Phương pháp hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA độ TUỔI, TRÌNH độ học vấn với HÀNH VI TIÊU DÙNG THỦY sản TRÊN địa bàn HUYỆN DIÊN KHÁNH QUA THÁI độ, sự QUAN tâm sức KHỎE và sự TIỆN DỤNG (Trang 45 - 110)

Phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức để kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình đề xuất. Đề tài phát triển mô hình theo phương pháp enter, xử lý tất cả các biến đưa vào một lần và đưa ra các thông số thống kê liên quan đến các biến.

Nghiên cứu này nhằm khám phá quan hệ giữa độ tuổi và trình độ học vấn của khách hàng đối với tần suất tiêu dùng thủy sản qua các yếu tố gián tiếp: thái độ đối với tiêu dùng, sự quan tâm sức khỏe và sự tiện dụng. Đề tài này sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết của mô hình đề xuất. Như chúng ta đã biết, một giả định quan trọng đối với mô hình hồi quy tuyến tính là không có biến giải thích nào có thể được biểu thị dưới dạng tổ hợp tuyến tính với những biến giải thích còn lại. Nếu tồn tại một quan hệ tuyến tính như vậy, khi đó xảy ra hiện tượng cộng tuyến. Nói một cách khác, nó cho biết ảnh hưởng thuần của các thay đổi một đơn vị của biến độc lập đối với giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi loại trừ ảnh hưởng của các biến độc lập khác. Do đó, để kiểm định các giả thuyết của mô hình đề xuất này bằng kỹ thuật hồi quy tuyến tính thì đề tài tách mô hình trên ra làm 4 mô hình tuyến tính con với 4 biến phụ thuộc lần lượt là: tần suất, thái độ/sở thích, sự quan tâm sức khỏe và sự tiện dụng.

Mô hình 1, ký hiệu M1: Tần suất tiêu dùng thủy sản chịu sự tác động của các nhân tố như độ tuổi, trình độ, thái độ/ sở thích, sự quan tâm sức khỏe và sự tiện dụng.

Hình 5. Mô hình M1 Độ tuổi Thái độ/sở thích Tần suất Trình độ Sự quan tâm đến sức khỏe Sự tiện dụng

Phương trình của mô hình M1:

TANSUAT = β0+β1*DOTUOI+β2*TRINHDO+ β3*TD+ β4*SK+ β5*STD+ei

Mô hình 2, ký hiệu M2: Trình độ học vấn và độ tuổi của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến thái độ/ sở thích tiêu dùng thủy sản.

Hình 6. Mô hình M2

Phương trình của mô hình M2:

TD = β0 + β1*DOTUOI + β2*TRINHDO + ei

Mô hình 3, ký hiệu M3: Sự quan tâm sức khỏe của người tiêu dùng bị tác động bởi 2 nhân tố độ tuổi và trình độ học vấn.

Hình 7. Mô hình M3

Phương trình của mô hình M3:

SK = β0 + β1*DOTUOI + β2*TRINHDO + ei

Mô hình 4, ký hiệu M4: Trình độ học vấn và độ tuổi ảnh hưởng đến sự tiện dụng khi chuẩn bị món ăn (cá) của người tiêu dùng.

Hình 8. Mô hình M4 Độ tuổi Sự tiện dụng Trình độ Độ tuổi Sự quan tâm đến sức khỏe Trình độ Độ tuổi Thái độ/sở thích Trình độ

Phương trình của mô hình M4:

STD = β0 + β1*DOTUOI + β2*TRINHDO + ei

Mô hình hồi quy tuyến tính giả định rằng biến phụ thuộc có phân phối chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập trong mô hình.

Bước đầu khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội cũng là xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến: giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và chính giữa các biến phụ thuộc với nhau.

3.4.4.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính

Hệ số xác định R2 đã được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình, càng đưa thêm biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng, tuy nhiên điều này cũng được chứng minh rằng không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu. Như vậy R square có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong mô hình. Mô hình thường không phù hợp với dữ liệu thực tế như giá trị R2 thể hiện.

Trong tình huống này R2 điều chỉnh từ R2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến. R2 điều chỉnh không nhất thiết tăng lên khi nhiều biến được thêm vào phương trình, nó là thước đo sự phù hợp được sử dụng cho tình huống hồi quy tuyến tính đa biến vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2.

