1. Kiến thức: Học sinh cần:
- Nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.
- Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng.
- GD Hs có ý thức hệ thống bài học theo nội dung ,chủ đề.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.
3. Phẩm chất và thái độ:
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
-Ý thức liên hệ thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực: phát huy năng lực giải quyết vấn đề, tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
GV: chuẩn bị kế hoạch bài học, bài tập đã ra ở tiết trước.
HS : Ôn bài, chuẩn bị bài theo lời dặn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Mô tả phương pháp, kĩ thuật dạy học
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động
khởi động
- Thuyết trình. -Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- kĩ thuật học tập hợp tác
Hoạt động hình thành kiến thức
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vần đề, giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Dạy học hợp tác.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Kĩ thuật học tập hợp tác
Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề & giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình.
- Hoạt động nhóm
-Kĩ thuật đặt câu hỏi.
-Kĩ thuật học tập hợp tác
Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề & giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại - HĐ nhóm.
Kĩ thuật đặt câu hỏi
Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề & giải quyết vấn đề. Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tô chức các hoạt động;
HĐ của thầy và trò ND(ghi bảng)
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2p)
1/Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS tiếp thu bài mới
2/ Phương thức thực hiện: cá nhân thuyết trình 3/ sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.
5/ Tiến trình hoạt động:
? Từ bảng hệ thống các VBND tiết trước, em cho biết hình thức thể hiện VBND ?
? Hãy trình bày cách học VBND hiệu quả nhất?
- HS làm việc cá nhân, trình bày bài trước lớp.
- GV, lớp nhận xét bổ sung.
- GV dẫn dắt vào bài tổng kết...
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH TỔNG KẾT KIẾN THỨC (26p)
Hoạt động 1: Hình thức văn bản nhật dụng:
1/Mục tiêu: giúp hs khắc sâu những đặc điểm cơ bản về hình thức của VBND
2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu &
giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.
III. Hình thức văn bản nhật dụng:
3/ sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.
5/ Tiến trình hoạt động:
? Em hãy tìm các thể loại mà văn bản nhật dụng đã sử dụng?( Gợi ý dựa vào bảng thống kê)? Ví dụ?
? Không có tính bắt buộc hay những yêu cầu cao như các thể loại khác, VBND có được coi là tác phẩm văn chương không?
GV chia lớp thành 2 nhóm, làm 2 câu trên.
* Dự kiến sản phẩm:
1/ Thể loại: có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản: tự sự, thuyết minh, miêu tả,..
Ví dụ: ( dựa vào bảng tiết trước để trả lời) - Ví dụ: Cổng trường mở ra - Biểu cảm ( miêu tả, hồi kí.)
2/ Văn bản nhật dụng không được xếp vào các thể loại như: Thơ, truyện, kiểu loại như tự sự, biểu cảm, miêu tả mà văn bản nhật dụng chỉ mang tính cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà thôi.
- Gía trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng cũng là 1 yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất định: miêu tả, thuyết minh…
* HS làm bài cá nhân, thảo luận nhóm.
* Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động.
* Các nhóm nhận xét, đánh giá bài nhau.
GV đánh giá, chốt ý.
Hoạt động 2: Phương pháp học văn bản nhật dụng:
1/Mục tiêu: giúp hs nắm được cách học VBND tốt nhất, dễ nhớ nhất
2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu &
giải quyết vấn đề.
3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs
4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.
5/ Tiến trình hoạt động:
? Để học tốt một văn bản nhật dụng, ta phải làm ntn?
1. Thể loại: có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, thuyết minh,..
2. Giá trị văn chương:
Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất định:
miêu tả, thuyết minh…
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng:
- Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích
- Trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi phần đọc hiểu
- Phân tích đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt khái quát chủ đề.
- Có sự liên hệ thực tế.
- Nắm vững kiến thức các môn học.
HS làm bài cá nhân
GV quan sát, giúp đỡ những hs khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Dự kiến sản phẩm:
- Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích
- Trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi phần đọc hiểu
- Phân tích đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt khái quát chủ đề.
- Có sự liên hệ thực tế.
* Hs trình bầy bài, lớp đánh giá, nhận xét, bổ sung.
* GV đánh giá, chốt ý.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10p)
1/Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu &
giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.
3/ Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs 4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.
5/ Tiến trình hoạt động:
1/ ? Nêu lợi ích và tiêu cực trong việc bỏ thi tốt nghiệp ở tiểu học và THCS?
2/ ? Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi, ở lớp - ở trường em?
*/ HS làm bài theo 2 nhóm: N1- Câu 1; N2- câu 2
Gv quan sát- giúp đỡ hs gặp khó khăn.
*/ Dự kiến sản phẩm: Gợi ý:
1/ - Lợi ích:
+ Xóa bỏ áp lực tinh thần cho HS, GV + Đỡ tốn phí.
- Tiêu cực:
+ Suy giảm về mặt đạo đức
+ Nếu em nào không có ý thức tự học dẫn đến kết quả học tập không cao, tụt hậu.
2/ Khắc phục - Nạn phao thi:
+ Khuyên nhủ, nhắc nhở.
- Biết và sử dụng tốt nhiều phương thức biểu đạt.
+ Kiểm tra gắt gao và đấu tranh phát hiện....
+ Kỉ luật nghiêm minh,..
*/ Các nhóm trình bầy bài, chữa cho nhau.
*/ GV nhận xét, chốt đúng.
IV. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI & MỞ RỘNG (2p) 1/Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu &
giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.
3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs
4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.
5/ Tiến trình hoạt động:
1.? Tìm một số VBND em biết, nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật đặc sắc của chúng?
2. ? Hãy:
+ Chọn một đề tài & tìm những VBND liên quan?
+ Thử đưa ra hướng giải quyết mới theo quan điểm của em?
IV. Rút kinh nghiệm
...
...
...
...
...
Kí duyệt
...
NS: 5/3/2019 ND: /3/2019
TUẦN 27- BÀI 26- TIẾT 133: