Chương II: Tính sẵn sàng tham gia Thương mại Điện tử và thực trạng Hệ thống Thanh toán phục vụ Thương mại Điện tử tại Việt nam
2.5 Các dự án hiện đại hóa ngân hàng đang được thực hiện tại Việt nam
Trong những năm qua (1998 – 2003), hệ thống Ngân hàng Việt nam triển khai chương trình cải cách về cơ cấu tổ chức, về chính sách tiền tệ tín dụng, cơ chế quản lý và hiện đại hóa hệ thống thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước và 6 Ngân hàng thương mại (NHTM). Mục tiêu dự án gồm:
Triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ mới, Ngân hàng Nhà nước quản lý Tài khoản thanh toán của các NHTM và xử lý giao dịch tập trung.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn xã hội, tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm tối đa số vốn các NHTM gửi tại các Chi nhánh Ngân hàng nhà nước.
Hiện đại hoá hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở ứng dụng CNTT. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ, chiến lược phát triển công nghệ thông tin, chiến lược tài khoản khách hàng.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo ngân hàng phù hợp với quá trình cải cách và ứng dụng hiệu quả hệ thống CNTT.
Đối với các ngân hàng thương mại, đây là một cơ hội lớn để tiến hành đổi mới cấu trúc tổ chức và sắp xếp lại lao động, cải tiến quản lý điều hành. Công việc cụ thể gồm:
Chuyển đổi mô hình tổ chức tại Trụ sở chính và các chi nhánh theo các nguyên tắc chung của NHTM quốc tế (Tập trung quản lý hệ thống kinh doanh trong và ngoài nước, tăng cường tính chuyên nghiệp, phát huy tính năng động của mỗi nhân viên, từng tập thể hay tập trung sức mạnh của toàn hệ thống); Xây dựng được cơ chế và quy trình nghiệp vụ theo yêu cầu của hệ thống hiện đại hoá (Cơ chế quản lý theo hạn mức, Hệ thống tài khoản kế toán, Hệ thống mã sản phẩm
84
cho phép các ngân hàng nâng cao trình độ sử dụng công nghệ trong kinh doanh, tạo thói quen khách hàng với các sản phẩm dịch vụ mới. Xây dựng hệ thống bán chéo sản phẩm dịch vụ và chia sẻ rủi ro.
Đến 31 tháng 12 năm 2003, giai đoạn 1 dự án hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán của Ngân hàng nhà nước và 6 Ngân hàng thương mại do Ngân hàng thế giới (World bank) tài trợ đã cơ bản hoàn tất và đáp ứng các mục tiêu nói trên. Trong các mục tiêu, giai đoạn 1 tập trung giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả và chất lượng hệ thống thanh toán qua ngân hàng. Việc triển khai dự án cho tất cả các chi nhánh và bổ sung thêm các sản phẩm mới sẽ được tiến hành trong 2 năm tới.
Tóm tắt chương II
Chương II là một báo cáo tổng kết toàn diện về tình hình thực tế về TMĐT tại Việt nam. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một chương trình điều nghiên thị trường các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà nội về tính sẵn sàng tham giao TMĐT. Báo cáo phân tích kết quả điều nghiên chỉ ra mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp từ nhận thức, trang thiết bị cho tới những ứng dụng đã và đang được triển khai tại doanh nghiệp. Ngoài thực tế là tính sẵn sàng tham gia TMĐT của các doanh nghiệp Việt nam ở mức độ rất thấp, một vấn đề khác là các định chế tài chính trong nước vốn được coi như những tổ chức tiên phong trong việc cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử và các dịch vụ ngân hàng điện tử trực tuyến chưa có những kế hoạch rõ ràng trong việc giới thiệu và hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử phục vụ TMĐT.
Cũng trong Chương II, nhóm nghiên cứu đưa ra các báo cáo đánh giá chi tiết về hệ thống thanh toán hiện hành của các ngân hàng thương mại Việt nam, những tồn tại bất cập trong việc cung ứng môi trường thanh toán tiện lợi và bảo mật cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT. Cuối cùng là những dự án hiện đại hóa ngân hàng mà các ngân hàng thương mại Việt nam đã và đang triển khai trong nỗ lực hội nhập với hệ thống tài chính quốc tế. Các dự án này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý ngân hàng và hệ thống thanh toán điện tử phục vụ TMĐT.
85