LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
BÀI 22: Tiết 110. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
II- Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ của con.
hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm băng kĩ thuật khăn phủ bàn:( 5 phút)
a. Tìm chi tiết miêu tả hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ của con?
b. Nhận xét về hình ảnh đó?
c. Chỉ ra những đặc sắc NT có trong đoạn thơ?
d. Cảm nhận của em về hình ảnh con cò?
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + HS đọc yêu cầu
+ HS hoạt động cá nhân +HS thảo luận
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến trả lời:
H? Gọi học sinh đọc đoạn 1.
Nêu nội dung của đoạn thơ trên?
Chú ý vào bốn câu thơ đầu giới thiệu cho ta biết điều gì?
- Lời mẹ hát ru con khi con nằm trong nôi.
H? Trong lời hát ru của mẹ có hình ảnh nào?
- Trong lời hát ru của mẹ có hình ảnh con cò.
H? Qua đây em có nhận xét gì về cách giới thiệu hình tượng con cò của tác giả?
- Cách giới thiệu hình ảnh con cò một cách tự nhiên, hợp lí qua những lời ru của mẹ thuở còn nằm trong nôi mẹ đã muốn…
GV: Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ cứ thấm dần vào tâm hồn của con, tự nhiên, âu yếm như là bắt đầu từ vô thức, bản năng như dòng sữa mẹ nuôi con, con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ con không thể thiếu lời ru với những cánh cò bay bổng ấy.
H? Trong lời hát ru của mẹ về con cò, mẹ hát ru bằng những bài ca dao nào?
- Con cò bay lả bay la, bay từ cửa sổ bay ra cánh đồng.
- Con cò bay lả bay la, bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng.
GV: Vì đó là những câu ca dao quen thuộc ai cũng được nghe các bà các mẹ hát.
H? Qua 2 bài ca dao gợi tả cho ta biết điều gì?
- Gợi cho ta không gian, khung cảnh cuộc sống thời xưa từ làng quê đến phố xá- Hình ảnh con cò trong những câu ca dao này gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa.
H? Tuy nhiên 2 bài ca dao này được tác giả đưa vào trong bài thơ của mình như thế nào?
- Tác giả chỉ lấy một vài chữ trong mỗi câu nhằm gợi nhớ những câu ấy.
GV: Nhà thơ đã vận dụng một cách sáng tạo, ông chỉ trích một phần, một vài từ ngữ rồi đưa vào trong mạch thơ, mạch cảm xúc của mình trong lời ru của mẹ.
H? Đi liền lời hát ru đó mẹ thể hiện cảm xúc với con như thế nào?
- “ Cò một mình… con chơi rồi lại ngủ”, H? Em hiểu 2 câu thơ này như thế nào?
- Con cò mẹ chăm sóc tuổi thơ con chơi rồi lại ngủ một cách hồn nhiên.
H? Cứ thế hàng ngày mẹ ru con, hình ảnh con cò hiện lên trong lời ru của mẹ qua những bài ca dao nào nữa?
- Con cò mà… cò con.
GV: ở đây tiếp tục có sự sáng tạo trong việc vận dụng ca dao vào trong thơ của mình.
H? Hình ảnh con cò của bài ca dao có gì khác so với 2 bài ca dao trên?
- Con cò ở đây là tượng trưng cho người mẹ nhọc nhằn vất vả lặn lội kiếm sống.
H? Như vậy, mặc dù ý nghĩa lời hát ru hết sức sâu sa nhưng ở thời điểm con còn trong nôi thì lời hát ru ấy có vai trò gì?
- Những lời hát ru là sự vỗ về trong âm điệu ngọt ngào dịu dàng để đưa con vào giấc ngủ.
H? Từ những lời hát ru của mẹ, tác giả đã nói lên tình cảm của mẹ đối với con qua những câu thơ nào?
- “ Ngủ… phân vân”.
H? Hình ảnh “cò” trong “cò ơi, chớ sợ” tác giả
muốn nói tới ai?
- Con cò của mẹ.
GV: Như vậy đã có sự liên tưởng.
H? Qua những câu thơ này, em hiểu tình cảm mẹ dành cho con như thế nào?
- Mẹ mong con được yên giấc trong vòng tay bế ẵm và dòng sữa ngọt ngào của mẹ.
H? Nhờ đó giúp em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ dành cho con?
GV: Đoạn thơ khép lại bằng những câu thơ gợi lên cuộc sống thanh bình êm ả của bé.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về hình ảnh con cò
* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV
* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm băng kĩ thuật khăn phủ bàn:( 5 phút)
a. Tìm chi tiết miêu tả hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ của con?
b. Nhận xét về hình ảnh đó?
c. Chỉ ra những đặc sắc NT có trong đoạn thơ?
d. Cảm nhận của em về hình ảnh con cò?
