3.4. Giải pháp trong việc tổ chức và thiết kế các hoạt động ngoại khóa
3.4.6. Kiến nghị và đề xuất
3.4.6.1. Kiến nghị và đề xuất trong việc lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung cho hoạt động ngoại khóa
(1) Lựa chọn chủ đề hoạt động ngoại khóa phải phù hợp
Mỗi một tiết học của giờ học chính khóa luôn được triển khai xoay quay nội dung kiến thức, có tiêu đề rõ ràng và mục tiêu học tập cụ thể, đây cũng là một phần trong nhiệm vụ dạy học. Hoạt động ngoại khóa tuy không phải là chương trình học nhưng nó cũng phải có mục đích hoặc là được triển khai theo một chủ đề nào đó, vì vậy hoạt động ngoại khóa nhất định phải có chủ đề rõ ràng, lựa chọn được chủ đề hay thì hoạt động đó coi như đã thành công một nửa. Hoạt động ngoại khóa linh hoạt hơn hoạt động giảng dạy chính khóa vì vậy mà khi chọn chủ đề cũng cần phù
hợp với kiến thức của sinh viên, lôi cuốn và hấp dẫn được sinh viên để sinh viên tích cực tham gia và giáo viên cũng cần xác định xem nội dung có khả thi, có thể thực hiện được hay không, có bị hạn chế bởi các nguyên nhân như trình độ của sinh viên, môi trường hay hạn chế nào đó hay không. Đây là điều rất quan trọng bởi nếu chủ đề hay nhưng bị hạn chế về một mặt nào đó sẽ khó có thể thành công.
(2) Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa phải cụ thể
Khi nghiên cứu các hình thức hoạt động ngoại khóa, trong quá trình xác định mục tiêu của hoạt động còn cần phải chú ý đến đặc điểm của hoạt động ngoại khóa, đồng thời xác định xem hoạt động đó là chính thức hay phi chính thức. ―Hội đồng quốc giá của Mỹ cho rằng hình thức học tập khoa học phi chính thức có 6 loại kết quả học tập, nói một cách khác hình thức học tập phi chính thức có 6 mục tiêu học tập lớn:
(1) Phát triển hứng thú đối với khoa học; (2) Hiểu biết về kiến thức khoa học; (3) Tham gia vào lý luận khoa học; (4) Nhìn nhận về năng lực khoa học; (5) Sử dụng ngôn ngữ và công cụ khoa học; (6) Phát triển sự nhận thức của bản thân người học về khoa học‖①. Các trường học chính quy thông thường đều dùng phương pháp phân loại của Benjamin Samuel Bloom, phương pháp này phân mục tiêu của chương trình dạy học thành 3 vĩ độ, gồm: Mục tiêu kiến thức, mục tiêu năng lực và mục tiêu tình cảm.② Hứa Tĩnh Á cho rằng có thể căn cứ nội dung của hoạt động và thêm mục tiêu hành vi để khảo sát hành vi của người tham gia, đồng thời ông đã tiến hành quy thành 6 loại kết quả học tập: Sự hiểu biết về khoa học được quy thành mục tiêu kiến thức;
mục tiêu năng lực xuất phát từ việc sử dụng công cụ và ngôn ngữ khoa học để mô tả về phương diện phán đoán một cách khoa học; mục tiêu hành vi thì chủ yếu từ sự biến hóa hành vi để đi miêu tả và suy xét. Từ những nghiên cứu trên có thể thấy khi thiết kế hoạt động cần căn cứ nội dung của hoạt động và phải miêu tả về mục tiêu thực hiện thoạt động một cách cụ thể.
