Chương III: Định hướng phát triển và mô hình thanh toán điện tử trong thương mại điện tử
3.1 Định hướng - giải pháp phát triển thương mại điện tử và hạ tầng thanh toán điện tử ở Việt nam
3.1.1 Định hướng về thương mại điện tử
Trong thời đại siêu công nghiệp, tài nguyên không còn giới hạn sự quyết định mà quyết định làm ra tài nguyên, đây là sự thay đổi có tính cách mạng. Trước đây những biến đổi chỉ gây ảnh hướng trong phạm vi một quốc gia, cùng lắm là vài quốc gia lân cận, phải trải qua hàng thế hệ thậm chí hàng thế kỷ sự tác động của chúng mới vượt qua khỏi biên giới. Còn ngày nay các biên giới quốc gia đã bị ''phá vỡ'', các mạng lưới Internet liên kết các xã hội chặt chẽ với nhau đến nỗi hậu quả của các biến cố ở một nơi “bước nhảy thôi gian'', bất kỳ sự tác động nào của những biến cố về tư tường, khoa học và những giá trị của những người ở lục địa khác. Do đó vấn đề đặt ra với Việt nam là việc lựa chọn công nghệ và bước đi như thế nào để phát triển thương mại điện tử nói chung và thanh toán qua ngân hàng thương mại điện tè nói riêng với xu thế hội nhập toàn cầu. Như chúng ta đã biết, hiện thời Mỹ là nước đi đầu trong thương mại điện tử và thanh toán trong thương mại điện tử với hơn 70% tổng kim ngạch trong thương mại điện tử toàn thế giới. Thực hiện buôn bán với Mỹ thông qua đó phát triển thương mại điện thanh toán trong thương mại điện tử là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn cho kinh tế Việt nam. Hơn nữa chúng ta đang triển khai Nghị quyết đại hội IX của Đảng nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật thương mại và các luật liên quan, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, thương mại, sắp xếp đổi mới, tổ chức lại các doanh nghiệp. Trong thời gian qua nền kinh tế chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đã khắc phục được khủng hoảng vươn lên về mọi mặt giữ vững ổn định chính trị trên cơ sở đó ổn định nền kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong gia đoạn tới. Song bên cạnh những thuận lợi,
86
chúng ta cũng đứng trước những thách thức không nhỏ đó là: Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết có quy mô nhỏ, số vốn ít lại phải cạnh tranh, đương đầu với những tập đoàn kinh tế đa quốc gia có nguồn vốn lớn khổng lồ và mạng lưới toàn cầu; mặt khác hiện tại năng suất lao động của chúng ta còn rất thấp, máy móc lạc hậu, giá thành sản xuất cao, hiệu quả đầu tư kinh doanh thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong khi đó khả năng ài chính và ngân sách của đất nước còn hạn hẹp, hành lang pháp lý của chúng ta còn thiếu. Bởi vậy chúng ta cần phải tận dụng thời cơ nắm vững thế mạnh phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực để phát kinh tế thương mại điện tử và thanh toán điện tử thực hiện chủ trương đi tắt đón đầu đất nước lên một nước công nghiệp vào năm 2020. Phương hướng mục tiêu của thương mại điện tử và thanh toán ngân hàng trong thương mại điện tử thời gian tới là:
- Phổ cập kiến thức, tuyên truyền nhận thức đúng về thương mại điện tử và thanh toán qua ngân hàng trong thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, các cơ quan của chính phủ và cho quảng dại quần chúng. Đây là một công việc quan trọng vừa mang tích cấp bách vừa mang tính lâu đài, đòi hỏi công sức của các ngành các cấp chứ không phải của riêng một bộ phận nào. Chúng ta đang đứng trước ngưỡng của của nền kinh tế tri thức mà trong đó thương mại điện tử và thanh toán qua ngân hàng trong thương mại điện tử có thể nói là một trong những khâu then chốt, khâu đột phá đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Thành lập cơ qian thường trực của chính phủ nhằm quản lý nhà nước về thương kại điện tử và thanh toán qua ngân hàng trong thương mại điện tử qua đó triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ đầy là việc làm cần thiết nhất là trong giai đoạn đầu khi mà mọi việc chưa đi vào nề nếp chưa đảm bảo an toàn, chưa đồng bộ thì càn thiết phải có một cơ quan đầu mối để xử lý những công việc và tạo sự đồng bộ giữa các ngành các cấp trong việc phát triển hệ thống thương mại điện tử cũng như thanh toán qua ngân hàng trong thương mại điện từ để giảm thiểu chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao.
