Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nam (Trang 90 - 95)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM

3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NAM

3.2.2. Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng tín dụng

3.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng và xây dựng chính sách tín dụng phù hợp

Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình, việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Thông thường cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Để nâng cao chất lượng tín dụng thì VietinBank phải có được một chính sách tín dụng thích hợp, ổn định mang tính chất lâu dài. Cụ thể trong thời gian tới chi nhánh phải xây dựng chính sách tín dụng theo hướng sau:

- Đối với chính sách khách hàng: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng đang diễn ra vô cùng gay gắt. Thêm vào đó với những ngân hàng TMCP mới tiến vào thị trường Hà Nam như SHB, Maritime Bank... đang có những chính sách ưu đãi khai trương để lôi kéo khách hàng, đây là một trong những khó khăn cho bộ phận tín dụng của VietinBank nói chung, tín dụng KH cá nhân của VietinBank Hà Nam nói riêng. Chính vì thế, VietinBank Hà Nam cần xây dựng một chương trình, chính sách cụ thể ưu việt, có sức cạnh tranh để giữ chân và phát triển dịch vụ tín dụng KH cá nhân.

- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng: Để đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian tới không nên chỉ tập trung vào hoạt động nghiệp vụ truyền thống là cho vay mà phải tăng cường mở rộng các nghiệp vụ hiện đại như: bảo lãnh, tư vấn tài

chính,… vừa tăng thu nhập cho chi nhánh vừa thoả mãn nhu cầu cho khách hàng.

- Đối với tài sản đảm bảo: Thì đây là nguồn để Ngân hàng có thể thu hồi vốn vay khi khách hàng không trả được nợ, đối với tài sản đảm bảo là tài sản cố định thì chi nhánh phải quan tâm đến sự hao mòn vô hình của tài sản đó, đồng thời cũng nên theo dõi thị trường trong tương lai của sản phẩm đó. Mặc dù tài sản đảm bảo hết sức quan trọng như vậy nhưng nó không phải là tất cả, khi khách hàng không có tài sản

đảm bảo nhưng khách hàng đó có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh có lãi, quan hệ lâu dài với chi nhánh thì cũng nên xem xét cho vay.

- Chính sách lãi suất: Do các chính sách tín dụng KH cá nhân của Vietinbank chịu nhiều ràng buộc và phải tuân thủ quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước.

Do đó chi nhánh cần chủ động xây dựng các chính sách tín dụng linh hoạt, thay đổi kịp thời theo quy định của NHNN và của Chính phủ, trong đó cần linh hoạt về lãi suất cho vay.

Chi nhánh hiện đang áp dụng chính sách lãi suất cho các đối tượng khách hàng khác nhau chủ yếu dựa trên các chương trình lãi suất do HSC ban hành chứ chưa chủ động đề xuất những chính sách lãi suất với những đối tượng KH cá nhân đã có quan hệ với chi nhánh lâu năm, có độ tín nhiệm cao, uy tín, hoặc đề xuất những mức lãi suất cạnh tranh với những khách hàng tiềm năng đang được các ngân hàng khác trên địa bàn lôi kéo với nhiều chính sách hấp dẫn trên cơ sở tổng hòa lợi ích.

3.2.2.2. Xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý

- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án và phương án vay vốn của khách hàng tại chi nhánh.

+ Về thẩm định khách hàng vay vốn cán bộ tín dụng cần nắm vững thông tin về khách hàng vay vốn bao gồm:

Những thông tin cơ bản được thu thập về khách hàng nhất là thông tin về lịch sử khách hàng. Nhưng thực tiễn cũng như thị trường luôn luôn vận động. Vì vậy cần căn cứ vào nhiều kênh thu nhập thông tin khác nhau để thường xuyên cập nhật thông tin đầy đủ và chính xác về khách hàng. Ngay từ đầu cán bộ tín dụng phải xác định và phân loại khách hàng thuộc đối tượng nào? Uy tín của họ với ngân hàng ra sao? Có sẵn lòng để trả nợ ngân hàng không? Phương án vay vốn có mangn lại hiệu quả kinh tế, để khách hàng trả nợ chi nhánh không? Việc thẩm định uy tín của khách hàng được xem là yếu tố quan trọng trong quan hệ tín dụng. Xét theo lý thuyết thì việc đánh giá các yếu tố cá nhân hoàn toàn mang tính chủ quan, thế nhưng việc đánh giá của cán bộ tín dụng có chính xác hay không sẽ có vai trò quyết

định đến hiệu quả tín dụng cho vay, nếu việc đánh giá sai đối tượng khách hàng xin vay vốn, sẽ làm giảm những khách hàng có mối quan hệ tốt với chi nhánh hoặc có thể chi nhánh không có khả năng thu hồi nợ khi đã cho vay. Công việc sẽ dễ dàng hơn nếu người đi vay là khách hàng truyền thống từng vay vốn trước đó, trường hợp khách hàng mới quan hệ với chi nhánh thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về thủ tục, phương thức cho vay và đặc biệt quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng, xem xét đến trách nhiệm trong quản lý kinh doanh,… Những khía cạnh này phải xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi cho vay

+ Thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng

Đối với các dự án phương án vay vốn thì cán bộ tín dụng cần xem xét cẩn thận những vấn đề sau như: Hồ sơ xin vay vốn đã đầy đủ theo chế độ hiện hành theo quy định của chi nhánh chưa, mục đích sử dụng vốn của khách hàng là gì? Thị trường sản phẩm của khách hàng hiện tại và trong tương lai như thế nào? Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của khách hàng như: khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số tự tài trợ,… và thông qua các phân tích trên thì cán bộ tín dụng xác định nhu cầu vốn của khách hàng là bao nhiêu? Kỳ hạn vay và thanh toán như thế nào là hợp lý nhất.

