Cơ sở pháp lý hiện hành cho thanh toán điện tử qua ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số công nghệ kỹ thuật chủ yếu của thanh toán điện tử và hệ thống thử nghiệm (Trang 61 - 71)

Chương II: Tính sẵn sàng tham gia Thương mại Điện tử và thực trạng Hệ thống Thanh toán phục vụ Thương mại Điện tử tại Việt nam

2.3 Thực trạng hệ thống thanh toán điện tử tại các ngân hàng Việt nam

2.3.2 Cơ sở pháp lý hiện hành cho thanh toán điện tử qua ngân hàng

Có thể nói trong lĩnh vực ngân hàng thì việc ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin đã được đưa vào phục vụ cho hoạt đông nghiệp vụ của ngân hàng tương đối rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán chuyển tiền điện tử,.. Về phương diện pháp lý, Nhà nước ta đã ghi nhận việc sử dụng các phương tiện điện tử cho hoạt động thanh toán như trình bày chi tiết dưới đây.

2.3.2.1 Nhng văn bn pháp lý điu chnh công c tài chính liên quan đến hot động thanh toán đin t

Khả năng để phát hành và sử dụng công cụ tài chính trong các hoạt động di chuyển vốn phụ thuộc trước hết vào điều kiện của nền kinh tế, được thể hiện qua các yếu tố nền tảng như: Tình trạng tài chính và mức độ cạnh tranh của các chủ

Ngân hàng Công thương Việt nam 60

thể trong nền kinh tế, mức độ phát triển của thị trường công cụ nợ thứ cấp. Bên cạnh đó, hệ thống pháp lý đồng bộ và chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể tham gia quan hệ chuyển nhượng chứng từ có giá được coi là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời thị trường công cụ nợ. Yếu tố tâm lý, tập quán tích luỹ tài sản và mức độ ngại rủi ro của nhà đầu tư cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và tính phổ biến trong việc sử dụng công cụ này.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu những văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp đến các công cụ thực hiện trong hoạt động thanh toán, như:: Quy định về séc; quy định về tiền mặt; quy định về trái phiếu, cổ phiếu, các công cụ nợ phái sinh.

* Quy định về séc.

Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được tập hợp trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước, qui định yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc. Séc có thể chuyển nhượng theo những qui định của văn bản pháp lý.

Với nội dung trên, việc sử dụng hình thức thanh toán qua séc đòi hỏi nhiều yếu tố pháp lý chặt chẽ. Chẳng hạn từ năm 1996 trở lại đây đã có hàng loạt các văn bản của Chính phủ và của ngành ngân hàng như: Nghị định số 30/CP ngày 9/5/1996 của Chính phủ ban hành qui chế phát hành và sử dụng séc; Nghị định số 173/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính phủ sửa đổi điều 5 nghị định số 30/CP ngày 9/5/1996 của Chính phủ ban hàng qui chế phát hành và sử dụng séc;

Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 401/1999/QĐ-NHNN10 ngày 12/11/1999 về việc sửa đổi một số điều tại Thông tư 07/TT-NH1 ngày 27/12/1996 và Quyết định số 101/1999/QĐ/NHNN13 ngày 25/3/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;... nhằm điều chỉnh quá trình sử dụng séc trong thanh toán an toàn, hiệu quả. Nội dung của các văn bản pháp lý đó để đảm bảo các nội dung cơ bản của séc, như sau:

- Người phát hành séc, người chuyển nhượng séc, người thụ hưởng séc là cá nhân hoặc đại diện pháp nhân.

Ngân hàng Công thương Việt nam 61

- Người phát hành séc, chuyển nhượng séc có trách nhiệm đối với tờ séc từ khi mình ký phát hành hoặc ký chuyển nhượng cho đến khi người thụ hưởng cuối cùng nhận đủ tiền.

- Các thời hạn quy định trong các qui chế phù hợp với thực tiễn hoạt động của thanh toán.

* Về hình thức và nội của tờ séc:

- Tờ séc phải được in và ghi đủ các yếu tố bằng tiếng Việt Nam ở cả mặt trước và mặt sau của tờ séc.

- Tờ séc hợp lệ phải có đầy đủ các yếu tố quy định; không bị tẩy xoá, sửa chữa bất kỳ yếu tố nào..

- Việc sửa đổi, bổ sung các yếu tố của séc phải do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Các trường hợp ghi thêm vào tờ séc về lãi suất hoặc các điều kiện thanh toán là không hợp lệ.

