Nội dung quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nam (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.3 Nội dung quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Hoạch định chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân là hoạt động xác định mục tiêu, các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu, xây dựng một quy chuẩn về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại các NHTM.

Mỗi ngân hàng cần xác lập những mục tiêu chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân một cách tổng quát và các chính sách về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân.

Dựa trên những mục tiêu đề ra, các NHTM sẽ xác định tập khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng trong phân khúc khách hàng mà ngân hàng hướng đến. Từ đó đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm của khách hàng, và nghiên cứu những giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu tín dụng của khách hàng.

Theo quy tắc quản lý chất lượng tín dụng của Uỷ ban Basel: Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro khác nhau nhưng vẫn có thể theo dõi được trên sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng. Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên.

Với mỗi ngân hàng cũng sẽ có những hoạch định về chính sách tín dụng riêng đối với KH cá nhân, cũng như có những chính sách, phương hướng thực hiện riêng.

1.2.3.2 Tổ chức thực hiện quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân a, Thiết lập quy trình quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Việc thiết lập khuôn khổ quản lý chất lượng tín dụng trong ngân hàng nói chung cũng như quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng ban đầu chỉ đơn giản như là chức năng kiểm soát. Tuy nhiên gần đây, và một phần là do tác động của Basel II, đã có một xu hướng phát triển theo hướng gọi là "Quản lý chất lượng tín dụng tích hợp". Việc định nghĩa, giải thích, áp dụng cũng như thuật ngữ được dùng để miêu tả quy trình quản lý chất lượng tín dụng rất khác nhau ở các ngân hàng. Điều này được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 1.1: Các quy trình quản lý chất lượng tín dụng ở một số Ngân hàng

Basel Barclays JPMorgan

Chase UBS

Nhận biết và đánh giá Đánh giá (Xác Xác định rủi ro Đo Xác định rủi ro Đo rủi ro định, phân tích lường rủi ro lường rủi ro có thể

và đo lường) định lượng

Các hoạt động kiểm Giám sát/Kiểm soát rủi Thiết lập các chính

soát và phân chia Kiểm soát ro sách rủi ro

nghĩa vụ Kiểm soát

Thông tin và truyền Báo cáo Báo cáo rủi ro Báo cáo rủi ro đạt thông tin

Giám sát các hoạt Quản lý và thách Giám sát/Kiểm soát rủi

động và sửa chữa thức ro Kiểm soát

những thiếu sót

Nguồn: Học viện rủi ro toàn cầu – GARP Như đã thấy ở bảng trên, các bước quản lý chất lượng tín dụng luôn tương ứng với các yếu tố trong khuôn khổ của Basel. Các điểm cần lưu ý trong bảng trên là:

Các ngân hàng đều có xu hướng sử dụng các thuật ngữ "xác định" và "đo lường", hơn là "nhận biết" và "đánh giá".

Các hoạt động giám sát luôn là một phần của các hoạt động kiểm soát.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giám sát.

b, Thực hiện quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Để đảm bảo chất lượng tín dụng đặc biệt là đối với tín dụng KH cá nhân thì nhà quản lý phải sắp xếp nhân sự một cách hợp lý tại dây chuyền tác nghiệp. Quá trình vận hành sẽ còn có sự thay đổi kịp thời, không để các rủi ro tín dụng đến từ công tác nhân sự.

Hàng tháng nhà quản lý phải kiểm tra số liệu thực hiện, nhất là những mảng dễ gây rủi ro. Phải nắm được những thông tin có tính chất tiêu cực khác có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại đơn vị, để chủ động đề ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Đặc biệt phải chú trọng việc đánh giá tác động các RRTD đang xảy ra đối với các khoản cho vay trung dài hạn của KH cá nhân, để có biện pháp xử lý cụ thể kịp thời.

Ngoài ra, chất lượng tín dụng tốt phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hiện nay phương thức tổ chức áp dụng hoạt động tín dụng của NHTM là tách bạch giữa 3 chức năng: Chức năng kinh doanh, chức năng quản lý RRTD và chức năng tác nghiệp.

 Bộ phận kinh doanh thực hiện chức năng phát triển kinh doanh thông qua việc thiết lập, củng cố và phát triển khách hàng có khả năng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

 Bộ phận quản lý RRTD thực hiện phân tích, đánh giá và giám sát mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế RRTD có thể chấp nhận được.

