? Câu thơ đầu tiên, tác giả muốn thông báo điều gì? Em có nhận xét như thế nào về giọng điệu của câu thơ?
? Tình cảm và thái độ của tác giả qua cách xưng h ô?
*GV : Theo nội dung câu thứ nhất, lẽ ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật sang để không phụ lòng bạn (Tuổi già, đường xa).
? Thế nhưng khi bạn đến chơi đã gặp tình huống như thế nào?
? Tác giả đã giải bày tình huống khó khăn của mình như thế nào? tại sao tác giả lại
1. Tình bạn của nhà thơ qua việc tiếp khách:
*Câu thơ mở đầu cho ta biết: Tác giả có bạn đến chơi.
+ Câu thơ như lời chào hỏi, lời nói tự nhiên hằng ngày.
+ Cụm từ “đã bấy lâu nay”: Trạng ngữ chỉ thời gian, đặt lên đầu câu:
Diễn tả sự xa cách mong nhớ, bộc lộ niềm xúc động và niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn.
→ Câu thơ không chỉ là một lời thông báo…mà còn là tiếng reo vui, hồ hởi. Qua cách xưng hô…thể hiện sự thân mật, kính trọng, thân tình – tình bạn thắm thiết, thủy chung, bền chặt.
*5 câu tiếp theo:
- Tình huống:
+ Không có một người để sai bảo.
nhắc đến chợ trước?
?Câu thơ thứ nhất điệp từ thời nhằm mục đích gì? Tại sao tác giả nhắc đến điệp từ thời và chợ?
HS: để nhấn mạnh, làm nổi rõ một tình huống oái oăm tác giả gặp phải trong lúc tiếp đãi bạn, chữ “ thời” là một hư từ với nghĩa là thì rất ít khi xuất hiện trong thơ vì dễ rơi vào sự tầm thường, nhạt nhẽo, nhưng dưới ngòi bút của Tam Nguyên Yên Đổ nó trở nên thanh thoát, tự nhiên vô cùng, chứng tỏ ông có một bản lĩnh nghệ thật điêu luyện.
?Quan sát tiếp các câu 4, 5, 6, 7 tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào đáng chú ý?
HS:- Phương thức kể, tả, liệt kê, dùng nhiều tính từ, phụ từ: ao sâu nước cả, vườn rộng, rào tha, cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa, trầu không có..
- Vần a vang xa sảng khoái, như tiếng cười.
- Nghệ thuật đối ở câu 3-4, 5-6.
- Sử dụng phép tiểu đối: ao sâu nước cả > <
khôn chài cá, vườn rộng, rào thưa > < khó đuổi gà..
? Hãy phân tích các biện pháp nghệ thuật đã nêu trên để thấy được hoàn cảnh tiếp đãi bạn của tác giả?
GV:- Với phép liệt kê, chúng ta như cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn ra thăm vườn cây ao cá, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về quê ở ẩn.Cụ Tam Nguyên Yên Đổ cho bạn tri âm tri kỉ biết nhà mình thứ gì cũng có, từ thực phẩm cao sang gà, cá đến thực phẩm bình dân cải, cà, bầu, mướp nhưng tất cả đang ở
dạnh tiềm ẩn, khả năng: cá sẵn nhưng ngặt nỗi ao nước sâu, nước lớn, không chài cá, gà đầy sân nhưng hiềm vì vườn rộng rào th- ưa..
- Phép đối chặt chẽ cảnh với cảnh, vật vơí vật, bằng trắc phân minh tạo nên giọng thơ nhẹ nhàng, vui tươi, lời thơ cân xứng hoà hợp.
- Các tính từ: sâu, cả, rộng, thưa và các phụ
+ Không có bất cứ một thứ gì ăn được, uống được để có thể tiếp khách, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng kg có.
*Nhà thơ giải bày:
- Chợ: Nơi có đủ thứ sang và ngon – khốn nỗi chợ lại xa.
- Sau đó muốn đãi bạn bằng những thứ sẵn có trong vườn – tất cả lại đang ở dạng tiềm ẩn:
+ Có cá - ngặt nỗi “ao sâu, nước cả”
+ Gà nhiều-nhưng “vườn rộng, rào thưa”
+ Đến ngọn rau, quả cà, quả mướp cũng không thiếu – có điều “chửa ra cây”, “mới nụ”, “vừa rụng rốn”.
→ Nghệ thuật:
- Sử dụng các tính từ: Sâu, cả, rông, thưa, khó; các phó từ chỉ thời gian tiếp diễn của h/động: chửa, mới, vừa, đương hô ứng bổ trợ cho nhau, được sử dụng khéo léo, tự nhiên – ẩn chứa một sức sống tiềm tàng.