- Séc được dùng để: Trả tiền cho người được ghi tên trên séc; trả tiền cho người cầm séc; rút tiền mặt tại đơn vị thanh toán..

- Séc không được phép lấy tiền mặt khi tờ séc đã được gach hai đường song song chéo góc ở phía bên trái hoặc đã được ghi từ "chuyển khoản" ở mặt trước của tờ séc.

- Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc là 15 ngày.

* Qui định chặt chẽ về quyền hạn và nghĩa vụ của người phát hành sé và người thụ hưởng séc.

* Qui định chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị thanh toán..

Quyền hạn và nghĩa vụ của đơn vị thu hộ. Hoặc khiếu nại do séc bị từ chối thanh toán. Kiện và thời hạn khởi kiện và những điều cấm và xử lý vi phạm.

Qua các nội dung trên đã khảng định để thực hiện thanh toán qua hình thức séc cần rất nhiều các văn bản pháp lý.

* Quy định về tiền mặt.

Ngân hàng Công thương Việt nam 62

Thanh toán bằng tiền mặt là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động thanh toán nền kinh tế quốc dân. Khối lượng tiền mặt trong lưu thông còn là cơ sở đề điều hoà lưu thông tiền mặt. Do vậy, thực hiện tiền mặt trong hoạt động thanh toán cần có những qui định về pháp lý chặt ché và được thực hiện từ khâu phát hành tiền măt, bảo quản tiền mặt, rút tiền măt từ lưu thông về và đưa tiền mặt ra lưu thông,... như thế nào cho phù hợp đòi hỏi phải có nhiều cơ chế. ở Việt Nam, từ năm 1998 đến nay đã có hàng loạt các cơ chế quản lý tiền mặt để qui định về sử dụng tiền mặt, như: Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày 1/10/1998 của Chính phủ về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại, bảo quản, vận chuyển tài sản quí và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng; Nghị định số 87/1998/NĐ-CP ngày 31/10/1998 của Chính phủ về việc phát hành, thu hồi và thay thế tiền giấy, tiền kim loại; Quyết định số 46/1999/QĐ-NHNN6 ngày 5/2/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành qui định về nghiệp vụ phát hành và điều hoà lưu thông tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 269/2002/QĐ-NHNN ngày1/4/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quí, giấy tờ có giá; Chỉ thị số 02/2002/CT- NHNN ngày15/1/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác phân loại, thu hồi và đổi các loại tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông, ...

Những qui định pháp lý nêu trên đều nhằm mục tiêu sử dụng có hiệu quả tiền mặt trong lưu thông nói chung, trong hoạt động thanh toán nói riêng.

* Quy định về chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, các công cụ nợ khác phát sinh).

Trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ nợ khác là những chứng khoán, chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ đầu tư, các loại chứng khoán khác.

Để đưa các công cụ trên vào hoạt động trên thị trường tài chính (thị trường ngắn hạn và thị trường dài hạn) đòi hỏi phải có nhiều qui định chi phối, từ cơ cấu tổ

Ngân hàng Công thương Việt nam 63

chức đến thị trường; đặc biệt quan trọng là các qui định về việc phát hành và sử dụng chứng khoán. Khi phát hành cổ phiếu đòi hỏi những điều kiện tối thiểu chặt chẽ. Chẳng hạn, khi phát hành cổ phiếu lần đầu: tổ chức muốn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đảm bảo các điều kiện: Mức vốn điều lệ tối thiểu (theo của Việt Nam hiện nay là 10 tỷ đồng Việt Nam); hoạt động có lãi trong kinh doanh liên tục hai năm gần đây nhất; thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc có kinh nghiệm quản lý kinh doanh; có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cỏ phiếu; tối thiểu 20% vốn cổ phần của của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngaòi tổ chức phát hành, trường hợp vốn của tổ chức phát hành từ trên 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiếu là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành; Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành; trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.

Hoặc khi muốn phát hành thêm cổ phiếu, ngoài các điều kiện như phát hành lần đầu còn phải đảm bảo các điều kiện: Lần phát hành thêm phải cách 1 năm sau lần phát hành trước; giá trị cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành. Hoặc tổ chức muốn phát hành trái phiếu cũng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện tối thiểu của các văn bản pháp lý qui định về vấn đề này.

