Chương II: Tính sẵn sàng tham gia Thương mại Điện tử và thực trạng Hệ thống Thanh toán phục vụ Thương mại Điện tử tại Việt nam
2.3 Thực trạng hệ thống thanh toán điện tử tại các ngân hàng Việt nam
2.3.3 Thực trạng thanh toán điện tử qua ngân hàng
Bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn chiếm khoảng 80% tổng khối lượng giao dịch và có tới khoảng 70% tổng số tài khoản khách hàng trong đó có nhiều
Ngân hàng Công thương Việt nam 70
khách hàng lớn là các tổng công ty 90 - 91. Phương tiện thanh toán bằng tiền mặt tuy đã giảm dưới 12% tổng khối lượng thanh toán và không còn giữ vai trò là phương tiện thanh toán chủ yếu nữa. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như séc uỷ nhiệm chi uỷ nhiệm thu... càng ngày càng chiếm vị trí chủ yếu 85% trong khối lượng thanh toán qua ngân hàng. Đến nay Ngân hàng Nhà nước và bốn NHTMQD đều có hệ thống thanh toán điện tử riêng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng trong nội bộ hệ thống và đi ra ngoài hệ thống của mình qua hệ thống bù trừ và thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra các ngân hàng còn tham gia hệ thống thanh toán SWIFT. Mặc dù vậy các ngân hàng lớn trong nước chưa chuyển đổi được các mô hình giao dịch cũ sang mô hình hiện đại có các sản phẩm dịch vụ thương mại điện tử được cung cấp trên Internet, đến từng khách hàng và cho phép các khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán qua mạng đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng đòi hỏi các khoản thanh toán phải được thực hiện ngay lập tức.
2.3.3.1 Hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Nhà nước
Hiện nay trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại đã triển khai hệ thống chuyển tiền điện tử, hệ thống chuyển tiên điện tử thực hiện thanh toán nội bộ trong từng hệ thống, thành viên tham gia là các đơn vị, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các chi nhánh của các ngân hàng thương mại.
Chứng từ thanh toán từ đơn vị chuyển qua trung tâm xử lý và đến đơn vị nhận dưới dạng chứng từ điện tử.
Còn thanh toán liên ngân hàng thì thực hiện qua bù trừ hoặc thanh toán trực tiếp từ tài khoản của tổ chức tín dụng gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh và hiện nay thì thì một số chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã triển khai quy trình thanh toán bù trừ điện tử qua mạng máy tính cho các lệnh thanh toán giá trị thấp (dưới dạng chứng từ điện tử) nhằm tăng nhanh tốc độ thanh toán qua thanh toán bù trừ.
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do WB tài trợ đã triển khai bao gồm các trung tâm xử lý ở Trung ương và 6 trung tâm xử lý Tỉnh đặt tại Sở giao dịch
Ngân hàng Công thương Việt nam 71
Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Hệ thống mới có các chức năng chính như sau:
Thực hiện thanh toán giá trị cao;
Thực hiện thanh toán giá trị thấp;
Thực hiện quyết toán (tổng tức thời và kết quả bù trừ);
Xử lý giao điện với hệ thống chuyển tiền điện tử và kế toán giao dịch.
Thành viên tham gia hệ thống theo thiết kế bao gồm các đơn vị Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị thành viên của 6 thành viên: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Hàng hải và Ngân hàng Eximbank, đóng trên địa bàn các Tỉnh, thành phố nói trên. Trong tương lai tuỳ theo nhu cầu thanh toán, có thể mở rộng phạm vi thành viên ngoài 6 thành viên trên và mở rộng địa bàn triển khai ra các Tỉnh, TP khác;
các thành viên tham gia dự án phải mở tài khoản tiền gửi tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chứng từ luân chuyển giữa các trung tâm xử lý và các đơn vị thành viên trong hệ thống lên ngân hàng dưới dạng chứng từ điện tử.
Hệ thống này đã đưa vào hoạt động từ 2/5/2002, đến nay sau một thời gian hoạt động, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã đạt được kết quả bước dầu khả quan, hệ thống hoạt động ổn định, an toàn, chính xác, thời gian giao dịch thanh toán không quá 10 giây. Nếu ngày đầu chỉ có 233 món phát sinh với số tiền 225 tỷ đồng thì thời gian gần đây, bình quân giao dịch ngày ở mức 1900 món với 600 tỷ đồng. Ngay trong thời kỳ chạy thử nghiệm, đã có thêm 13 thành viên đăng ký tham gia mạng thanh toán trong đó có 7 NHTMCP (số liệu đến tháng 6 năm 2003 – NHNNVN).
