Trang thiết bị và ứng dụng công nghệ tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số công nghệ kỹ thuật chủ yếu của thanh toán điện tử và hệ thống thử nghiệm (Trang 45 - 48)

Chương II: Tính sẵn sàng tham gia Thương mại Điện tử và thực trạng Hệ thống Thanh toán phục vụ Thương mại Điện tử tại Việt nam

2.1 Tính sẵn sàng tham gia thương mại điện tử - Báo cáo điều tra thị trường của nhóm nghiên cứu về 35 doanh nghiệp tại Hà nội

2.1.2 Trang thiết bị và ứng dụng công nghệ tại doanh nghiệp

Biểu đồ 2 dưới đây cung cấp cho chúng ta thông tin về tổng số cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp trong từng ngành có cơ hội được sử dụng máy tính được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số nhân viên có cơ hội sử dụng máy tính thuộc tất cả các ngành được điều tra. Số lượng các doanh nghiệp có sử dụng máy tính và tỷ lệ phần trăm trong tổng số các doanh nghiệp theo ngành nghề cũng được chúng tôi đưa ra trong phần phân tích dưới đây.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ người sử dụng máy tính nói chung theo ngành nghề

Khi thực hiện việc thăm dò, chúng tôi đã đưa ra các câu hỏi liên quan đến sử dụng máy tính và công nghệ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Riêng về việc sử dụng máy tính chúng tôi bước đầu hài lòng với các doanh nghiệp sản xuất. Trong số 10 doanh nghiệp sản xuất thì cả 10 doanh nghiệp hay 100% đều sử dụng máy tính trong hoạt động sản xuất. Dù rằng việc sử dụng máy tính có thể vào những mục đích công việc khác nhau, thậm chí có thể là sử dụng sai mục đích, nhưng chí ít họ cũng đã biết tận dụng sức mạnh và lợi ích mà máy tính - hiện thân của các công nghệ mang lại cho một số công việc nhất định. Lực lượng lao động trong ngành sản xuất dĩ nhiên cũng chiếm số đông nhất, đó là vấn đề thường gặp ở các nước đang phát triển. Nếu tính trung bình thì mỗi doanh

56.6%

35.6%

6.6% 1.2%

Sản xuất Thương mạI Xây Dựng Dịch vụ

Ngân hàng Công thương Việt nam 44

nghiệp sản xuất có tới 102 nhân viên (1018:10), điều này cũng thể hiện là việc ứng dụng máy tính, công nghệ và tự động hoá vào sản xuất còn ở mức thấp, dẫn đến đòi hỏi phải có số lượng nhân viên cao thì mới thực hiện được các công việc sản xuất kinh doanh theo phương thức thủ công. Như vậy, trong tổng số 1799 nhân viên có cơ hội sử dụng máy tính từ 35 công ty, ngành sản xuất chiếm tới 56.6 % hay 1018 người có cơ hội sử dụng máy tính. Tuy nhiên từ phân tích trên chắc chắn số người sử dụng máy tính chủ yếu là lãnh đạo, cán bộ văn phòng và mục đích sử dụng chủ yếu vẫn là tính toán, kế toán, soạn thảo văn bản, cùng lắm là gửi và nhận e-mail và lẻ tẻ sử dụng giao dịch Internet. Chúng ta đều hiểu rằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại, ứng dụng thương mại điện tử có thể giúp doanh nghiệp giảm các chi phí hoạt động, chi phí nhân công và các chi phí khác.

Với số lượng nhân viên/công nhân trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ như trên thì chắc chắn đây sẽ là một nguy cơ cả về chi phí và khả năng cạnh tranh đối với doanh nghiệp. Bản thân các chủ doanh nghiệp cần phải sớm trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về sự phát triển toàn cầu.

