Sự quan tâm đến sức khỏe

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA độ TUỔI, TRÌNH độ học vấn với HÀNH VI TIÊU DÙNG THỦY sản TRÊN địa bàn HUYỆN DIÊN KHÁNH QUA THÁI độ, sự QUAN tâm sức KHỎE và sự TIỆN DỤNG (Trang 25 - 28)

2.1.5.1. Sự quan tâm đến sức khỏe

Những năm gần đây, khi cuộc sống ngày càng được cải thiện thì việc quan tâm đến sức khỏe ngày càng được mọi người chú trọng. Nhiều người cho rằng chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của họ. Thủy sản đã được những người làm marketing, các nhà bán lẻ và các công ty thủy sản tư nhân khuyến khích như là món ăn vì sức khỏe trong nhiều thập kỷ ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, thực tế là hầu hết những người tiêu dùng đều đồng ý rằng thủy sản là có lợi cho sức khỏe.

Nghiên cứu của Olsen (2003) đã chứng minh một mối tương quan đồng bi- ến tồn tại giữa sự quan tâm sức khỏe và tần suất tiêu dùng thủy sản và nó đưa ra xác nhận cho một số nghiên cứu kinh tế định lượng của hành vi tiêu dùng thủy sản.

Những người có mức tiêu dùng thủy sản rất ít cũng có ý kiến hoặc đánh giá về thủy sản như là một món ăn có lợi cho sức khỏe tương tự như người tiêu dùng nhiều thủy sản.

Tuy nhiên, sự quan tâm trong cách ăn có lợi cho sức khỏe không phải lúc nào cũng được cho là một lý do chính đối với việc tiêu dùng một loại thực phẩm cụ thể, kể cả thủy sản. Nghiên cứu của Olsen (1989) đã cho thấy rằng giá trị sức khỏe được nhận biết có liên quan đến việc các sản phẩm thủy sản hầu như không giải thích sự thay đổi trong tiêu dùng thủy sản.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các khía cạnh về động cơ như ý thức về sức khỏe hoặc tầm quan trọng của việc ăn vì sức khỏe là các yếu tố thích hợp trong việc giải thích tiêu dùng thủy sản hơn là niềm tin rằng cá có lợi cho sức khỏe (Olsen, 2001). Tuy nhiên, yếu tố sức khỏe trong ăn uống không phải luôn luôn là lý do chính đối với việc mua thủy sản khi so sánh nó với yếu tố khẩu vị.

Roininen và cộng sự (1999) đã nhận thấy một mối quan hệ tích cực giữa sự quan tâm sức khỏe nói chung và thái độ đối với các sản phẩm tự nhiên và thức ăn nhẹ. Họ cũng nhận thấy rằng những người tiêu dùng chú ý nhiều đến sức khỏe thì cũng sẽ sẵn sàng chấp nhận mất một số cảm giác thú vị nếu họ xem xét thực phẩm không ngon nhưng bổ. Khám phá của Olsen (2003) nêu ra một tác động trực tiếp của sự quan tâm sức khỏe đối với việc tiêu dùng thông qua yếu tố thái độ.

2.1.5.2. Mối quan hệ giữa sự quan tâm đến sức khỏe và độ tuổi

Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng, người già hơn thường có ý thức về sức khỏe nhiều hơn người trẻ tuổi (Roininen và cộng sư, 1999). Các lý do đằng sau điều này được cho là để tránh xa bệnh tật (Furst và cộng sự, 1966), cái chết của các thành viên trong gia đình và sự thay đổi mức sống. Nó cũng chứng tỏ rằng những người già quan tâm nhiều hơn đến việc ăn có lợi cho sức khỏe (Roininen và cộng sự, 1999).

Mặt khác, chế độ ăn uống có thể được tiêu dùng vì những lý do phi sức khỏe chẳng hạn như quan tâm đến vẻ bề ngoài. Đối với một số cá nhân quan tâm đến vẻ bề ngoài thì kiểm soát trọng lượng lại là một nhân tố quyết định chính của việc lựa chọn thực phẩm. Một bữa ăn kiêng vì sức khỏe có thể kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau mà có thể có hoặc không có thủy sản. Khả năng này là một mối đe dọa với kỳ vọng một mối quan hệ đồng biến giữa yếu tố sức khỏe và hành vi tiêu dùng thủy sản.

Nghiên cứu này giả định rằng những người già hơn thì quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn những người trẻ tuổi và yếu tố liên quan đến sức khỏe trong việc ăn uống là có mối quan hệ đồng biến với việc tiêu dùng thủy sản, đo đó nó được xem như là yếu tố trung gian giữa độ tuổi và tiêu dùng thủy sản.

2.1.5.3. Mối quan hệ giữa sự quan tâm đến sức khỏe và trình độ học vấn

Trình độ học vấn đóng vai trò tác động đến tần suất tiêu dùng các món thủy sản. Những người có trình độ học vấn ở mức độ cao hơn dường như có mức tiêu dùng cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn.

Sự khác biệt về việc quan tâm đến sức khỏe giữa các nhóm người có trình độ học vấn khác nhau chính là lượng kiến thức mà họ được tiếp thu trong những năm tháng học tập. Những kiến thức này có ảnh hưởng sâu rộng đối với sức khỏe và điều kiện sống của mỗi người.

Myrland và cộng sự (2000) cho rằng những người có trình độ học vấn cao hơn thường có khả năng đưa ra những lý lẽ của những chuyên gia dinh dưỡng rằng, việc thay thế thủy sản và các món ăn không phải thịt sẽ có lợi cho sức khỏe.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA độ TUỔI, TRÌNH độ học vấn với HÀNH VI TIÊU DÙNG THỦY sản TRÊN địa bàn HUYỆN DIÊN KHÁNH QUA THÁI độ, sự QUAN tâm sức KHỎE và sự TIỆN DỤNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)