3.4.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai vẫn là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng tương tự như ở hồi quy tuyến tính đơn biến, nhưng ở đây nó

xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không. Giả thuyết Ho là β1 = β2 = β3 = β4 = 0.

Nếu giả thuyết Ho bị bác bỏ chúng ta kết luận là kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của TANSUAT, điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.

CHƯƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BAØN DIÊN KHÁNH

Huyện Diên Khánh phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Đông giáp thành phố Nha Trang, phía Đông Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Nam giáp thị xã Cam Ranh, phía Tây Nam giáp huyện Khánh Sơn và phía Tây giáp huyện Khánh Vĩnh. Như vậy, có thể nói huyện Diên Khánh nằm ở ngay trung tâm của tỉnh Khánh Hòa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 5. Bản đồ huyện Diên Khánh

Nguồn : http://www.bdskhanhhoa.com

Diên Khánh có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Diên Lâm, Diên Điền, Diên Xuân, Diên Sơn, Diên Đồng, Diên Phú, Diên Thọ, Diên Phước, Diên Lạc, Diên Tân, Diên Hòa, Diên Thạnh, Diên Toàn, Diên An, Diên

Bình, Diên Lộc, Suối Hiệp, Suối Tiên và thị trấn Diên Khánh. Huyện lỵ là thị trấn Thành, nơi đây có ngôi thành cổ do chúa Nguyễn Ánh cho xây dựng năm 1793 theo kiểu Vauban. Thị trấn Thành cách Nha Trang 10km về hướng tây, ngay bên cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt từ Bắc vào Nam.

Đất đai Diên Khánh được chia thành hai vùng đồng bằng và rừng núi. Di- ên Khánh là một trong những địa phương được thiên nhiên ưu đãi. Diên Khánh không chỉ tự hào về địa hình núi sông hùng vĩ, về địa thế tứ linh mà trên vùng đất lâu đời này, nhiều di tích văn hóa lịch sử đã được hình thành vẫn còn nguyên những giá trị tốt đẹp đến ngày nay.

Huyện Diên Khánh thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu ấm áp. Tất cả góp phần tạo nên giá trị du lịch đặc biệt.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Diên Khánh hiện nay là 33.620 ha, tổng dân số 142.706 người, với hơn 22.800 hộ trực thuộc, mật độ dân cư 270 người/km2. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu độ tuổi của người dân thuộc dạng tháp dân số trẻ. Mức sống của người dân luôn được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người là 680 USD / người / năm. Trình độ văn hóa đang ngày càng được quan tâm hơn. Phổ cập giáo dục tiểu học 53 người, xóa mù chữ 35 người, sau xóa mù chữ 65 người, phổ cập trung học cơ sở 337 người, phổ cập trung học phổ thông 562 người.

Bên cạnh đó phải kể đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện liên tục tăng trong suốt nhiều năm qua, cụ thể là năm 2008 tăng 11,3% GDP. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 9 tháng đầu năm 2008 đạt 514,968 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực ước đạt 14.438. tấn.

Diên Khánh có Khu công nghiệp Diên Phú đang được quy hoạch mở rộng giai đoạn 2 với diện tích 57 ha. Huyện có nhiều sét cao lanh để phát triển nghề

gốm sứ và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, nước khoáng chất lượng cao là nguồn tài nguyên phong phú được khai thác ở Diên Tân.

Hiện nay, Diên Khánh đang trong giai đoạn phát triển đô thị. Do đó, trong tương lai, mức sống của người dân sẽ được cải thiện hơn, việc cung ứng thực phẩm và nhu cầu ăn ngon sẽ được quan tâm ngày càng nhiều. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc nhận thức và tiêu dùng cá của người dân.