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + HS đọc yêu cầu
+ HS hoạt động cá nhân +HS thảo luận
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến trả lời:
Mở đầu đoạn 2, tác giả tiếp tục giới thiệu với chúng ta điều gì?
- Giới thiệu về lời hát ru của mẹ.
GV: Mẹ lại ru con bằng lời hát ru yêu thương mong con yên giấc ngủ.
H? Trong lời hát ru của mẹ có gì giống lời hát ru trong đoạn 1?
- Giống lời hát ru ở đoạn 1 có hình ảnh con cò.
H? Hình ảnh con cò trong lời hát ru đến với bé
- Qua những lời hát ru ngọt ngào, dịu dàng bé được vỗ về chăm sóc bằng sự yêu thương và che chở của mẹ hiền.
2. Hình ảnh con cò trở thành người bạn đồng hành của con trên mọi nẻo đường đời.
như thế nào?
“ Cho cò… chung đôi”.
H? Nếu như đoạn 1, hình ảnh con cò đến với con một cách vô thức thì ở đoạn 2 có gì khác biệt?
- Cánh cò trong lời ru đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi thân thiết.
H? ở đoạn 2 này, hình ảnh cánh cò được bổ sung và biến đổi như thế nào?
- Cánh cò trở thành người bạn đồng hành của con.
H? Khi con còn ở trong nôi thì cò có cử chỉ gì?
- “Cho cò… hai đứa đắp chung đôi”.
H? Em hiểu những câu thơ này như thế nào?
- - Cò đến bên nôi làm quen với bé và trở nên thân thiết, lúc thức chơi với em, lúc ngủ cò ngủ cùng.
H? Em nhận xét gì về cách sử dụng từ “đứa”
trong câu thơ “cánh của cò, hai đứa”
- Từ "đứa" thân thương mà suồng sã, biến cò thành đứa trẻ bạn của bé.
H? Đến tuổi đi học thì cò như thế nào?
- “ Mai khôn… gót đôi chân”.
H? ở đây tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
- Hoán dụ: cánh cò- chỉ con cò.
GV: Con đi học cò theo từng bước chân con, dìu con dắt con trên bước đường học tập.
H? Đến khi con trưởng thành, cánh cò không chỉ là người bạn đồng hành mà đã phát triển hơn lên như thế nào?
- Cánh cò trở thành bạn tri kỉ kể từ lúc nào bên con che chở, quạt mát vào câu thơ mới viết của con.
H? Em có nhận xét gì về cách xây dựng hình ảnh thơ của tác giả ở đây?
- Hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự kiên tưởng, tưởng tượng phong phú qua biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
- Hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng phong phú mang ý nghĩa biểu trưng về lòng mẹ, sự diù dắt nâng đỡ dịu dàng của người mẹ theo cùng con trong mỗi chặng đường đời từ lúc trong nôi đến tuổi tới trường và đến lúc trưởng thành.
3. Suy nghĩ và triết lí về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
H? Theo em ý nghĩa biểu tượng của con cò trong đoạn thơ này là gì?
- Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ.
H? Từ hình tượng con cò giúp em cảm nhận được gì về lòng mẹ đối với con?
Tình cảm gắn bó giữa hai mẹ con như một triết lí sâu sắc trong cuộc đời. Điều ấy được thể hiện như thế nào ở khổ 3 chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp.
H? Đọc kĩ khổ thơ thứ 3 và theo dõi 5 câu đầu.
Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ ở đây?
- Điệp từ: “dù, cò”
H? Điệp từ trong câu thơ này có tác dụng gì?
- Có tác dụng nhấn mạnh “dù” con ở bất cứ nơi đâu mẹ cũng luôn bên con.
GV: Con cò trong đoạn thơ 3 được hoá thân hoàn toàn trở thành lòng mẹ.
H? Từ đó giúp em cảm nhận được gì về tấm lòng mẹ đối với con?
H? Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm như thế nào?
- Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
H? Theo dõi: “à ơi… quanh nôi”.
Những câu thơ cuối gợi cho ta âm hưởng gì?
- Gợi cho ta âm hưởng lời hát ru với điệp khúc
“ngủ đi”.
H? Trong lời hát ru ta bắt gặp lại hình ảnh nào?
- Hình ảnh con cò, con vạc trong lời hát ru.
H? Tác giả đã thành công gì về mặt nghệ thuật ở bài thơ này?
H? Tác giả đã thành công trong việc thể hiện nội dung tư tưởng, cảm xúc của bài thơ như thế nào?
HĐ luyêṇ tập
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
Nhiệm vụ: HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
Phương thức thực hiện: Cá nhân trình bày, Yêu cầu sản phẩm:Câu trả lời của HS.
Cách tiến hành
- Tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời.
- Đây là quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững rộng lớn và sâu sắc.