(3) Nội dung hoạt động ngoại khóa phải hấp dẫn
Việc lựa chọn nội dung các hoạt động ngoại khóa là một khâu quan trọng trong thiết kế hoạt động. Đầu tiên muốn tìm hiểu về hoạt động ngoại khóa thì cần phải lấy hoạt động ngoại khóa làm phương tiện để truyền đạt kiến thức, hoạt động ngoại khóa không có kế hoạch cụ thể, không có giáo trình giống như chương trình học chính khóa trên lớp, mà nội dung của hoạt động được giáo viên căn cứ tình hình, căn cứ thời điểm và căn cứ tính chất của hoạt động để lựa chọn, sau đó mới tiến
① 赵健 . 美国国家研究理事会研究报告 (2015)《非正式环境的科学学习:人、场所与活动》[ J ], 科
学教育与博物馆。
② 李小龙 (2013)《基于化学主题的综合实践活动设计研究》D. 安徽师范大学硕士学位论文。
hành thiết kế hoạt động, giáo viên có thể kết hợp các kiến thức khoa học liên quan như lợi dụng internet, báo chí và các nguồn dữ liệu khác để lấy chủ đề và lấy mục tiêu cho hoạt động. Căn cứ vào dữ liệu đã chọn tiến hành gia công và thiết kế hoạt động. Nội dung lựa chọn cần phải phát huy được khả năng tư duy của sinh viên, căn cứ vào tư liệu thu thập được tiến hành thiết kế để sao cho kiến thức được sử dụng trong hoạt động phải cao hơn trình độ hiện tại của sinh viên để sinh viên tham gia hoạt động sẽ đạt được một lượng kiến thức nhất định. Nếu sinh viên có hứng thú với kiến thức đó sinh viên sẽ cảm thấy việc học tập rất nhẹ nhàng và có thể nắm được kiến thức một cách nhanh chóng. Vì vậy trong quá trình thiết kế hoạt động, lựa chọn nội dung kiến thức là vô cùng quan trọng, cần phải chú ý sử dụng nhiều nguồn dữ liệu và phải chú ý đến độ khó của kiến thức và sự hấp dẫn của hoạt động.
3.4.6.2. Kiến nghị và đề xuất trong cách thức thiết kế các hoạt động ngoại khóa Cần phải sát chủ đề: Hoạt động ngoại khóa cần phải xoay quanh chủ đề để triển khai, vì vậy khi thiết kế hoạt động, nội dung của hoạt động phải sát với chủ đề, nội dung và vấn đề đưa ra cần liên quan đến chủ đề, nhưng cũng không nhất thiết là chỉ hạn chế trong khung của chủ đề, mà cần có sự linh hoạt, trong trường hợp thích hợp cần có sự phát triển.
Cần phải có tính khám phá: Trong quá trình thiết kế hoạt động, giáo viên cần phải kích thích được sự hứng thú và sự say mê tìm hiểu của sinh viên. Để sinh viên thể hiện được sự tự chủ của bản thân trong hoạt động, tự bản thân đi tìm hiểu và khám phá.
Cần phải có tính linh hoạt: Tuy rằng sự tìm tòi học hỏi có những dạng thức nhất định, nhưng hoạt động ngoại khóa là môn học nằm ngoài chương trình học , nên nó đòi hỏi phải có tính linh hoạt. Trong quá trình thiết kế, giáo viên cần suy nghĩ kĩ xem hoạt động có chỗ nào không thể triển khai hoặc có thể nảy sinh những vấn đề không có trong kế hoạch, nếu gặp trường hợp ngoài kế hoạch thì không nên cố yêu cầu sinh viên phải tuân thủ kế hoạch trước đó, mà giáo viên cần phải linh hoạt. Việc thiết kế hoạt động ngoại khóa cần có sự phối hợp nhịp nhàng của ―khám phá‖ và ―ngoại khóa‖ 2 yếu tố, không những đảm đảm quá trình khám phá hoạt động diễn ra thuận lợi mà còn cần phải đảm bảo sự linh hoạt của hoạt động.
Cần phải có tính hợp tác: Trong quá trình hoạt động, sinh vên không phải chỉ hoạt động đơn lẻ mà là có sự tương tác, hợp tác để hoàn thành và tiếp thu kiến thức. Vì vậy người chơi phải có tính đồng đội và tương tác qua lại với nhau, như vậy hoạt động mới có hiệu quả.