Các thang đo các khái niệm nghiên cứu được kiểm định sơ bộ bằng định lượng trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức. Việc kiểm định này được thực hiện thông qua một nghiên cứu định lượng sơ bộ với một mẫu thuận tiện có kích thước 100. Hai công cụ sử dụng để kiểm định sơ bộ các thang đo trên là hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

Bảng 4.1. Thống kê thông tin cá nhân và gia đình người tiêu dùng mẫu sơ bộ Giới tính và tình trạng hôn nhân

Giới tính Số lượng Tỷ lệ % Tình trạng hôn nhânSố lượng Tỷ lệ %

Nam 32 32 Đã có gia đình 69 69

Nữ 68 68 Độc thân 31 31

Tổng 100 100 Tổng 100 100

Thu nhập và số thành viên trong gia đình

Thu nhập (ng.đồng)Số lượng Tỷ lệ % Số thành viên Số lượng Tỷ lệ %

Dưới 1000 0 0 2 người 6 6 1000 – 2000 4 4 3 người 23 23 2000 - 3000 23 23 4 người 45 45 3000 - 4000 35 35 5 người 17 17 4000 - 5000 30 30 6 người 6 6 5000 - 6000 7 7 7 người 2 2 Từ 6000 trở lên 1 1 8 người 1 1 Tổng 100 100 Tổng 100 100

Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ là 100 mẫu thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình tại địa bàn huyện Diên Khánh. Các thông tin cá nhân của những người tham gia phỏng vấn được tổng hợp cho thấy rằng: Cơ cấu nam nữ trong mẫu xấp xỉ tỷ lệ 3/7 (32% và 68%); trong đó 69% đã lập gia đình.

Bảng 4.2. Cơ cấu trình độ học vấn của người tiêu dùng mẫu sơ bộ Cơ cấu trình độ học vấn Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ % Cấp 1 5 5 Cấp 2 31 31 Cấp 3 36 36 Trung cấp 9 9 Cao đẳng 9 9 Đại học 10 10 Sau đại học 0 0 Trình độ học vấn trung bình 3.16 Tổng 100 100

Cơ cấu về trình độ học vấn có số đào tạo chính quy trên 12 năm (cao đẳng, đại học và sau đại học) chỉ chiếm 19%, phổ biến nhất là trình độ cấp 3 và trung cấp chiếm 45%, cấp 1 và cấp 2 chiếm 36%.

Bảng 4.3. Cơ cấu tuổi của người tiêu dùng mẫu sơ bộ

Cơ cấu tuổi

Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ % Từ 18 đến 25 9 9.0 Từ 26 đến 35 28 28.0 Từ 36 đến 45 40 40.0 Từ 46 đến 60 18 18.0 Trên 60 tuổi 5 5.0 Độ tuổi trung bình 38,82 Tổng 100 100.0

Tuổi của người tiêu dùng phân bố trên phạm vi rộng, nhỏ nhất là 18, lớn nhất là 74 tuổi, phổ biến nhất là nhóm tuổi từ 36 đến 45 tuổi chiếm 40%. Độ tuổi trung bình của người tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu xấp xỉ 39 tuổi.

Nhìn chung, tính đại diện của mẫu như trên là khá tương quan với tổng thể.

4.3. PHÂN TÍCH CÁC THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ TIN CẬY CỦA CRON-BACH (1951) BACH (1951) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi đánh giá thang đo, chúng ta cần sử dụng Cronbach alpha để loại các biến rác trước khi sử dụng EFA. Nếu không theo trình tự này, các biến rác có thể tạo ra các yếu tố giả (artificial factors).

4.3.1. Thang đo Thái độ / Sở thích

Bảng 4.4. Thông tin hệ số tin cậy của biến Thái độ/Sở thích

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha dựa trên các biến tiêu chuẩn

Số biến quan sát

.724 .739 6

Bảng 4.5. Thống kê tương quan biến – tổng của biến Thái độ / Sở thích

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Alpha nếu loại biến này TD_1 18.56 17.320 .949 .526 TD_2 18.59 16.931 .960 .517 TD_3 18.62 16.703 .947 .516 TD_4 18.57 17.258 .951 .524 TD_5 18.59 17.982 .881 .551 TD_6 20.87 46.155 -.919 .984

Thái độ / sở thích, ký hiệu là TD, được đo lường với sáu biến quan sát ký hiệu từ TD_1 đến TD_6. Hệ số tin cậy alpha nhận được là .724. Hơn nữa, các hệ

số tương quan giữa biến và tổng đều lớn hơn .30 (nhỏ nhất là biến TD_5 với giá trị .881).

Tuy nhiên, phát biểu TD_6 (Xương cá, vảy cá làm tôi ít muốn ăn cá) có đóng góp rất ít vào thang đo “Thái độ / Sở thích”.Vì vậy, biến TD_6 bị loại bỏ trong nghiên cứu chính.

