- Nắm chắc khái niệm so sánh, nhân hóa .
- Hiểu và nhớ được tác dụng của so sánh, nhân hóa . Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của so sánh., nhân hóa
- Rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa.
- Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản B. CHUẨN BỊ
-G/v: Bài soạn
-H/s đọc kĩ bài So sánh,nhân hóa, làm trước BT
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- G gợi ý cho H nhắc lại các kiến thức đã học.
? Thế nào là so sánh?
? Phép so sánh có cấu tạo như thế nào?
(Về mô hình đầy đủ và dạng biến đổi)
? Có mấy kiểu so sánh? Lấy ví dụ.
+ So sánh ngang bằng: Cao như núi, dài như sông.
+ So sánh không ngang bằng: Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức hóa học.
I- Nội dung kiến thức A. So sánh
1. Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Các kiểu so sánh:
* Có hai kiẻu so sánh
- So sánh ngang bằng được thể hiện bằng các từ so sánh: là, như, y như, tựa như, giống như...bao nhiêu-bấy nhiêu...
So sánh hơn kém (không ngang bằng) được thể hiện bằng các từ so sánh: hơn, hơn là, kém, kém gì...
3. Tác dụng của so sánh:
- Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc.
- Tạo ra những lối nói hàm súc, giúp người đọc dễ nắm bắt tư tưởng tình cảm tác giả gửi gắm.
B. Nhân hóa:
1. Khái niệm:
Nhân hoá là cách gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người.
Tác dụng: làm cho đồ vật, cây cối
? Nêu tác dụng của phép so sánh? Cho ví dụ.
- Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.
(Lược bỏ yếu tố2,3)
? Nhân hóa là gì? Nêu tác dụng của nhân hóa? Có mấy kiểu nhân hóa? Kể ra?
- G chép bài tập lên bảng:
Bài 1: Tìm, nêu tác dụng phép so sánh trong đoạn trích sau: “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đỗ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trủi nhô lên hục xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên như hai dãy trường thành vô tận.”
Bài 2: Trong câu ca dao:
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
thiên nhiên trở lên gần gũi với con người - diễn đạt sinh động cụ thể gợi cảm.
2. Các kiểu nhân hoá:
+ Gọi vật bằng những từ vốn gọi người: Lão miệng, cô mắt…
+ Dùng những từ chỉ hoạt động tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật, của thiên nhiên; Sông gầy, đê choãi chân ra…
+ Trò chuyện xưng hô với vật như với người
II. Bài tập Bài 1:
- Đoạn trích trên có ba phép so sánh, dấu hiệu của các phép so sánh là từ như.
- Tác dụng của các phép so sánh làm cho đoạn văn có hìng ảnh cụ thể gợi cảm, nhờ có phép so sánh để kích thích trí tưởng tượng mà sông nước Cà Mau hiện lên trong ta như một bức tranh có đầy đủ hình ảnh trên bờ, dưới nước.
Bài 2:
- Đây là từ láy chỉ mức độ cao.
- Giải nghĩa: trạng thái có cảm xúc, ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong cơ thể con người.
- Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể:
đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm.
- Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì?
- Giải nghĩa từ bồi hổi bồi hồi?
- Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại?
Tiết 35: Ôn tập Ẩn dụ, hoán dụ
A. Mức độ cần đạt:
- Nắm chắc khái niệm ẩn dụ,hoán dụ .
- Hiểu và nhớ được tác dụng của ẩn dụ,hoán dụ . Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ, hoán dụ .
- Rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
- Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bài soạn - Học sinh: Ôn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến
thức
? Ẩn dụ là gì? Nêu tác dụng của ẩn dụ? có mấy kiểu ẩn dụ?
kể ra?
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh?
?Nhắc lại khái niệm thế nào là hoán dụ ?Tác dụng của hoán dụ?
? So sánh ẩn dụ và hoán dụ?
GV lưu ý phân biệt cho HS Ẩn dụ và hoán dụ
- Viết đoạnvăn có sử dụng phép hoán dụ, chỉ rõ.
I- Nội dung kiến thức:
A. Ẩn dụ:
1. Khái niệm:
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Các kiểu ẩn dụ - Ẩn dụ hình thức - Ẩn dụ cách thức - Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác B. Hoán dụ
Khái niệm:
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II- Bài tập:
Bài tập : Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng ẩn dụ, hoán dụ. (Đối với HS yếu GV cho đặt câu)