87
- Xây dựng hành lang pháp lý cần thiết cho thương mại điện tử cũng như thanh toán trong thương mại điện tử. Đây là căn cứ pháp lý để thực hiện thương mại điện tử và thanh toán qua ngân hàng trong thương mại điện tử một lĩnh vực mới rất phức tạp.
- Triển khai xây dựng một chiến lược tổng thể của quốc gia về các bước hình thành một nền ''kinh tế số hoá'' để phát triển thương mại điện tử nói chung và qua đó phát triển thanh toán qua ngân hàng trong thương mại điện tử nói riêng. Trước mắt thiết lập một chương trình phù hợp với khả năng thực tế của nền kinh tế nước ta trên cơ sở đó triển khai nhanh các thử nghiệm, tiến tới phổ cập triển khai mở rộng.
Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cần thiết cho phát triển thương mại điện tử và thanh toán qua ngân hàng trong thương mại điện tử bao gồm kết cấu hạ tầng viễn thông, công nghệ viễn thông điện tử, thông tin, công nghiệp điện lực và lnternet. Xây dựng các chuẩn kỹ thuật và công nghệ thống nhất trong phạm vi toàn quốc cũng như trong khu vực và quốc tế. Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng cụ thể phục vụ cho phát triển thương mại điện tử và thanh toán trong thương mại điện tử.
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hưiứng xã hội chủ nghĩa. Phát triển thương mại điện tử là một nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc triển khai thương mại điện tử ở Việt nam không thể thực hiện với qui mô rộng cùng một lúc với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp, ngân hàng và với nhiều nhà cung ứng dịch vụ Internet khác nhau; mà nên thực hiện triển khai từng bước, rút kinh nghiệm và hoàn thiện trước khi mở rộng áp dụng vào thực tế. Nhiều chuyên gia công nghệ thông tin, chuyên gia Tài chính - Ngân hàng cho rằng với đặc thù của Việt nam nên triển khai thương mại điện tử và thanh toán qua ngân hàng trong thương mại điện tử theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn l: Xây dựng triển khai thí điểm, chứng minh tính khả thi của thanh toán qua ngân hàng trong thương mại điện tử, qua đó hoàn thiện dần các điều kiện và hệ thống pháp lý, kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng, phương pháp tiến
88
hành. Tham gia vào giai đoạn này cần có những nhà cung ứng dịch vụ Internet, một số Ngân hàng thương mại có uy tín, có năng lực trong các hoạt động thanh toán Quốc tế và thẻ tín dụng phát hành và đại lý thanh toán. Phối hợp với đối tác bên ngoài có khả năng hỗ trợ cho đối tác Việt Nam tham gia. Đồng thời lựa chọn một số khách hàng tham gia giao dịch những hoạt động nghiệp vụ thông thường về thương mại điện tử và thanh toán qua Ngân hàng trong thương mại điện tử.
Ngân hàng Nhà nước với vai trò trung tâm thanh toán quốc gia phải tham gia với tư cách một chủ thể chính vừa thực hiện nghiệp vụ thanh toán vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Giai đoạn II: Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán điện tử qua ngân hàng.
Đồng thời, hỗ trợ và khuyến khích mở rộng các doanh nghiệp đưa sản phẩm dịch vụ của mình lên lnternet. Những Ngân hàng hội đủ các điều kiện cùng tham gia.
Do việc kinh doanh điện tử đang và sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong nhiều năm tới, nên các doanh nghiệp Việt nam muốn tham gia cần phải đạt các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng sản phẩm và các yêu cầu khác. Đây là giai đoạn cần phát triển hoàn thiện các điều kiện, các cơ chế pháp lý để tạo cho thương mại điện tử nói riêng có điều kiện phát triển.
Những lợi thế to lớn do thương mại điện tử và thanh toán qua ngân hàng trong thương mại điện tử đem lại là chi phí rẻ, tiện lợi, nhanh chóng, dễ tìm kiếm vv…
đã và đang trở thành mối đe doạ cho những nền kinh tế còn lạc hậu chưa nắm bắt được công nghệ hiện đại và không có khả năng tiếp cận với thương mại điện tử.
Các doanh nghiệp Việt Nam, và đặc biệt là các tổ chức tài chính - tín dụng ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp, khốc liệt từ nước ngoài khi Chính phủ thực hiện việc bãi bỏ các hàng rào thuế quan, bảo hộ mậu dịch theo lộ trình cam kết với AFTA và Hiệp định Thương mại Việt Mỹ.
89 Hình 7: Định hướng Thương mại Điện tử tại Việt nam