Kết quả khảo sát đối với sinh viên

Một phần của tài liệu CẢI TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC NGOẠI NGỮ THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH HÀN NGỮ (Trang 150 - 156)

4.3. Kết quả thử nghiệm đối với website

4.3.1. Kết quả khảo sát đối với sinh viên

4.3.1.1.Ý kiến về hình thức của trang website

Câu 7: Theo bạn giao diện của website có phù hợp không?

Hình 4.11. Biểu đồ đánh giá về giao diện của trang web

Qua một tuần hoạt động thử nghiệm, 391 sinh viên (83.5%) cho rằng giao diện của trang web phù hợp; 43 sinh viên (9.2%) cho rằng rất phù hợp và còn lại là ý kiến khác.

Câu 8: Theo bạn trang web thiết kế như vậy có dễ dàng tìm kiếm và xem được các thông tin thông qua trang chủ hay không?

Hình 4.12. Biểu đồ đánh giá về thiết kế và tính tiện dụng

Về thiết kế của website 319 sinh viên (chiếm 68.5%) đều nhận định thiết kế của website tương đối dễ dàng tìm kiếm để có thể xem được các thông tin thông qua trang chủ; 84 sinh viên (18%) cho rằng rất dễ dàng để tìm kiếm thông tin; 37 sinh viên (7.9%) cho rằng cần phải điều chỉnh lại và số còn lại là ý kiến khác.

Câu 9: Theo bạn giao diện trang chủ và các trang con có sinh động, đẹp mắt dễ nắm bắt thông tin hay không?

Hình 4.13. Biểu đồ đánh giá về sự sinh đông, đẹp mắt của trang web

Có đến 339 sinh viên (chiếm 72.6%) cho rằng trang web tương đối sinh động, đẹp mắt; 60 sinh viên (12.8%) cho rằng rất sinh động, đẹp mặt, số khác cho rằng cần phải điều chỉnh lại và số ít sinh viên chiếm 1.7% tổng số sinh viên cho rằng trang web không sinh động, đẹp mắt.

4.3.1.2.Ý kiến về nội dung của trang web

Câu 10: Theo bạn cấu trúc của website được thiết lập như vậy đã bao gồm đầy đủ nội dung và thông tin để phục vụ cho việc học tập của sinh viên hay chưa?

Hình 4.14.Biều đồ đánh giá về nội dung thông tin của trang web

Qua biểu đồ trên có thể thấy 246 sinh viên (52.5%) cho rằng nội dung thông tin đầy đủ; 158 sinh viên (33.7%) cho rằng nội dung cần phải bổ sung; 37 sinh viên (7.9%) cho rằng chưa đầy đủ và có ý kiến cho rằng ngoài những nội dung liên quan

đến các bài học trên lớp thì nên có thêm những mảng mở rộng, nội dung đa dạng hơn, hướng tới áp dụng vào thực tế nhiều hơn để sinh viên có cái nhìn, những kiến thức bao quát, thự tế hơn để không bị giới hạn vào trường lớp học.

Câu 11: Theo bạn trang web cần phải điều chỉnh hay bổ sung mục nào?

Hình 4.15. Biểu đồ lấy ý kiến về nội dung cần điều chỉnh, bổ sung

Thông qua biểu đồ trên có thể thấy tất cả các phần sinh viên đều mong muốn điều chỉnh và bổ sung thêm kiến thức, đặc biệt là mục HSK.

4.3.1.3. Ý kiến về hiệu quả sử dụng của trang web

Về tính hiệu quả của trang web đối với việc học tập của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 3 câu hỏi dưới đây:

Câu 12: Theo bạn trang web này có cần thiết cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung không?

Hình 4.16. Biểu đồ đánh giá về mức độ cần thiết của trang web đối với sinh viên Từ biểu đồ trên có thể nhận thấy có đến 265 sinh viên (56.5%) cho rằng trang web rất cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Trung; 138 sinh viên

(29.4%) cho rằng trang web vô cùng hữu ích, chỉ có 11.9% cho rằng không thật sự cần thiết và 1.9% cho rằng không cần thiết.

Câu 13: Theo bạn trang web có giúp ích gì cho việc học tập của bạn hay không?

Hình 4.17. Biểu đồ đánh giá về tính hữu ích của trang web đối với việc học tập của sinh viên Từ biểu đồ có thể dễ dàng nhận thấy 319 sinh viên (68.8%) cho rằng trang web tương đối hữu ích đối với việc học tập của bản thân; 123 sinh viên (26.5%) cho rằng rất hữu ích và còn lại là các ý kiến khác.

Câu 14: Theo bạn phần nào trên trang web hữu ích đối với sinh viên nhất?

Hình 4.18. Biểu đồ đánh giá về sự hữu ích của các phần trên website

Theo biểu đồ trên có thể nhận thấy sinh viên rất hứng thú với các phần HSK, phần về kiến thức tiếng Hán, Văn hóa Trung Quốc, tài nguyên học tập và có đến 158 sinh viên (34.1%) cho rằng tất cả các phần trên đều rất hữu ích đối với việc học tập của bản thân.

Câu 15: Theo bạn website có tiện ích gì hơn so với những trang web chuyên về tiếng Trung khác?

Hình 4.19. Biểu đồ lấy ý kiến của người dùng về tính tiện ích của website so với những trang web chuyên về tiếng Trung khác.

Ý kiến trên về tiện ích của website được thiết kế với 7 đáp án, theo khảo sát có thể thấy sinh viên trả lời về tiện ích so với những trang web thông thường có rất nhiều ý kiến khác nhau, 166 (36.2 %) người dùng đều cho rằng website đầy đủ thông tin, tiết kiệm thời gian tìm kiếm, tra cứu; 186 (40.5%) sinh viên cho rằng dễ xem, dễ hiểu; 53 (11.3%) sinh viên cho rằng website sinh động, đẹp mắt, cuốn hút người xem; 149 (32.5%) sinh viên cho rằng có thể dễ dàng nắm bắt thông tin của sinh viên; 166 (36.2%) cho rằng có thể hỗ trợ được cho việc học tập; 97 (21.1%) sinh viên cho rằng thông tin sát với nhu cầu học tập; 90 sinh viên (19.6%) cho rằng nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp, hữu ích.

Câuc 16: Đánh giá chung của người dùng về trang web.

Hình 4.20. Biểu đồ đánh giá của người dùng về trang web

Điều này có thể thấy trang web đã nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý của sinh viên, đa phần đều có nhận định chung về trang web là trang web có tác dụng hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm và nắm bắt thông tin chiếm 55.1%; có tác dụng hỗ trợ sinh viên trong việc bổ sung kiến thức chiếm 48.6%; có tác dụng nâng cao hứng thú của sinh viên đối với việc tự học chiếm 32.1%; có tác dụng cho việc tự học chiếm 36%.

4.3.1.4. Ý kiến để hoàn thiện trang web

Ở phần này chỉ có một bộ phận nhỏ người dùng là sinh viên đưa ra ý kiến đề xuất là nên bổ sung phần ngữ pháp, cần có nhiều đề thi HSK hơn nữa, trang web nên đăng tải bài giảng, cần nhiều bài về tài nguyên hơn....Căn cứ vào nhu cầu thực tế và trong quá trình chạy thử nghiệm thông qua khảo sát nhóm nghiên cứu thấy rằng sinh viên khá hứng thú với trang web và có đến 260 (57.1%) rất muốn tham gia vào ban biên tập đề thu thập thông tin viết bài; 91 (20%) sinh viên rất hứng thú và đã để lại số điện thoại, email để mong muốn được tham gia vào việc biên tập làm cộng tác viên cho website.

Câu 17. Bạn có hứng thú tham gia vào ban biên tập để thu thập thông tin, viết bài và ghi hình làm phát thanh viên cho trang web hay không?

Hình 4.21. Biểu đồ khảo sát về việc hứng thú tham gia làm cộng tác viên cho website

Một phần của tài liệu CẢI TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC NGOẠI NGỮ THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH HÀN NGỮ (Trang 150 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)