CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM
2.2.3 Thực trạng về tổ chức thực hiện quản lý chất lượng khách hàng cá nhân 54
Hàng năm, ngay từ những tháng đầu tiên, Vietinbank Hà Nam luôn hết sức quan tâm chỉ đạo công tác quản lý chất lượng tín dụng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong năm, lấy quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình tổ chức thích hợp cho chi nhánh, từ đó có thể thiết lập các thủ tục hành chính cho phù hợp các quy định của luật pháp và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Về cơ bản quy trình tín dụng của khách hàng cá nhân vẫn tuân thủ theo 7 bước là: lập hồ sơ tín dụng, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng; phân tích, thẩm định hồ sơ tín dụng; trình quyết định phê duyệt hồ sơ tín dụng tới cấp có thẩm quyền, ra phán quyết tín dụng; thương thảo, ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng...; giải ngân; tổ chức giám sát sau cấp tín dụng, thu nợ và lãi, xử lý các phát sinh; thanh lý hợp đồng tín dụng. Các bước được thực hiện tương đối chặt chẽ, quy trình tín dụng được chuyên biệt hóa tăng tính an toàn và đánh giá chung cho toàn bộ các khoản vay (Phụ lục 02).
2.2.3.2 Thực trạng mô hình quản lý tín dụng khách hàng cá nhân
Bộ máy quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân là một cơ cấu bao gồm các nhân sự, đơn vị có liên quan đến quá trình ra quyết định tín dụng với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể và cơ chế phân chia, nhóm và phối hợp hoạt động của các nhân sự, đơn vị đó. Mục đích cơ bản của việc xây dựng bộ máy quản lý quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân là tối ưu hóa việc phối hợp và sử dụng các nguồn lực (nhân sự, tài chính, thông tin…) tại mọi cấp độ của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam để đạt được những mục tiêu hoạt động đã đặt ra. Bộ máy quản lý quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách, quy chế, quy định và quy trình về quản lý cho vay trong phân khúc khách hàng cá nhân. Mô hình tổ chức quản lý quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Hà Nam được thể hiện như sau:
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân Hội đồng tín dụng cơ sở
Ban Giám đốc
Khối kinh Khối Quản Phòng kế Phòng hỗ
doanh lý rủi ro toán giao trợ tín dụng
dịch
Phòng Bán Phòng
lẻ, các Tổng hợp
Phòng giao dịch
Tổ quản lý rủi Tổ QL nợ có Bộ phận hậu
ro vấn đề kiểm
(Nguồn: Vietinbank Hà Nam năm 2019)
* Về nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân
- Kết hợp mô hình quản lý tập trung và phân tán:
(i) Mô hình quản lý tập trung thể hiện sự tập trung hóa về chính sách, nguyên tắc điều hành cho vay, lãi suất; đảm bảo các cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ cho vay được áp dụng thống nhất trong toàn bộ các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
(ii) Mô hình quản lý phân tán thể hiện thẩm quyền quyết định cho vay thông qua phân cấp của Hội đồng quản trị cho các cấp có thẩm quyền trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, cơ chế ủy quyền của Tổng giám đốc cho Trưởng phòng, ban Trụ sở chính và Giám đốc chi nhánh, ủy quyền của Giám đốc chi nhánh cho các phòng giao dịch, điểm giao dịch.
* Tổ chức, nhiệm vụ chính của bộ máy quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân:
Một là, Hội đồng tín dụng cơ sở:
- Về tổ chức, thành phần: Hội đồng tín dụng (HĐTD) cơ sở do Giám đốc Chi nhánh Hà Nam quyết định thành lập. Thành phần HĐTD cơ sở bao gồm các thành viên sau:
+ Chủ tịch HĐTD: Giám đốc Chi nhánh
+ Thư ký HĐTD: là Trưởng (hoặc phó) phòng có nghiệp vụ phát sinh đồng thời là uỷ viên HĐTD.
+ Uỷ viên HĐTD: Phó Giám đốc phụ trách tín dụng; Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ liên quan; Các Trưởng (hoặc phó) phòng ban; Trưởng (hoặc phó) tổ quản lý rủi ro.
- Về chức năng, nhiệm vụ:
+ Quyết định tín dụng đối với một khách hàng theo đề nghị của các phòng khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch trong trường hợp nhu cầu vay vốn theo mức phán quyết tối đa cho vay đối với 1 KHCN của Tổng Giám đốc uỷ quyền cho chi nhánh là 20 tỷ đồng.
+ Quyết định các vấn đề phức tạp khác có liên quan tới hoạt động cho vay theo chức năng của HĐTD trong thẩm quyền phán quyết cho vay của chi nhánh, theo đề nghị của các phòng có nghiệp vụ phát sinh.
+ Quyết định định hướng ngành hàng mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm khách hàng có khả năng tăng trưởng tín dụng, nhóm khách hàng hạn chế tăng trưởng tín dụng của chi nhánh theo đề nghị của tổ quản lý rủi ro.
+ Xem xét, nhất trí cấp tín dung và trình trụ sở chính xem xét phê duyệt trong các trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết cho vay của chi nhánh.