2.3.3.2 Hệ thống thanh toán điện tử của một số ngân hàng thương mại
* Hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Từ năm 1993 đã triển khai mạng cục bộ hoá (LAN) cho các chi nhánh của Ngân hàng, cho phép xử lý On - Line trong nội bộ mỗi chi nhánh, triển khai đề án phát
Ngân hàng Công thương Việt nam 72
hành thẻ thông minh SMART CARD, triển khai hệ thống thanh toán điện tử “liên hàng” nội bộ thực hiện tập trung qua trung ương.
Năm 1994 đã thực hiện tập trung tài khoản tiền gửi ở nước ngoài (NOSTRO) đồng thời tập trung toàn bộ thanh toán quốc tế qua trung ương thông qua mạng máy tính và hệ thống chương trình xử lý điện đi và đến tự động, là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam cung cấp địch vụ Home banking cho các khách hàng là ngân hàng, TCTD mở tài khoản tại NHNT đặc biệt là trong thanh toán quốc tế.
Năm 1995 trở thành thành viên của tổ chức SWIFT.
Năm 1996 trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế MASTER CARD và phát hành thẻ cũng như phát triển hệ thống chấp nhận thẻ trang bị các thiết bị tại điểm bán POS (Point of sale). Hệ thống quản lý và thanh toán thẻ duy trì hoạt động cho hàng ngàn cơ sở tiếp nhận thẻ, cũng như hàng ngàn chủ thẻ của ngân hàng.
Năm 1999 đưa hệ thống ngân hàng bán lẻ có tính tiêu chuẩn quốc tế cao về mặt nghiệp vụ, quy trình xử lý. Đây là hệ thống ngân hàng xử lý trực tuyến theo thời gian thực đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 2000 đưa ra sản phẩm Electronic Banking cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch ngay tại trụ sở của họ mà không phải đến ngân hàng, kể cả việc đưa ra các yêu cầu thanh toán, sản phẩm này tiếp tục được triển khal trong những năm tiếp theo.
Năm 2002 đưa ra hệ thống giao dịch trực tuyến Online khách hàng có thể mở tài khoản ở một chi nhánh nhưng có thể giao dịch ở bất kỳ chi nhánh nào của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đồng thời triển khai hàng loạt máy ATM ở các thành phố lớn, các tính năng sử dụng của máy ATM cũng được mở rộng, khách hàng có thẻ ATM có thể thực hiện rút tiền mặt, xem số dư, xem các giao dịch, chuyển tiền trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, thanh toán các hoá đơn dịch vụ...
* Hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Công thương:
Từ cuối năm 1992 đến năm 1996 đưa vào ứng dụng và khai thác chương trình thanh toán liên chi nhánh trong phạm vi thống nhất toàn quốc, đã có một bước
Ngân hàng Công thương Việt nam 73
tiến căn bản hệ thống thanh toán thay thế phương pháp thanh toán liên hàng qua thư, điện bằng việc thanh toán liên hàng qua máy tính, xử lý dữ liệu tập trung, số liệu thanh toán được bảo đảm an toàn.
Năm 1995 triển khai tham gia hệ thống SWIFT và tiếp đến đưa vào ứng dụng chương trình thanh toán quốc tế Năm 1996 - 1997 đưa vào ứng dụng thanh toán điện tử, thay thế chương trình thanh toán liên hàng trước đây, lần đầu tiên dữ liệu được tập trung trong toàn quốc về trụ sở chính để xử lý. Việc kiểm tra - kiểm soát đối chiếu được thực hiện trong ngày so với thanh toán liên hàng trước đây từ 5 - 10 ngày, rút ngắn thời gian thanh toán chỉ còn vài giờ trong việc thanh toán.
Cũng trong giai đoạn 1996 - 1997 đã triển khai hệ thống thanh toán với Ngân hàng Nhà nước, tháng 10/1997 tiến hành việc thanh toán song biên với Ngân hàng Đầu tư và phát triển và tháng 11/1999 đã đưa vào hoạt động chính thức hệ thống thanh toán song biên với Deustch Bank.
Năm 2000 - 2001 đã xây dựng dự án thông tin WEBSITE và Intranet nhằm khai thác và quản lý thông tin hiệu quả hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển công nghệ thông tin hiện nay. Vào WEBSITE khách hàng sẽ truy nhập được: tin ngân hàng trong nước và quốc tế; trợ giúp khách hàng về tín dụng, ngoại hối, tiền gửi, thanh toán quốc tế; bản tin phòng ngừa rủi ro nghiên cứu kinh tế tin chứng khoán tra cứu số dư tài khoản và kiểm tra các giao dịch trên tài khoản..
* Hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin được tổ chức và hoạt động muộn do lịch sử phát triển của từng hệ thống. Do đó việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng muộn hơn so với các hệ thống ngân hàng khác. Trước đây các hệ thống ứng dụng như hệ thống giao dịch trực tiếp, hệ thống thanh toán và đối chiếu liên ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo v.v... phát triển trên nền FOXPRO tính an toàn bảo mật không cao. Hiện nay hệ thống chuyển tiền điện tử được phát triển trên nền Oracle đã thay thế hệ thống thanh toán liên hàng, hệ thống chuyển tiền điện tử tới cấp tỉnh đã làm thay đổi căn bản hệ thống thanh toán, đảm bảo được khả
Ngân hàng Công thương Việt nam 74
năng an toàn tăng tốc độ thanh toán. Đã triển khai xong giai đoạn thí điểm dự án ATM và phát hành thẻ ATM, thực hiện dự án ngân hàng bán lẻ nhằm thay thế cho những ứng dụng khác đang được triển khai dựa trên nền Foxpro, đến hết năm 2002 đã thay thế tất cả những hệ thống giao dịch trên Foxpro.
* Hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Đầu tư và phát triến Việt Nam:
Năm 1994, Ngân hàng Đầu tư đã ứng dụng tin học để cải thiện thời gian thanh toán thông qua việc áp dụng chương trình thanh toán liên hàng nội bộ chạy trên FOXPRO/DOS và chương trình truyền tin SCOM3. Tuy nhiên mỗi chi nhánh vẫn phái có số dư tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
Từ cuối năm 1996 Ngân hàng Đầu tư đã tiến hành thay thế nghiệp vụ thanh toán liên hàng truyền thống bằng áp dụng mô hình thanh toán tập trung - nhằm tập trung tài khoản tiền gửi của các chi nhánh lên trung ương. Hệ thống thanh toán của ngân hàng đầu tư đã được nhiều ngân hàng trong ngoài nước đánh giá cao và lựa chọn Ngân hàng Đầu tư làm dịch vụ thanh toán như các ngân hàng Citi bank, bank of Tokyo và Uỷ ban chứng khoán chọn Ngân hàng Đầu tư làm ngân hàng chỉ định thanh toán.
Ngân hàng đầu tư cũng đã ứng đụng tin học vào các công tác nghiệp vụ ngân hàng như: Thanh toán song phương với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng công thương, chương trình thu hộ, chi hộ, nâng cấp chương trình quản lý thanh toán quốc tế.
Xây dựng chương trình thanh toán điện tử với khách hàng: Đây là chương trình thanh toán xây dựng trên công nghệ hiện đại và thành công nhất của Ngân hàng đầu tư. Chương trình đã được các ngân hàng nước ngoài, các tổng công ty lớn đánh giá là bước tiến trong hoạt động giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng.
Thử nghiệm thành công máy rút tiền tự động ATM và đang triển khai rộng ở các thành phố lớn.
Ngân hàng Công thương Việt nam 75
Hệ thống thông tin nội bộ Intranet: tự nghiên cứu, xây dựng và triển khai từ năm 1997 ứng dụng các dịch vụ đưa thông tin lên mạng, trao đổi thư điện tử, thông tin điều hành.
* Hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng ACB:
Năm 1996 ACB đă tham gia làm thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Master card và tiếp nhận, đưa vào sử dụng hệ thống thẻ tín dụng. Tháng 4/1996 ACB chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế Master, từ tháng 10/1996 ACB đã phát hành thẻ tín đụng quốc tế VISA và năm 2001 ACB là ngân hàng đầu tiên thực hiện phát hành và thanh toán thẻ nội địa.
Năm 1998 ACB trở thành thành viên chính thức của tổ chức SWLFT và đưa trung tâm thanh toán quốc tế SWIFT vào hoạt động hỗ trợ đắc lực cho các hoạt dộng thanh toán quốc tế của ngân hàng và khách hàng.
Năm 2001 ACB đã chính thức đưa hệ thống thông tin khách hàng, sản phẩm trên công nghệ Intranet vào hoạt động, cho phép khách hàng kết nối, thu nhận thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thông tin tài khoản qua mạng. ACB cũng đã xây dựng WEBSITE riêng của ngân hàng và phục vụ khách hàng kết nối qua mạng Internet.
ACB đã đưa hệ thống thông tin khách hàng qua điện thoại vào hoạt động trong năm 2001, tạo thêm kênh thông tin với khách hàng.
Sau khi công ty chứng khoán ACBS được phép hoạt động ACB đã liên kết giữa hệ chứng khoán và hệ quản lý khách hàng của ngân hàng, tạo sự tiện dụng cho khách hàng đầu tư chứng khoán.