Để những công cụ tài chính nêu trên đưa vào hoạt động trong thanh toán có hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi phải có nhiều loại văn bản pháp lý qui định về vấn đề này, từ khâu tổ chức đến phát hành, thị trường,... và khâu sử dụng. Ở Việt Nam hiện nay có các loại văn bản chủ yếu sau chi phối: Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quyết định số 128/1998/QĐ-UBCK5 ngày 1/8/1998 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán; Quyết định số 04/1998/ QĐ-UBCK3 ngày ngày 13/10/1998 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán; Quyết định số 05/1998/ QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của Quĩ đầu tư chứng khoán và Công ty quản lý quĩ; Quyết

Ngân hàng Công thương Việt nam 64

định số 31/1998/ QĐ-UBCK6 ngày ngày 12/10/1999 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước về việc ban hành qui chế giám sát, thanh tra hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5 ngày 2/11/1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về việc thành lập Công ty chứng khoán của ngân hàng thương mại; Nghị định số 17/2000/NĐ-CP ngày 26/5/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra chứng khoán;

Quyết định số 43/2000/ QĐ-UBCK3 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước ngày 14/6/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của qui chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành kèm theo quyết định số 05/1999/QĐ-UBCK3 ngày 27/3/1999 của Chủ tịch uỷ ban chứng khoán; Quyết định số 78/2000/QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 của Uỷ ban chứng khoán nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong qui chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kèm theo quyết định số 04/1998/UBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước; Quyết định số 79/2000/

QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước về việc ban hành qui chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán; Quyết định số 80/2000/QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 của Uỷ ban chứng khoán nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung thông tư số 01/1998/TT-UBCK ngày 13/10/1998 của Uỷ ban chứng khoán nhà nước; Thông tư số 02/2001/TT-UBCK ngày 28/9/2001 của Uỷ ban chứng khoán nhà nước hướng dẫn nghị định số 48/1998/NĐ-Cp ngày 11/7/1998 về phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chứng; Quyết định số 998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của tổ chức cá nhân nước ngoài tại Trung tâm giao dịch chứng khoán; Quyết định số 50/2003/QĐ-BTC ngày 15/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của qui chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo quyết định số 79/2000/QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước; Quyết định số 51/2003/QĐ-BTC ngày 15/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của qui chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành theo quyết định số 05/1999/QĐ-UBCK3 ngày 27/3/1999 và

Ngân hàng Công thương Việt nam 65

Quyết định sô 43/2000/QĐ-UBCK3 ngày 14/6/2000 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước; Nghị định số 90/2003/NĐ-CP ngày 12/8/2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban chứng khoán nhà nước.

Những văn bản pháp trên từng góc độ khác nhau, tác động và tạo điều kiện cho các công cụ tài chính nêu trên đi vào hoạt động có hiệu quả.

2.3.2.2 Lut điu chnh mt s định chế tài chính

Tương ứng với từng định chế tài chính đều có các luật điều chỉnh để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nó.

* Ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động theo Luật số 06/1997/QHX ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hai Luật này đã xác định chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hành phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước hoạt động nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó cụ thể hoá nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước:

Trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

a) Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;

b) Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam;

Ngân hàng Công thương Việt nam 66

c) Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;

d) Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;

e) Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;

g) Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế;

h) Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng;

i) Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;

k) Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền;

l) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.

Trong việc thực hiện chức năng ngân hàng trung ương:

a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;

b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;

c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;

d) Kiểm soát Dự trữ quốc tế; quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước;

Ngân hàng Công thương Việt nam 67

đ) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;

e) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước;

g) Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng.

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Với tổ chức bộ máy:

a) Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vị trực thuộc.

b) Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy điều hành của Ngân hàng Nhà nước do Chính phủ quy định.

Và qui định hoạt động của Ngân hàng Nhà nước: Thực thị chính sách tiền tệ quóc gia; phát hnàh tiền giấy và tiền kim loại; hoạt động tín dụng; mở tài khoản, hoạt động thanh toán và ngân quỹ, đại lý cho Kho bạc Nhà nước; hoạt động quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối; hoạt động thông tin; ...

* Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX. Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; áp dụng Luật các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan; áp dụng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng với nước ngoài; chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình tổ chức tín dụng; chính sách tín dụng; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; qui định tổ chức và điều hành các tổ chức tín dụng; cấp giấy phép thành lập và hoạt động;

qui định về tài chính, an toàn phá sản,...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số công nghệ kỹ thuật chủ yếu của thanh toán điện tử và hệ thống thử nghiệm (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(465 trang)