+ Nâng cao công tác đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Khả năng trả nợ của khách hàng thường phụ thuộc vào các khoản thu trong tương lai khi hợp đồng tín dụng chuẩn bị đến hạn thanh toán, có thể nói các nguồn thu này kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn trong từng chu kỳ. Những con số dự trù về nguồn thu trong phương án kinh doanh cũng được xem xét trong mối quan hệ với các cam kết khác mà người đi vay phải thực hiện trả nợ. Đặc biệt khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng phải nắm rõ nguồn trả nợ chính thức, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng có thể cam kết để trả nợ cho chi nhánh khi nguồn trả nợ chính thức có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu tư tín dụng chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ được hợp lý. Có thể nói trong bất kỳ trường hợp nào thì

nguồn vốn tự có phải được coi là nguồn lý tưởng để trả nợ, cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào phương án xin vay vốn để tìm nguồn thu nợ vay khi đó ngân hàng sẽ gặp phải khó khăn.VietinBank Hà Nam phải cố gắng tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo trực tiếp hoặc của bên thứ ba bảo lãnh vì khi đã xử lý các mối quan hệ thế chấp thì thường đã xuấtg hiện rủi ro rồi, mặt khác đây là quá trình xử lý lâu dài, tốn kém rất nhiều thời gian và thiệt thòi luôn nghiêng về phía ngân hàng cho vay.

- Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng Cán bộ tín dụng của chi nhánh phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay mà khach hàng đã vay của ngân hàng để xem xét khách hàng có thực hiện đúng mục đích vay vốn không, tránh tình trạng không quản lý được tình hình sử dụng vốn theo phương án xin vay. Mặt khác, cán bộ tín dụng cũng phải theo dõi quá trình sử dụng vốn vay có diễn ra như trong hồ sơ xin vay vốn đã thuyết minh trình bày không, nếu có sự bất thường, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì kiên quyết thu hồi, trong quá trình thực hiện dự án nếu có sự thay đổi trong dự án thì cán bộ tín dụng phải nhanh chóng tìm ra phương án tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Nếu thấy phương án cần phải huy động thêm vốn để bổ sung cán bộ tín dụng thấy điều này là hợp lý thì cũng nên tạo điều kiện cho khách hàng vay thêm vốn, ngược lại khi thấy phương án không thực sự hiệu quả nếu để đến hạn không thể thu hồi được vốn vay thì cũng nên thu hồi vốn vay trước hạn, đồng thời nghiên cứu kỹ thu chi tiền mặt tại đơn vị qua đó chi nhánh vừa tạo điều kiện giúp khách hàng thiếu vốn được vay sử dụng hiệu quả và đồng thời mở rộng hoạt động tín dụng của mình trên cơ sở lợi nhuận và an toàn cao trong khi cho vay.

- Tăng cường công tác thu hồi nợ, phân tích và xử lý nợ quá hạn

+ Đến thời hạn chi trả món vay cán bộ tín dụng tại VietinBank Hà Nam phải nhanh chóng đốc thúc thu hồi nợ, nhanh chóng thông báo cho khách hàng chuẩn bị tiền để kịp thời trả nợ cho chi nhánh.

+ Đối với hoạt động phân tích và xử lý nợ quá hạn.

Tuỳ theo từng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng mà có những biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện để chi nhánh thu hồi vốn vay:

- Biện pháp khai thác con nợ: Biện pháp này được sử dụng khi khách hàng gặp rủi ro mà chưa cần tới cơ quan pháp luật xử lý, cán bộ tín dụng nên tư vấn cho khách hàng đưa ra biện pháp tháo gỡ dần khó khăn, chuyển hướng sản xuất, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí có thể cho vay món mới.

- Vận dụng xử lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng: có thể cho giảm nợ hoặc cho vay liên vụ thêm thời hạn hoặc có thể hạ lãi suất, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Cũng nên xem xét cho khách hàng vay thêm để khách hàng tiếp tục thực hiện dự án để có tiền trả nợ chi nhánh.

- Hàng tháng cán bộ tín dụng tiến hành phân tích tình hình nợ quá hạn của địa bàn phụ trách, từ đó có cách xử lý với từng món nợ quá hạn. Phân tích rõ nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn làm căn cứ để thu hồi. Phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân chủ quan, khách quan, phân loại nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi một phần, nợ quá hạn có khả năng mất trắng.

- Nếu sử dụng hết biện pháp nghiệp vụ của chi nhánh mà khách hàng không trả được nợ hoặc khách hàng lừa đảo thì nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ pháp lý để truy tố pháp luật để hạn chế thấp nhất rủi ro cho chi nhánh.

3.2.2.3. Mở rộng cho vay có tài sản bảo đảm

Hiện nay tình hình kinh tế, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang chứa đựng rất nhiều tiểm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn thứ cấp thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên việc xác định giá trị tài sản bảo đảm cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cần thường xuyên theo dõi tài sản bảo đảm, nắm bắt thông tin về tài sản bảo đảm, nếu có biến động lớn cần xem xét định lại giá trị tài sản.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nam (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w