 Bộ phận tác nghiệp có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến số liệu trên hệ thống, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ đầy đủ và an toàn, đảm bảo các khoản vay đều tuân thủ nghiêm ngặt các bước quy định trong quy trình tín dụng.

Bên cạnh đó để đảm bảo tính thống nhất trong mối quan hệ ràng buộc kiểm soát lẫn nhau và trong các quyết định về tín dụng, quản lý RRTD, các ngân hàng còn thành lập Uỷ ban quản lý rủi ro và Hội đồng tín dụng.

 Bộ phận quản lý rủi ro được thành lập nhằm hỗ trợ cho Hội đồng quản trị trong công tác quản lý rủi ro trong đó các thành viên của bộ phận này là những người phụ trách các phòng quản lý các hoạt động lớn của ngân hàng. Bộ phận này có chức năng ban hành các chính sách chế độ hoặc đề ra các biện pháp nhằm quản lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có hiệu quả.

 Hội đồng tín dụng được thành lập nhằm hỗ trợ Ban giám đốc trong việc cung ứng sản phẩm đến khách hàng. Nhiệm vụ của bộ phận này xét duyệt giới hạn tín dụng, xét duyệt các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc hoặc khoản vay phức tạp cần thẩm định, đánh giá lại.

1.2.3.3 Kiểm tra, kiểm soát chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Một trong các cấu phần của rủi ro tín dụng là rủi ro đạo đức. Để hạn chế rủi ro đạo đức, người ta thường giám sát để khách hàng vay vốn không đầu tư rủi ro bằng món tiền của ngân hàng cho vay. Ngân hàng thường kiểm tra giám sát vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng theo định kỳ.

Hiện nay các ngân hàng thực hiện các biện pháp cơ bản sau:

 Tiến hành kiểm tra, giám sát tất cả các loại hình tín dụng định kỳ và kiểm tra bất thường.

 Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra thận trọng và chi tiết, đảm bảo những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản vay phải được kiểm tra.

 Kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản cho vay lớn bởi việc không tuân thủ hợp đồng tín dụng của các khoản vay này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của ngân hàng.

 Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản vay.

 Trong trường hợp tốc độ phát triển của nền kinh tế suy giảm hay các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay của ngân hàng phải đối mặt với những vấn đề lớn, thì ngân hàng phải tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng.

Vậy kiểm soát tín dụng giúp các nhà quản lý ngân hàng phát hiện những khoản vay có vấn đề, xác định việc cán bộ tín dụng có tuân thủ đúng chính sách cho vay của ngân hàng hay không, ngăn ngừa và chấn chỉnh sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

Hiện nay phòng kiểm tra nội bộ thực hiện độc lập với hoạt động tín dụng và tập trung vào hai phương diện chính:

 Kiểm tra, kiểm soát việc tổ chức chỉ đạo điều hành và đánh giá khái quát hoạt động tín dụng như: kiểm tra việc tổ chức phân công của lãnh đạo trong chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng, kiểm tra việc triển khai chế độ thể lệ và các văn bản chỉ đạo...

 Kiểm tra kiểm soát đối với từng món vay cụ thể bao gồm cả khâu trước, trong và sau khi cho vay.

1.2.3.4 Đẩy mạnh nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Về nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân, đây là quá trình đòi hỏi phải duy trì liên tục trong quá trình quản lý mới có thể duy trì chất lượng tín dụng một cách lâu dài. Đối với việc cải tiến chất lượng trong hoạt động tín dụng của khách hàng cá nhân thì đây là một quá trình tìm tòi nghiên cứu, phát huy sáng tạo, áp dụng, thử nghiệm... tại tất cả các khâu trong chuỗi hoạt động cho vay của mảng nghiệp vụ này.

Để công tác cải tiến chất lượng thật sự hiệu quả, các nhà quản lý ngân hàng cần phải xác định chính xác nội dung cần cải tiến, cần thay đổi. Đây là những nội dung không còn phù hợp hoặc còn khe hở dễ phát sinh rủi ro trong quá trình tác nghiệp.

Ở cấp độ chi nhánh, việc cải tiến chất lượng tín dụng chủ yếu tập trung vào công tác cán bộ, công tác thẩm định, chấm điểm xếp loại khách hàng cá nhân, quá trình giám sát sau giải ngân, kiểm tra nội bộ.... Để công tác này hiệu quả và là nhiệm vụ thường xuyên thì Ban lãnh đạo chi nhánh cần phải có sự quan tâm, đầu tư tương xứng, có chế độ khuyến khích khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ có thành tích hay sáng kiến cải tiến đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w