Bảng 4.6. Thông tin hệ số tin cậy của biến Thái độ/Sở thích sau khi điều chỉnh

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items

N of Items

.984 .984 5

Bảng 4.7. Thống kê tương quan biến – tổng của biến Thái độ / Sở thích sau khi điều chỉnh

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Alpha nếu loại biến này TD_1 16.67 29.941 .949 .981 TD_2 16.70 29.303 .970 .978 TD_3 16.73 28.926 .964 .979 TD_4 16.68 29.755 .960 .979 TD_5 16.70 30.354 .921 .985

Sau khi loại bỏ TD_6, hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của khái niệm thái độ/sở thích tăng từ .724 đến .984. Hơn nữa các tương quan giữa biến và tổng đều lớn hơn .921. Như vậy, năm biến quan sát TD_1, TD_2, TD_3, TD_4, TD_5 đều dùng được cho nghiên cứu chính.

4.3.2. Thang đo Sự quan tâm sức khỏe

Bảng 4.8. Thông tin hệ số tin cậy của biến Sự quan tâm sức khỏe

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

N of Items

Bảng 4.9. Thống kê tương quan biến – tổng của biến Sự quan tâm sức khỏe

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Alpha nếu loại biến này SK_1 18.88 16.551 .897 .546 SK_2 19.17 14.264 .897 .498 SK_3 19.16 14.479 .895 .502 SK_4 19.09 13.901 .937 .480 SK_5 21.52 38.838 -.891 .977 SK_6 19.08 13.630 .958 .469

Sự quan tâm đến sức khỏe, ký hiệu là SK, được đo lường với sáu biến quan sát ký hiệu từ SK_1 đến SK_6. Hệ số tin cậy alpha nhận được là .706. Hơn nữa, các hệ số tương quan giữa biến và tổng đều lớn hơn .30 (nhỏ nhất là biến SK_5 với giá trị .891). Tuy nhiên, phát biểu SK_5 (Ăn cá thường hay bị dị ứng) có đóng góp rất ít vào thang đo “Sự quan tâm sức khỏe”.Vì vậy, biến SK_5 bị loại bỏ trong nghiên cứu chính.

Bảng 4.10. Thông tin hệ số tin cậy của biến Sự quan tâm sức khỏe sau khi điều chỉnh

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items

N of Items

.977 .979 5

Bảng 4.11. Thống kê tương quan biến – tổng của biến Sự quan tâm sức khỏe sau khi điều chỉnh

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Alpha nếu loại biến này SK_1 17.02 27.616 .918 .977 SK_2 17.31 24.539 .926 .972 SK_3 17.30 24.677 .938 .970 SK_4 17.23 24.260 .945 .969 SK_6 17.22 23.911 .963 .966

Sau khi loại bỏ SK_5, hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của khái niệm sự quan tâm đến sức khỏe tăng từ .706 đến .977. Hơn nữa các tương quan giữa biến và tổng đều lớn hơn .91. Như vậy, năm biến quan sát SK_1, SK_2, SK_3, SK_4, SK_6 này đều dùng được cho nghiên cứu chính.

4.3.3. Thang đo Sự tiện dụng

Bảng 4.12. Thông tin hệ số tin cậy của biến Sự tiện dụng

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items

N of Items

.988 .990 5

Bảng 4.13. Thống kê tương quan biến – tổng của biến Sự tiện dụng

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Alpha nếu loại biến này STD_1 7.16 34.015 .949 .989 STD_2 7.03 31.423 .974 .984 STD_3 7.05 32.189 .979 .984 STD_4 6.99 30.778 .979 .984 STD_5 6.93 30.652 .961 .987

Sự tiện dụng, ký hiệu là STD được đo lường bằng năm biến quan sát, ký hiệu từ STD_1 đến STD_5. Hệ số tin cậy Cronbach alpha của thang đo này là .988. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn . 30. Hệ số tương quan thấp

Một phần của tài liệu MỐI QUAN hệ GIỮA độ TUỔI, TRÌNH độ học vấn với HÀNH VI TIÊU DÙNG THỦY sản TRÊN địa bàn HUYỆN DIÊN KHÁNH QUA THÁI độ, sự QUAN tâm sức KHỎE và sự TIỆN DỤNG (Trang 45 - 110)