Cần phải đa dạng: Hoạt động ngoại khóa cần phải có tính đa dạng, thiết kế hoạt động cần phải thể hiện được đặc điểm của hoạt động, tư liệu cũng cần phải đa dạng. Sinh viên có thể căn cứ vào sở thích, thói quen của bản thân để lựa chọn hoạt động. Trong qua trình hợp tác giáo viên và sinh viên cũng cần có sự thoải mái để giao lưu, có thể là thoải mái về không gian và thời gian, để sinh viên có đầy đủ thời gian và không gian để chuẩn bị và tham gia hoạt động.
Cần phải chú trọng đến kiến thức, trình độ, sở thích của sinh viên và xã hội:
Khi triển khai hoạt động ngoại khóa, nội dung hoạt động phải có sự gắn kết với kiến thức, kiến thức của chủ để phải có mối liên hệ với việc thiết kế hoạt động ngoại khóa. Khi thiết kế mỗi một hoạt động ngoại khóa liên quan đến phần kiến thức nào đó thì yêu cầu cũng sẽ khác nhau. Tất cả các loại kiến thức đều phải thông qua tìm tòi, nghiên cứu mới có thể đạt được. Ví dụ, hoạt động liên quan đến nhân vật trong sự kiện và lịch sử thì không thể triển khai bằng hình thức tìm tòi nghiên cứu mà phải hướng dẫn sinh viên tìm tài liệu để nắm bắt, thông qua kiến thức nắm được trong quá trình tìm hiểu, tiến hành thiết kế vấn đề để kích thích và dẫn dắt sinh viên.
Vì vậy các hoạt động liên quan đến tri thức thường có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế hoạt động, những vấn đề nóng của xã hội được mọi người quan tâm nên cũng sẽ dễ kích thích trí tò mò của sinh viên, như vậy sinh viên sẽ cảm nhận được tác dụng của hoạt động. Ngoài ra tất cả các hoạt động đều cần chú ý đến các yếu tố liên quan đến sinh viên, bao gồm trình độ hiện tại, nhận thức và sở thích của mỗi sinh viên.
Cần phải có sự đánh giá về kết quả: Đánh giá và nhận xét kết quả là khâu quan trọng của hoạt động, có thể đánh giá từ ba phương diện:
- Đánh giá lẫn nhau: Hoạt động ngoại khóa không giống môn học chính quy, hoạt động ngoại khóa tương đối linh hoạt cho nên việc đánh giá qua lại cũng cần linh hoạt, đa dạng. Khi hoạt động kết thúc cần đánh giá từng đối tượng tham gia, người tham gia có thể là giáo viên, học sinh, đánh giá giữa các nhóm, đánh giá giữa các thành viên.
- Đánh giá nội dung: Nội dung về kiến thức khoa học: Có thể thông qua chủ đề để để khảo sát xem sinh viên có nắm được các kiến thức thông qua hoạt động hay không.
Đánh giá về năng lực: Có thể khảo sát năng lực quan sát của sinh viên, khả năng thu thập và tìm kiếm tài liệu, thông tin, đánh giá về tinh thần và năng lực thực thi các nhiệm vụ trong quá trình thực hiện các bước. Đánh giá về thái độ, biểu hiện:
Có thể đánh giá về tính tích cực, sự nhiệt tình và sự hứng thú của sinh viên. Đánh
giá về hành vi: Có thể khảo sát các hành vi trước và sau khi tham gia hoạt động xem có gì thay đổi hay không, có thể để sinh viên tự đánh giá về bản thân.
