Phương pháp phân tích phương sai

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA độ TUỔI, TRÌNH độ học vấn với HÀNH VI TIÊU DÙNG THỦY sản TRÊN địa bàn HUYỆN DIÊN KHÁNH QUA THÁI độ, sự QUAN tâm sức KHỎE và sự TIỆN DỤNG (Trang 44 - 45)

Phương pháp phân tích phương sai được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức. Kỹ thuật phân tích phương sai được dùng để kiểm định giả thuyết các tổng thể nhóm có giá trị trung bình bằng nhau.

Kỹ thuật này dựa trên cơ sở tính toán mức độ biến thiên trong nội bộ các nhóm và biến thiên giữa các trung bình nhóm. Dựa trên hai ước lượng này của mức độ biến thiên ta có thể rút ra kết luận về mức độ khác nhau giữa hai trung bình nhóm.

SPSS có hai thủ tục phân tích phương sai : ANOVA một yếu tố và ANO- VA nhiều yếu tố. Phân tích phương sai một yếu tố sử dụng khi chúng ta chỉ sử dụng một biến yếu tố để phân loại các quan sát thành các nhóm khác nhau. Trong trường hợp căn cứ vào hai hay nhiều biến yếu tố để phân chia các nhóm thì ta phải dùng đến thủ tục ANOVA nhiều yếu tố. Trong nghiên cứu này chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố theo phương pháp LSD. Đây là thủ tục cho phép kiểm định lần lượt cho từng cặp trung bình các nhóm tuổi và trình độ học vấn.

Mỗi lần tiến hành kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau cho từng cặp như vậy phải chấp nhận một khả năng phạm sai lầm là 5% (có thể nhiều hay ít hơn tùy độ tin cậy ta mong muốn).

Vấn đề nghiên cứu ở đây là có sự khác biệt không về mức độ tiêu dùng thủy sản, về thái độ đối với tiêu dùng thủy sản, về sự quan tâm đến sức khỏe và sự tiện dụng giữa các nhóm tuổi và các nhóm trình độ.

Nếu kết quả kiểm định dẫn đến việc bác bỏ Ho : không có sự khác biệt giữa các nhóm, thì tiếp tục phân tích sâu (thủ tục Post Hoc) để xác định trung bình của nhóm nào khác với nhóm nào, tức là tìm xem sự khác biệt xảy ra ở đâu, và xác định hướng cũng như độ lớn của khác biệt.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA độ TUỔI, TRÌNH độ học vấn với HÀNH VI TIÊU DÙNG THỦY sản TRÊN địa bàn HUYỆN DIÊN KHÁNH QUA THÁI độ, sự QUAN tâm sức KHỎE và sự TIỆN DỤNG (Trang 44 - 45)