Ngành thương mại cũng là ngành có số lượng các doanh nghiệp sử dụng máy tính cao. Tuy nhiên theo chúng tôi thì lẽ ra con số 17 trên 20 doanh nghiệp thương mại (85%) sử dụng máy tính vào các hoạt động kinh doanh thương mại của mình phải cao hơn – có thể là 100%. Lý do chúng tôi đưa ra như vậy là vì ngành kinh doanh thương mại là ngành có thể ứng dụng công nghệ máy tính nhiều nhất trong các hoạt động thương mại trong nước và quốc tế. Đây cũng là ngành “nhạy cảm nhất” đối với hoạt động thương mại toàn cầu. Trong khi khắp mọi ngóc ngách trên phạm vi toàn cầu đang xuất hiện các hoạt động thương mại điện tử trực tuyến, từ các cá nhân đến các doanh nghiệp nhằm quảng cáo sản phẩm, tiếp thị, đấu thầu và mua, bán sản phẩm chỉ bằng những kích chuột thì trong số 20 doanh nghiệp thương mại được điều tra có tới 3 doanh nghiệp chưa hề sử dụng máy tính. Càng thấy nghịch lý hơn khi chúng ta biết rằng đại đa số các hộ gia đình ở các thành phố lớn đều có một chiếc máy tính cá nhân. Chỉ tính riêng 17 công ty có sử dụng máy tính, ta thấy có 641 người là có cơ hội được sử dụng hay tương đương 35.6% của tổng số người trong 35 doanh nghiệp có cơ hội sử dụng. Như vậy mức độ sử dụng là thấp chưa kể đến việc họ có thể sử dụng

Ngân hàng Công thương Việt nam 45

vào các mục đích khác mà không mấy hiệu quả hoặc không đúng với mục đích công việc. Điều này càng chứng tỏ việc nhận thức của các chủ doanh nghiệp về máy tính, về vai trò của công nghệ cũng như sự sẵn sàng của họ để đến với thương mại điện tử là rất thấp. Có lẽ đối với họ, khái niệm đó vẫn chỉ là những khái niệm mang tính lý thuyết và sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của mình. Như thế sẽ rất nguy hiểm vì Việt nam đang trong quá trình gia nhập WTO và ranh giới địa lý quốc gia sẽ không tồn tại trên các trang Web hay các giao dịch thương mại điện tử.

Với 3 công ty xây dựng được hỏi thì chỉ có 2 công ty có sử dụng máy tính. Thực tế có đến 179 người trong tổng số 298 người trong lĩnh vực này không có cơ hội sử dụng máy tính. Như vậy số người có cơ hội được sử dụng máy tính là 119 người hay tương đương với khoảng 6.6 % tổng số cán bộ công nhân viên có cơ hội sử dụng máy tính của 35 công ty cộng lại. Rõ ràng, ngành xây dựng có số người sử dụng máy tính tương đối thấp và có lẽ thực tế cho thấy việc sử dụng máy tính chủ yếu là ở nhóm các kỹ sư hoặc kiến trúc sư sử dụng máy tính vào tính toán, thiết kế xây dựng. Còn đại đa số công nhân xây dựng không có nhu cầu sử dụng máy tính, ít nhất là tại thời điểm hiện nay. Song đây cũng là một biểu hiện của sự chưa nhận thức đầy đủ và chưa sẵn sàng của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng về công nghệ thông tin, về các hệ thống ứng dụng và đặc biệt là Internet và thương mại điện tử trong mọi mặt hoạt động của ngành.

Cũng như phần phân tích ở Biểu đồ 1, Biểu đồ 2 cũng cho thấy số lượng các công ty dịch vụ trong cuộc khảo sát này là rất ít. Cụ thể là 2 đơn vị. Trong 2 đơn vị cung cấp dịch vụ thì chỉ có 1 đơn vị là sử dụng máy tính. Nhưng thực tế cho thấy là các ngành dịch vụ có tiềm năng sử dụng máy tính và các ứng dụng thương mại trên các hệ thống máy tính rất lớn trong việc cung cấp dịch vụ, các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, các hoạt động thanh toán, đặc biệt là ứng dụng thẻ v.v... . Trong khi đó nếu đem số lượng người có cơ hội sử dụng máy tính nói chung trong ngành này so với tổng số những người có cơ hội sử dụng máy tính trong 35 công ty được điều tra thì quả là một con số quá nhỏ, chỉ 21 người trên tổng số 1799, tương đương 1.2%. Điều này càng chứng minh sự nhận thức về công nghệ, về ứng dụng khoa học, về thương mại điện tử của các chủ doanh

Ngân hàng Công thương Việt nam 46

nghiệp trong lĩnh vực này là rất thấp, đồng thời cho thấy họ chưa sẵn sàng để tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử. Nguy cơ của sự tụt hậu trong một nền kinh tế tri thức và không có khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số công nghệ kỹ thuật chủ yếu của thanh toán điện tử và hệ thống thử nghiệm (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(465 trang)