Hai là, Giám đốc Chi nhánh
Tại chi nhánh Vietinbank Hà Nam, Giám đốc Chi nhánh Quyết định mức uỷ quyền phán quyết cho vay đối với trưởng phòng giao dịch thuộc chi nhánh là 500 triệu đồng/khách hàng. Phê duyệt các giới hạn cho vay và các khoản cho vay đối với một khách hàng trong phạm vi tổng dư nợ đối với 1 khách hàng các khoản cấp tín dụng từ 20 tỷ đồng trở xuống; Giữ vị trí Chủ tịch HĐTD cơ sở và chủ trì các cuộc họp HĐTD tại Chi nhánh.
Ba là, Các phòng nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh
Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cụ thể của các Phòng nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh do HĐQT quyết định theo đề nghị của Tổng Giám đốc từng thời kỳ.
Trong đó, đối với khách hàng cá nhân thì phòng khách hàng bán lẻ, các Phòng giao dịch có chức năng, nhiệm vụ chính là:
- Thẩm định cơ sở pháp lý, năng lực quản lý, năng lực tài chính của khách hàng, đến hiệu quả của phương án vay vốn, giá trị TSBĐ, hồ sơ pháp lý của TSBĐ, khả năng trả nợ và các rủi ro tiềm ẩn....trình các cấp lãnh đạo xét duyệt khoản vay.
Sau khi khoản vay được giải ngân, các phòng nêu trên có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn, theo dõi quá trình SXKD, nguồn trả nợ, đôn đốc trả nợ, kiểm tra TSBĐ, dự đoán và đưa ra các biện pháp xử lý nếu xảy ra rủi ro...cho đến tận khi khoản vay được tất toán.
Ngoài nhiệm vụ chính là kinh doanh các sản phẩm tín dụng ra, phòng khách hàng còn có các chức năng, nhiệm vụ khác như:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh và phát triển thị phần sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân.
- Tổ chức bộ máy nhân sự; Nghiên cứu, thiết kế, duy trì và phát triển sản phẩm, dịch vụ; Tổ chức quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ (không bao gồm quy trình vận hành) Tham gia định giá sản phẩm theo chiến lược chung; Xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng; Phát triển sản phẩm mới...
- Kiểm tra, giám sát và quản lý thực hiện các chỉ tiêu đề ra nhằm đảm bảo kế hoạch của Khối và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nam
- Quản lý chất lượng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Khối, bao gồm:
về năng suất làm việc của nhân viên, kiểm soát lỗi nghiệp vụ, xây dựng định biên, chuẩn mực năng lực, phối hợp với Khối Quản trị nguồn lực tuyển dụng nhân viên.
Bốn là, Phòng hỗ trợ tín dụng chi nhánh:
- Có trách nhiệm kiểm kiểm tra, kiểm soát hồ sơ khoản vay để đảm bảo đầy đủ tính pháp lý trước khi trình ký giải ngân và trực tiếp quản lý lưu trữ hồ sơ khoản vay.
- Lập tờ trình đề nghị giải ngân khoản vay sau khi hồ sơ vay đã được phòng kiểm tra hoàn tất.
- Cập nhật các nội dung liên quan đến món vay vào phần mềm bao gồm : Số tiền vay, lãi suất vay, thời gian trả nợ, giá trị TSBĐ, loại hình khách hàng, mã sản phẩm vay, mã mục đích vay....
Năm là, phòng tổng hợp (bao gồm, tổ quản lý nợ có vấn đề - quản lý rủi ro – hậu kiểm)
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, kịp thời hoạt động tín dụng tại chi nhánh (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc) theo chương trình đã được Tổng giám đốc phê duyệt định kỳ hoặc đột xuất ; Thực hiện kiểm tra chéo tại các chi nhánh khác theo quyết định của Tổng giám đốc; Theo dõi, báo cáo các khoản vay đã phát sinh rủi ro (Nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng, nợ bán cho VAMC… ); Thực hiện các nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Ưu nhược điểm của mô hình
Ưu điểm: Mô hình quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của Vietinbank chi nhánh Hà Nam là độc lập giữa khối kinh doanh và khối quản lý rủi ro, giúp cho bộ phận kinh doanh của chi nhánh Vietinbank Hà Nam tập trung nguồn lực cho phát triển các hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Mô hình này hạn chế những sai sót trong quyết định cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng do tránh được một số nguyên nhân chủ quan gây mất an toàn tín dụng.
Nhược điểm của mô hình: Mô hình quản lý rủi ro độc lập với khối cho vay tuy có nhiều ưu điểm, giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan, tuy nhiên cũng có những nhược điểm nhất định như: Bộ phận thẩm định hồ sơ độc lập với bộ phận kinh doanh cho vay, do đó thường mất nhiều thời gian thẩm định, phê duyệt khoản vay; một số trường hợp để đảm bảo mức độ an toàn, bộ phận rủi ro sẽ siết chặt hồ sơ và loại các khoản vay tiềm năng nhưng hồ sơ lại chưa đáp ứng theo chuẩn mực; dẫn tới nhiều khách hàng tiềm năng bị bỏ qua, làm ảnh hưởng đến mức độ phát triển cho vay khách hàng của chi nhánh.