Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số công nghệ kỹ thuật chủ yếu của thanh toán điện tử và hệ thống thử nghiệm (Trang 58 - 61)

Chương II: Tính sẵn sàng tham gia Thương mại Điện tử và thực trạng Hệ thống Thanh toán phục vụ Thương mại Điện tử tại Việt nam

2.3 Thực trạng hệ thống thanh toán điện tử tại các ngân hàng Việt nam

2.3.1 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của ngành ngân hàng

Trước năm 1990, ngành ngân hàng đã sử dụng máy tính phục vụ xử lý công việc.

Trong điều kiện chung của thời kỳ này, trang bị chủ yếu là các máy tính cơ điện, lập thành trên các bảng cắm dây, dữ liệu được lưu trữ trên các bìa đục lỗ.

Bước sang thập niên 90, Ban lãnh đạo ngành Ngân hàng đã xác định công nghệ thông tin là một trong 4 mục tiêu quan trọng đổi mới hoạt động Ngân hàng. Từ quá trình tìm hiểu xu thế phát triển công nghệ thông tin trên thế giới, từ đó ngành ngân hàng xác định rằng:

Nhờ có bước đi phù hợp, trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, ngành ngân hàng đã đạt được những thành công bước đầu đáng khích lệ về lĩnh vực ứng dụng

Ngân hàng Công thương Việt nam 57

công nghệ thông tin để hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. Từ chỗ cơ sở kỹ thuật về công nghệ thông tin của ngành còn sơ khai, hệ thống máy tính chủ yếu tập trung ở Ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại Nhà nước mới thành lập. Đến nay toàn ngành đã tập trung đầu tư phần cứng, phần mềm, viễn thông và các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại; quy mô triển khai được mở rộng từ Ngân hàng Trung ương tới các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố; Từ Hội sở chính tới các chi nhánh của các NHTM Nhà nước. Hệ thống máy tính được liên kết trong toàn ngành trên cơ sở mang diện rộng đã và đang phục vụ tích cực và có hiệu quả cho công việc xử lý các nghiệp vụ. Các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh mới được phép thành lập vào những năm (1994 - 1995) vốn nhỏ, lúc đầu ứng dụng công nghệ thông tin còn ở mức độ quy mô nhỏ nhưng đến nay, nhìn chung đã quan tâm nhiều hơn tới ứng dụng công nghệ thông tin.

Bước đầu đã có sự thiết lập đồng bộ hệ thống trang thiết bị liên lạc và truyền thông giữa các chủ thể tham gia vào giao dịch ngân hàng điện tử bởi lẽ thương mại điện tử không phải là một sáng kiến ngẫu hứng mà là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá, của công nghệ thông tin mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử. Thương mại điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng chỉ có thể đạt được nội dung và hiệu quả đích thực của nó khi đã có một cơ sở hạ tầng thông tín vững chắc gồm hai nhánh: tính toán điện tử và truyền thông điện tử. Cụ thể:

- Hệ thống máy tính, máy fax, máy điện thoại: Bản thân mỗi chủ thể dù là chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp hay mỗi cá nhân khi tham gia vào các giao dịch ngân hàng điện tử, đơn giản hay phức tạp, cũng đều đòi hỏi phải có một phương tiện máy móc nhất định để có thể tiếp cận và thực hiện giao dịch điện tử.

Các phương tiện, công cụ giao dịch này cần có sự kết nối vào các mạng giao dịch trên diện rộng theo hình thức và phương thức giam gia thống nhất hoặc tương thích lẫn nhau giữa các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ.

- Hệ thống mạng - truyền thông: Cung cấp và đáp ứng nhu cầu kết nối các chủ thể trong nền kinh tế quốc gia, nền kinh tế thế giới lại với nhau thông qua các giao dịch mang tính chất thời điểm và vượt qua mọi phạm vi không gian và lãnh

Ngân hàng Công thương Việt nam 58

thổ. Hệ thống này cần được thiết lập với tính thường hữu, dễ tiếp cận và chi phí thấp với các tiêu chuẩn mở đảm bảo được tính liên thông và liên tác trong giao dịch. Đó chính là việc phát triển năng lực mạng ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.

- Hệ thống bảo mật - an toàn: Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với việc bảo mật thông tin liên quan cho khách hàng nhằm đảm bảo sự ổn định và tính cạnh tranh của từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau (trừ những trường hợp đặc biệt). Giao dịch ngân hàng điện tử được thực hiện chủ yếu thông qua các phương tiện tiếp cận và luân chuyển dữ liệu qua các đường truyền, và để đảm bảo được sự tin tưởng và an tâm của khách hàng, đòi hỏi phải có sự tồn tại của các chính sách về công nghệ mã hoá, về khuôn khổ pháp lý cho việc thực thi các chính sách đó; đồng thời phải xây dựng và thiết lập được hệ thống mạng công nghệ có phạm vi rộng nhưng lại phải có thể chống truy cập bất hợp pháp vào các dữ liệu.

Theo số liệu thống kê hơn 80% các nghiệp vụ ngân hàng đã được xử lý bằng máy tính ở mức độ khác nhau. Có thể nói đây là một khối lượng công việc rất lớn phần lớn do cán bộ của ngành tự nghiên cứu, phân tích, xây dựng và phát triển đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của nền công nghệ nước nhà. Những năm qua, hầu hết các nghiệp vụ đã được xử lý chuyển từ xử lý trên các máy tính đơn lẻ sang phương thức xử lý trên mạng, nhiều nghiệp vụ đã được xử lý tức thời như thanh toán điện tử giá trị cao, giao dịch kế toán tức thời...

Những hệ thống ứng dụng đã được phát triển và đưa vào vận hành hiệu quả trong thời gian qua tại hệ thống Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại bao gồm:

- Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng;

- Hệ thống chuyển tiền điện tử;

- Hệ thống thanh toán bù trừ;

- Hệ thống kế toán giao dịch tức thời;

- Hệ thống thanh tra giám sát từ xa các TCTD;

Ngân hàng Công thương Việt nam 59

- Hệ thống ngân hàng bán lẻ;

- Hệ thống quản lý mua bán ngoại tệ và thị trường liên ngân hàng;

- Hệ thống quản lý tiền gửi - tiền vay (tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu cho vay...);

- Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT;

- Hệ thống thông tin tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng;

- Hệ thống quản lý tiền tệ, kho quỹ ngân hàng;

- Hệ thống đấu thầu tín phiếu kho bạc;

- Hệ thống quản lý tài sản;

- Hệ thống quản lý cán bộ;

- Hệ thống tính lương;

- Hệ thống hỗ trợ thông tin khách hàng;

- Hệ thống nghiệp vụ thị trường mở;

Các hệ thống dịch vụ rút tiền tự động ATM, thanh toán thẻ, hệ thống điểm bán lẻ (POS), ngân hàng điện tử, WEB SITE v.v...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số công nghệ kỹ thuật chủ yếu của thanh toán điện tử và hệ thống thử nghiệm (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(465 trang)