đẻ của người học trong quá trình dạy. Học giả Vương Đức Hồng (2009) trong bài viết về thiết kế các hoạt động trong giảng dạy tiếng Anh cũng đề ra một số nguyên tắc sau: Giáo viên nên thiết kế để lấy các hoạt động làm trung tâm trong quá trình học; Đồng thời cũng cần căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh; Giúp học sinh khắc phục khó khăn, đề cao năng lực của học sinh; Tạo cho học sinh có hứng thú nói chuyện.
Trịnh Lôi (2011) khi bàn về nguyên tắc thiết lập môi trường đã đưa ra 2 nguyên tắc đó là: Nguyên tắc thứ nhất là dạy theo năng khiếu, theo trình độ của sinh viên. Nguyên tắc này yêu cầu cần chú ý đến bối cảnh gia đình, năng lực của sinh viên, sự khác biệt bối cảnh ngôn ngữ, bối cảnh văn hóa, đồng thời khi thiết lập môi trường học tập giáo viên còn cần phải chú ý đến đặc điểm riêng và đặc điểm chung của sinh viên, như vậy mới phát huy được hết năng lực của sinh viên. Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc vận dụng tổng hợp, nguyên tắc này phải xuất phát từ hai
phương diện đó là phương pháp dạy học tiếng Hán đối ngoại và mục đích của tiếng Hán đối ngoại.
Từ quan điểm trên có thể thấy để thiết lập một môi trường học tập hiệu quả thì cần phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, trong nghiên cứu này tác giả đặc biệt nhấn mạnh việc thiết lập môi trường căn cứ vào ba yếu tố, đó là: Người dạy, người học và yếu tố liên quan khác.
1. Người dạy: Mục đích đào tạo, phương pháp giảng dạy và cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá, cách thức tổ chức lớp học, năng lực tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân, khả năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, khả năng nghiên cứu khoa học.
2. Người học: Ý thức, thái độ học tập, năng lực nhận thức đối với việc học tập của người học.
3. Yếu tố liên quan: Giáo trình, ngân hàng đề thi, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập.