Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng với 2 biến độc lập
là độ tuổi, trình độ học vấn và biến phụ thuộc là sự tiện dụng của người tiêu dùng:
Bảng 5.24. Bảng đánh giá sự phù hợp của mô hình Sự tiện dụng Mô
hình R R
2 R2 điều chỉnh
Sai số chuẩn của ước lượng mẫu
1 .145(a) .021 .016 1.360
a Các biến quan sát: (Hằng số), TRINHDO, DOTUOI ANOVA(b) Mô hình Bình phương Bậc tự do Giá trị trung bình bình phương F Sig.
1 Hồi quy 15.862 2 7.931 4.285 .014(a)
Phần dư 734.819 397 1.851
Tổng 750.682 399
a Các biến quan sát: (Hằng số), TRINHDO, DOTUOI b Biến phụ thuộc: STD
Theo kết quả phân tích hồi quy, giá trị p-value = 0.014 chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính trên phù hợp với dữ liệu; tuy nhiên, R2 điều chỉnh = 0.016 cho thấy độ tuổi, trình độ chỉ giải thích 1.6% sự khác biệt thái độ/sở thích của người tiêu dùng .
Bảng 5.25. Hệ số hồi quy của mô hình Sự tiện dụng
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig.
B Sai số chuẩn Beta
1 (Hằng số) .939 .332 2.833 .005
DOTUOI .008 .006 .072 1.417 .157
TRINHDO .152 .054 .144 2.818 .005
a Biến phụ thuộc: STD
Dựa vào kết quả hồi quy trên, biến trình độ có ý nghĩa với p-value ở mức 5%. Tuy nhiên, biến độ tuổi có mức ý nghĩa chưa đạt yêu cầu (sig. = 0.157, lớn hơn 0.05. Hơn nữa, hệ số hồi quy của biến độ tuổi rất thấp (0.008). Điều đó cho thấy biến độ tuổi không tác động đến sự tiện dụng.
Phương trình thể hiện sự tiện dụng được dự đoán theo biến trình độ học vấn: ° Phương trình chưa chuẩn hóa:
° Phương trình chuẩn hóa:
STD = .144*TRINHDO + ei
Khi trình độ học vấn tăng (hoặc giảm) 14,4% thì sự quan tâm đến việc tiện dụng khi chuẩn bị món ăn của người tiêu dùng sẽ tăng (hoặc giảm) 1%.
Kết quả hồi quy mô hình (M4) đã không nhận thấy mối quan hệ giữa độ tuổi và sự tiện dụng, không đáp ứng được kỳ vọng của giả thuyết (H7): độ tuổi có quan hệ nghịch biến đối với sự tiện dụng và điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi tiêu dùng thủy sản.
Ở khái niệm trình độ học vấn, kết quả hồi quy cũng không thỏa mãn giả thuyết của đề tài khi kỳ vọng giữa trình độ học vấn và sự tiện dụng có mối tương quan nghịch và kỳ vọng này sẽ dẫn đến kết quả là ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi tiêu dùng thủy sản (giả thuyết H8). Khác với những gì đề tài mong đợi, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa trình độ học vấn và sự tiện dụng; giữa sự tiện dụng và tần suất cũng có mối tương quan dương.