- Đối: 2 câu luận, 2 câu thực: đối ý, đối thanh – Tạo nên giọng điệu thơ nhẹ nhàng, vui tươi, lời thơ cân xứng.
- Giọng kể và miêu tả, vừa như thanh minh vừa như giới thiệu cảnh sống thanh bần: Thật thà mà hóm hỉnh.
- ở đây tác giả không có ý than nghèo, bởi ta thấy các thứ đều có, chỉ có điều không đúng dịp. Sự việc trầu không có cho ta thấy sự không may kia chỉ là nói cho vui (ở làng quê thiếu gì trầu) → Như vậy, sự thiếu thốn được cường điệu – là yếu tố tạo ra nụ cười hóm hỉnh, tế nhị mà sâu sắc: Coi trọng tình nghĩa hơn vật chất.
từ chỉ sự tiếp diễn của hành động.
?Câu thơ “ Đầu trò tiếp khách trầu không có” tiếp tục nhiệm vụ của câu thực như thế nào?
HS: Câu thơ tiếp nối và mở rộng ý thơ trên, khẳng định luôn cái không có: Đầu trò tiếp khách trầu không có” . Sự thiếu thốn đạm bạc được nói quá đi, được cường điệu tới mức tối đa, tạo ra nụ cười hóm hỉnh thân mật mà sâu sắc, tế nhị. Một nét cười riêng không lẫn của Nguyễn Khuyến trong làng cười Việt Nam.
?Qua phân tích 6 câu thơ trên, theo em nhà thơ có ý định than nghèo không? Tác giả nói như vậy nhằm mục đích gì?
HS: Nhà thơ không có ý định than nghèo vì các thứ đều có. Nhà thơ thậm xưng cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo.
?Qua phân tích em cảm nhận được điều gì về tình huống và điều khẳng định của tác giả?
HS: Tác giả tạo ra một tình huống đặc biệt để khẳng định tình bạn không câu nệ vào vật chất, vật chất không phải là cái quyết định tình bạn
? Nhận xét về nghệ thuật (dùng từ, phép đối, giọng điệu thơ…)?
? Những điều tác giả giải bày ở trên nhằm mục đích g ì?
? So sánh ba từ cuối của bài thơ với ba từ cuối trong bài “Qua Đèo Ngang” để thấy sự giống và khác nhau về hình thức, về nội dung và cảm xúc của hai nhà thơ? (HS khá - giỏi)
*GV bình: Bao nhiêu nghèo túng bay đi hết, để cho tình bạn, tình người thăng hoa.
Mọi của cải vật chất đều không còn ý nghĩa gì nữa. “Bác…ta với ta” là đủ, là điều mà tôi cần nhất, tôi khao khát, trông chờ nhất.
? Có ý kiến cho rằng bài thơ của Nguyễn Khuyến là bài thơ hay nhất về tình bạn. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
*GV: Bạn từ xa tới chơi, tác giả không có gì để tiếp khách. Có lẽ đó chỉ là cách nói phóng đại, cường điệu chỉ cốt để đùa vui.
Không có tất cả chỉ có một tình bạn cao
2. Tình bạn cao quý:
- Bác đến chơi đây: ta với ta: Tôi với bác, tuy hai mà một. Ta với ta hiểu nhau, hiểu mình, dù vật chất thiếu thốn hoặc không đủ nhưng bạn bè vẫn quý mến nhau, không cần mâm cao cỗ đầy. Bạn bè tự đến với nhau đã là bữa tiệc tinh thần.
→ Đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
→ Có tình bạn đậm đà, thắm thiết cao hơn của cải vật chất.
Tổng kết:
*Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ, lời lẽ giản dị, tự nhiên.
- Giọng điệu vui tươi hóm hỉnh.
- Cấu trúc theo luật Đ nhưng có
quý, đậm đà, thắm thiết. Câu thơ: “Bác…ta với ta” bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúcđó.
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết.
*Gọi HS đọc ghi nhớ (105) HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập
sáng tạo.
*Nội dung: Tình bạn đẹp cốt ở tấm lòng.
III. Luyện tập:
B1.a/106: Một bên ngôn ngữ đời thường, giản dị, tự nhiên. Một bên ngôn ngữ bác học. Nhưng cả hai đều đạt đến độ kết tinh, hấp dẫn.
* Hớng dẫn học bài
- Nắm lại các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7 - Ôn phần văn biểu cảm về TPVH.
- Chú ý kỹ năng lập dàn ý, dựng đoạn...
- Tập viết một số đoạn, bài văn PBCN về tác phẩm văn học
- Chuẩn bị ôn tập tiếp các kiến thức tiếng Việt còn lại RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 10 /11/2019 Ngày dạy: