3.2. Giải pháp trong việc thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá
3.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá tại Khoa Ngoại ngữ
Căn cứ niên giám 2018 của Khoa Ngoại ngữ, kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí:
- Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng kí học vào đầu mỗi học kỳ (gọi là số lượng học tập đăng kí)
- Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.
- Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học.
- Điểm chung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.
Chương trình đào tạo ngoại ngữ được tiến hành kiểm tra đánh giá dưới các hình thức như đánh giá học phần, kiểm tra và đánh giá thông qua kì thi cuối kỳ, cuối khóa, thực tập cuối khóa, khóa luận tốt nghiệp.
① Nguyễn Công Khanh (2016) ―Kiểm tra đánh giá trong giáo dục‖, NXB Đại học sư phạm.
Điểm hạn chế của khâu kiểm tra đánh giá sinh viên tại Khoa Ngoại ngữ hiện nay là giáo viên chưa xác định được rõ mục tiêu đánh giá: Đánh giá để làm gì? tại sao phải đánh giá? đánh giá nhằm thúc đẩy, hình thành khả năng gì ở sinh viên? Công tác kiểm tra đánh giá tại Khoa Ngoại ngữ chủ yếu có những đặc điểm và hạn chế như sau:
Đánh giá chưa thường xuyên: Mục tiêu của đánh giá trước tiên là vì sự tiến bộ của sinh viên, giúp sinh viên biết được khả năng của chính mình trên con đường chinh phục kiến thức. Đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, trong suốt quá trình học tập của sinh viên để giúp sinh viên phát triển, nâng cao năng lực của mình, giúp sinh viên nhận ra chỗ thiếu và điểm yếu của mình để giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động dạy và học. Hiện nay Khoa Ngoại ngữ mới chỉ tập trung đánh giá vào kết quả học tập để xếp loại sinh viên, chỉ là kiểm tra sự ghi nhớ, làm bài theo các kiểu, dạng mà giáo viên đưa ra nên không phát huy được sự nỗ lực của người học.
Đánh giá chưa có sự phản hồi của sinh viên: Giáo viên chỉ đánh giá chấm điểm nhưng không có sự phản hồi của sinh viên, thông thường giáo viên chỉ phê sai hay yêu cầu sinh viên phải làm lại chứ chưa có sự hướng dẫn tận tình và giải thích rõ cho sinh viên biết mình sai ở đâu, sai thế nào.
Phương pháp đánh giá còn hạn chế: Phần lớn giáo viên sử dụng các phương pháp truyền thống như viết luận, kiểm tra 60 phút, kiểm tra 90 phút, kiểm tra 120 phút và sử dụng các dạng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, những dạng câu hỏi này được giáo viên thiết kế thông qua các dạng bài mẫu và kinh nghiệm của bản thân chứ thực chất giáo viên cũng không rõ mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì của sinh viên. Đa phần giáo viên chưa hiểu được mục tiêu đánh giá, cho rằng đánh giá là cho sinh viên điểm, để lấy kết quả của môn học đó nên đa phần là dễ dãi và cho điểm chưa thật sự chính xác.
Với hình thức kiểm tra, đánh giá hiện nay, sinh viên thường bị áp đặt. Sinh viên không được lựa chọn và chủ động trong bài kiểm tra, đa phần các bài kiểm tra tiếng Trung là thi trắc nghiệm, điền từ, phán đoán đúng sai, viết đoạn văn.... Cách kiểm tra - đánh giá cũng chủ yếu dựa vào các bài học, từ ngữ mà sinh viên được học trên sách vở và không được tiếp xúc với người bản địa, không có môi trường học tiếng nên khi các em được trực tiếp gặp gỡ và nói chuyện với người nước ngoài thường phản xạ kém và khó có thể giao tiếp trôi chảy, thậm chí nghe không hiểu những gì người nước ngoài đang nói hoặc chính người bản xứ cũng không hiểu các em đang nói gì vì sinh viên chưa từng được giao tiếp với người nước ngoài nên
không thể có cách phát âm giống họ được dẫn đến tình trạng hai bên không thể giao tiếp. Sinh viên chủ yếu chỉ dùng từ trong sách vở nên những từ lưu hành trong khẩu ngữ cũng không nắm được cách dùng.
Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong khâu kiểm tra đánh giá: Đa phần giáo viên bắt trước các đề thi theo mẫu chứ không nắm được mục tiêu của việc đánh giá, không hiểu việc đánh giá đó là nhằm kiểm tra kiến thức hay kỹ năng gì, giáo viên cũng không được tập huấn về quy trình, phương pháp thiết kế đề thi và cũng không được học tập bồi dưỡng về kỹ năng ra đề nên chưa biết cách xây dựng các đề kiểm tra, đề thi theo quy định.
Phương pháp kiểm tra đánh chưa đáp ứng được môi trường làm việc thực tế:
Chuyên ngành tiếng Trung yêu cầu sinh viên sau khi tốt nghiệp phải biết vận dụng những gì đã học vào trong cuộc sống thực tế và sinh viên thường phải trải qua quá trình học các môn thực hành tiếng như: nghe, nói, đọc, viết sau đó mới học tiếp những môn liên quan đến chuyên ngành như dịch, ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, phương pháp giảng dạy, văn hóa, đất nước học...Thực tế cho thấy phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn chưa đủ năng lực để làm việc vì trong khi ngồi trên ghế nhà trường sinh viên chủ yếu được kiểm tra, đánh giá bằng giấy bút chứ không được trải qua môi trường làm việc và thực hành thực tế cho nên sau khi tốt nghiệp sinh viên rất lúng túng trong công việc, các kĩ năng cơ bản trong 4 -5 năm đại học đã được trau dồi nhưng không biết cách vận dụng và phản xạ tương đối kém.
Phương pháp kiểm tra đánh giá cũ, chưa bao quát được hết kiến thức đã học: Thực tế phương pháp kiểm tra đánh giá môn tiếng Trung hiện nay ở các trường đại học tại Việt Nam nói chung và Khoa ngoại ngữ nói riêng chủ yếu là vấn đáp và làm bài kiểm tra trên giấy với hai hình thức là trắc nghiệm và tự luân. Các hình thức thi và kiểm tra chưa thật sự phong phú, phạm vi bài giới hạn quá hẹp so với kiến thức sinh viên được học, do đó dẫn tới tình trạng sinh viên học tủ, học lệch, học đối phó.
Phương pháp kiểm tra đánh giá trùng lặp, thiếu sáng tạo, chưa đồng nhất:
Các câu hỏi thi và kiểm tra còn nhiều trùng lặp, thiếu sáng tạo. Nhiều câu hỏi chủ yếu là tái hiện kiến thức lý thuyết, thậm chí ra đúng như đề mục trong bài, vì vậy nhiều sinh viên thi đươc là nhờ học thuộc lòng, học vẹt. Giáo viên giảng dạy tiếng Trung tại Khoa Ngoại ngữ đa số là giáo viên trẻ mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong vấn đề kiểm tra đánh giá nên chưa thật sự am hiểu cách kiểm tra, đánh giá và có tâm lý dễ dãi. Việc đánh giá sinh viên của mỗi giảng viên chưa thực sự đồng nhất, còn nhiều sự khác biệt, có môn thì quá chặt, có môn thì quá lỏng. Kết
quả mô hình học tủ, thi tủ, giới hạn chương trình thi, ra đề tủ, đến phương pháp học tủ xuất hiện phổ biến, nhiều sinh viên tốt nghiệp với điểm cao nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu thực tế, gây khó khăn cho việc tuyển dụng và tốn kém chi phí để đào tạo.
Tham gia kiểm tra đánh giá năng lực chi phí còn quá đắt: Hiện nay chuyên ngành tiếng Trung kiểm tra đánh giá năng lực chủ yếu thông qua HSK (kiểm tra năng lực Hán ngữ). Hiện nay Đại học Thái Nguyên và rất nhiều các trường trong cả nước yêu cầu sinh viên khi ra trường phải thi được chứng chỉ ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu, sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ phải thi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương C1 (HSK 5) và sinh viên không chuyên phải thi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương A2 (HSK 2). Nhưng có 1 điều đáng nói là sinh viên học ngoại ngữ tại các trường đại học ở Thái Nguyên nói riêng và ở Việt Nam nói chung không có môi trường học tiếng, những kỳ thi kiểm tra – đánh giá được tổ chức thường xuyên nhưng phí đăng kí dự thi quá đắt nên nếu như không bắt buộc thì rất ít sinh viên đăng kí dự thi, nếu các em đăng kí thi còn phải mất 1 khoản tiền lớn để đăng kí ôn thi. Những sinh viên đăng kí ôn thi và khi thi xong lấy chứng chỉ, nếu như công việc không liên quan đến ngoại ngữ thường không sử dụng đến ngoại ngữ dẫn đến ngày một mai một và đến khi đi xin việc hay học nâng cao hoặc học nghề, khi được yêu cầu phải có ngoại ngữ thì sinh viên mới lại ôn và thi lại, vì vậy dẫn đến năng lực ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam không được như các nước trên thế giới.