- Phương thức đánh giá: Mục đích của hoạt động ngoại khóa là kích thích sự hứng thú cho sinh viên trong học tập, có thể dùng nhiều phương pháp đánh giá như: Sinh viên tự đánh giá, giáo viên hướng dẫn đánh giá, sinh viên tự đánh giá lẫn nhau, các nhóm đánh giá…
3.4.6.3. Kiến nghị và đề xuất trong việc vận dụng các mô hình vào hoạt động ngoại khóa
(1) Kết cấu cơ bản của mô hình hoạt động ngoại khóa
Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa là làm sao cho hoạt động đó phải chân thực, củng cố kiến thức cũ và phát triển kiến thức mới để có thể nâng cao trình độ tiếng Trung Quốc cho sinh viên. Nhiệm vụ có rõ ràng hay không đều phải nhờ vào sự tỉ mỉ, cẩn thận của giáo viên hướng dẫn. Khi thiết kế ra hoạt động ngoại khóa giáo viên hướng dẫn cần thiết kế ra các nhiệm vụ tương đồng với nội dung giảng dạy trên lớp. Kết cấu mô hình nhiệm vụ hoạt động ngoại khóa có thể được thể hiện như sau:
Hình 3.17. Mô hình hoạt động ngoại khóa
Từ sơ đồ trên có thể thấy hoạt động ngoại khóa là một mô hình với vòng tròn lớn mà tất cả các nhiệm vụ của nó đều xuất phát từ những kiến thức đã học trên lớp và khi hoạt động ngoại khóa triển khai ra thì tất cả các bước của nó đều nhằm hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên để sinh viên có thể nắm chắc các kiến thức trên lớp học. Tất cả các bước trong mô hình có sự tuần hoàn nhưng đều được chi phối qua lại và mục đích cuối cùng vẫn là trợ giúp và bổ sung kiến thức cho việc học tập của sinh viên đạt kết quả tốt hơn.
(2) Ứng dụng mô hình nhiệm vụ dạy học vào hoạt động ngoại khóa
Tìm hiểu về hoạt động ngoại khóa, đầu tiên cần phải xác định rõ đối tượng, căn cứ vào môi trường học tập, chúng ta có thể chia người học thành 2 loại: Người học trong môi trường ngôn ngữ đích và người học trong môi trường phi ngôn ngữ đích. Người học trong môi trường ngôn ngữ đích có ưu thế nhất định tức là môi trường ngôn ngữ tự nhiên.
Lưu Ngọc (2007) cho rằng: ―Muốn phát huy được thói quen tiếp nhận tự nhiên, điều quan trọng là phải biết lợi dụng triệt để môi trường ngôn ngữ‖①. Trong môi trường phi ngôn ngữ tiếp nhận ngôn ngữ thứ 2 tương đối phức tạp. Krashen (1979) cho rằng ―mô hình giám sát ngôn ngữ‖ có 2 cách để phát triển ngôn ngữ thứ hai: Một là ―tiếp nhận ngôn ngữ‖, chỉ trẻ con học tiếng mẹ đẻ, trong môi trường tự nhiên tiếp nhận ngôn ngữ một cách vô thức. Hai là ―Học ngôn ngữ‖, chỉ trong môi trường lớp học sinh viên tiếp nhận ngôn ngữ một cách có ý thức. Krashen còn cho rằng chỉ khi ở trong môi trường ngôn ngữ và khu ngôn ngữ tự nhiên mới có thể học tốt ngoại ngữ. Trong môi trường phi ngôn ngữ đích, thiếu môi trường ngôn ngữ tự nhiên là vấn đề mà chúng ta phải đối mặt. Vì vậy, dạy học trên lớp nhận được sự quan tâm đầy đủ, nên đã hình thành hiện tượng ỷ lại một cách thái quá vào dạy học trên lớp. Căn cứ vào nghiên cứu của Vương Khắc Nhiên (2011), dạy học trên lớp trong môi trường phi tiếng Hán có hạn chế nhất định, bao gồm thiết kế bài học không được hoàn thiện, thiếu tố chất chuyên nghiệp, thay đổi giáo viên giảng dạy liên tục và thiếu giáo trình. Có thể thấy, chỉ dựa vào nội dụng trên lớp để tiếp thu ngôn ngữ thứ hai là không thể đủ. Vì vậy đối với sinh viên trong môi trường phi ngôn ngữ đích cần phải mở các loại hoạt động ngoại khóa để bổ sung sự thiếu sót cho hoạt động trên lớp.
Căn cứ nghiên cứu của Trần Hiểu Hoa (2007) thì ưu thế của ngôn ngữ đích bao gồm:
Tính tiện lợi: Trong môi trường này có nguồn tại liệu dồi dào, sinh viên bất cứ lúc nào cũng có thể tiếp nhận tri thức.
Tính chân thực: Môi trường đích có môi trường ngôn ngữ tự nhiên phong phú, sinh viên có cơ hội ―tiếp nhận‖ và ―thực hành‖ mọi lúc mọi nơi, khiến cho sinh viên dần dần cảm thụ được ngôn ngữ và có lợi cho việc nâng cao biểu đạt ngôn ngữ.
① 刘洵《语言学习理论的研究与对外汉语教学》[J]. 语言文字应用,1993。
Tính mới mẻ: Môi trường ngôn ngữ đích cung cấp môi trường chân thực, khiến sinh viên có cơ hội thu nhận thông tin mới, có lợi cho việc kích thích sự húng thú của sinh viên đối với việc học tiếng Hán.
Tính đa biến: Môi trường đích có nhiều địa điểm và ngữ cảnh khác nhau nên trong bất kỳ ngữ cảnh nào thì sinh viên cũng đều có thể dễ dàng dùng loại tình huống của ngữ cảnh đó để giao tiếp, như vậy rất có lợi cho việc bồi dưỡng năng lực ngữ dụng, năng lực xã giao và năng lực ứng biến của sinh viên;
Tính phản xạ: Môi trường đích cung cấp đối tượng giao tiếp chân thực, tức là được giao tiếp với người bản địa là người Trung Quốc. Sinh viên khi lên lớp thường cảm thấy lo lắng, có thể nghe hiểu nhưng không dám nói. Nhưng ngoài giờ học sinh viên có thể giao lưu với người Trung Quốc mọi lúc mọi nơi và trong mọi ngữ cảnh, như vậy rất có lợi cho việc giúp sinh viên thu nhận tin tức từ nhiều hướng khác nhau.
Thích ứng văn hóa: Môi trường ngôn ngữ ngữ đích mang đậm đà bản sắc văn hóa của ngôn ngữ đích, có lợi cho sinh viên hiểu về văn hóa, nâng cao sự hiểu biết của sinh viên đối với ngôn ngữ đích.①
Đối diện với vấn đề thiếu hụt môi trường ngôn ngữ tự nhiên, giáo viên không thể đơn giản chỉ đi thiết kế các hoạt động ngoại khóa thông thường mà cần phải thiết kế các hoạt động với những mục tiêu rõ ràng, cụ thể để hoạt động trở thành những hoạt động thực tiễn đối với người học. Đối với sinh viên học trong môi trường phi ngôn ngữ, cần thiết kế các hoạt động vận dụng năng lực ngôn ngữ, có nhiệm vụ rõ ràng, hoạt động ngoại khóa càng có mục tiêu rõ ràng thì càng phát huy được năng lực ngôn ngữ cho sinh viên.
(3) Mô hình hoạt động ngoại khóa của Viktor:
Viktor (2011) đã phân hoạt động ngoại khóa làm 5 loại②:
Hoạt động ngoại khóa hỗ trợ cho việc giảng dạy trên lớp học: Hoạt động ngoại khóa theo tổ, nhóm: Nhóm ngôn ngữ Hán và văn hóa, văn nghệ gồm góc Hán ngữ, câu lạc bộ Hán ngữ, đọc thơ, viết văn, thi hùng biện, nhóm biên tập báo, biểu diễn tiết mục, thơ ca, kịch…Hoạt động tập thể: Báo cáo chuyên đề, hội nghị, dạ hội, lễ hội truyền thống, thi kiến thức tiếng Hán, thư pháp, thi viết văn…Hoạt động theo nhóm nhỏ 3 người.
① 陈晓桦《目的语环境中有效课外汉语学习研究》{J}, 云南师范大学学报(对外汉语教学与研究版),
2007。
②Kyriliuk Viktor 《对外汉语课外活动的种类及设计》[D].河北师范大学,2011。