NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I/ Mục tiêu
Bài 29. Tiết 146: Đọc – hiểu văn bản
1. Kiến thức: Nghị lực tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng yêu mến cuộc sống, biết vươn lên trong học tập, giàu ý chí nghị lực, biết vượt qua mọi khó khăn gian khổ...
4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:
+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.
- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học
Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi
động
Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi B. Hoạt động hình
thành kiến thức - Dạy học dự án - Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện
tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết
vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi E. Hoạt động tìm
tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết
vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động:
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV- HS Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về 1 nhân vật văn học nước ngoài.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
1. Em có thích phiêu lưu không? Em thử hình dung nếu mình có một chuyến phiêu lưu thì cảm giác sẽ thế nào?
2. HS xem chân dung Đ. Đi-phô và tập truyện Rô- bin-xơn Cru-xô.
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe câu hỏi, thảo luận theo cặp đôi và trả lời miệng.
* Dự kiến sản phẩm:
1. HS phát biểu theo cảm nhận bản thân.
2. Gv cho HS xem chân dung Đ. Đi-phô và tập truyện Rô-bin-xơn Cru-xô bằng máy chiếu hoặc in hình ảnh cho HS quan sát.
*Báo cáo kết quả
- HS trình bày kết quả của mình.
- GV:mở rộng, gợi mở thêm để HS nêu vấn đề kĩ hơn.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: Rô-bin-xơn Cru-xô là 1 tiểu thuyết phiêu lưu đầy
bất ngờ và hấp dẫn, kể về cuộc phiêu lưu kì thú của một nhân vật sống một mình trên đảo hoang 28 năm 2 tháng 19 ngày. Chân dung nhân vật ấy có gì đặc biệt?
Vì sao ta lại khâm phục ý chí kiên cường của 1 con người đã biết cách tồn tại trên đảo hoang giữa đại dương mênh mông...
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích:“ Rô-bin- xơn ngoài đảo hoang„ để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu chung
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Đe-ni-ơn Đi-phô và văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng dự án nhóm, phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
Phần giới thiệu tác giả và tìm hiểu xuất xứ 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả, xuất xứ của tác phẩm, có tranh minh họa.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
- Dự kiến sản phẩm…
- Tác giả: Đe-ni-ơn Đi-phô (1660-1731), là nhà văn nổi tiếng của Anh ở thế kỉ XVIII.
- Sáng tác năm 1719, dưới hình thức tự truyện.
- Đoạn trích kể về Rô-bin-xơn sống một mình ở đảo hoang khoảng 15 năm.
- Xuất xứ: Trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe và nhận xét.
GV khái quát, chốt kiến thức.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV: Đê-ni-ơn Đi-phô sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo Thanh giáo. Ông được gia đình cho vào học
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả
- Đe-ni-ơn Đi-phô (1660-1731), là nhà văn nổi tiếng của Anh ở thế kỉ XVIII.
2. Tác phẩm a. Xuất xứ:
- Trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô
một trường dòng để sau này trở thành mục sư. Nhưng ông đã từ bỏ con đường mà gia đình lựa chọn và đi vào kinh doanh. Ông đã qua kinh doanh nhiều nghề, khi buôn bán, khi làm chủ xưởng, ông đặt chân đến nhiều nước Châu Âu, rồi tham gia hoạt động chính trị, đồng thời dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu. Ông viết hàng 100 tác phẩm phê phán những điều sai trái trong XH và đề xuất nhiều cải cách tiến bộ. Nhưng tài năng của Đi-phô thực sự nổ rộ lại là lúc ông khoảng 60 tuổi. Trong đó tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô
là tác phẩm đầu tay và cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.
Phần: Đọc, chú thích, bố cục:
- GV hướng dẫn: giọng to, rõ ràng, pha chút tự hào, hóm hỉnh.
- Gv đọc mẫu-> Gọi HS đọc.
? Văn bản trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
- HS dưới sự chuẩn bị bài ở nhà, xác định bố cục văn bản.
* Thảo luận cặp đôi:
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Được trình bày bằng PTBĐ nào? Từ đó xđ kiểu vb?
? Tóm tắt nội dung đoạn trích?
Dự kiến TL:
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả.
- Kiểu vb: Tự sự
- Tóm tắt: Rô-bin –xơn tham gia 1 chuyến đi biển.
Tàu không may bị đắm. Rô-bin-xơn bán vào mảnh ván gỗ vỡ của thuyền, dạt vào 1 đảo hoang. Ở đó Rô- bin-xơn đã dựng nhà, săn bắn, trồng trọt,...để tiếp tục sống. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày Rô-bin-xơn đc trở về quê hương với hình dáng và bộ dạng quái đản.
Đoạn trích trong SGK là Rô-bin-xơn tự kể về chân dung mình cùng những trang phục, trang bị, diện mạo bằng giọng điệu hài hước, dí dỏm. Qua đó giúp người đọc hình dung được cuộc sống gian nan, vất vả và nghị lực sống phi thường của Rô-bin-xơn.
b. Đọc, chú thích, bố cục:
* Bố cục: 4 phần.
- Phần 1(Từ đầu đến chỗ dưới đây): Cảm nhận về chân dung mình.
- Phần 2(Tiếp đến quần áo của tôi): Trang phục của Rô-bin-xơn - Phần 3 (Tiếp đến khẩu súng của tôi): Trang bị của Rô-bin-xơn - Phần 4(Còn lại): Diện mạo của Rô-bin-xơn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 1: Bức chân dung tự II. Tìm hiểu văn bản
họa.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về các đường nét bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn.
* Nhiệm vụ: HS đọc nội dung trong sách giáo khoa, quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung.
* Yêu cầu sản phẩm: trả lời miệng.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS đọc lại đoạn 1của văn bản.
HĐ chung cả lớp
? Rô-bin-xơn tự cảm nhận về chân dung mình như thế nào?
? Bức chân dung ấy chứng tỏ điều gì về cuộc sống nơi đảo hoang?
? Em có nhận xét gì giọng điệu của đoạn văn?
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: đọc sgk, hđ cá nhân.
- GV: Quan sát, lựa chọn HS trả lời.
- Dự kiến sản phẩm…
+ Hình dung mình đang đi dạo trên quê hương nước Anh và gặp gỡ đồng bào mình thì họ phải cười sằng sặc hoặc hoảng sợ -> cho thấy Rô-bin-xơn có hình dáng, bộ dạng kì quặc, quái đản và tức cười.
+ Tự ngắm nghía mình, tưởng tượng và mỉm cười trước bộ dạng mình.
+ Bức chân dung đó chứng tỏ cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt nơi đảo hoang mà anh phải trải qua . + Giọng điệu dí dỏm, hài hước, tự giễu mình của nhân vật khiến người đọc thích thú và tò mò.
3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả , HS khác nghe và bổ sung.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, giảng giải ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
1. Bức chân dung tự họa.
- Giọng điệu dí dỏm, hài hước, tự giễu.
- Hình dung gặp mọi người: mọi người sợ hãi hoặc tức cười.
-> Bộ dạng kì lạ, quái đản.
-> Cuộc cống thiếu thốn, khắc nghiệt nơi đảo hoang.
Hoạt động 3:Tìm hiểu mục 2: Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn khi ở ngoài đảo hoang.
* Nhiệm vụ: HS đọc nội dung trong sách giáo khoa,
2: Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn.
quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.
* Pthức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS đọc lại đoạn 1của văn bản.
Thảo luận theo nhóm bàn
GV chia lớp thành 2 nhóm, TL song song lẫn nhau.