A. Mức độ cần đạt
- Kiến thức: Giúp HS củng cố, hệ thống các nội dung đã học ở bài 18 + Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng ban đầu về văn nghị luận và vận dụng kinh nghiệm của tục ngữ
- Thái độ: Các em có ý thức học tập tốt bộ môn ngay từ đàu học kì 2.
B. Chuẩn bị - G/v: Bài soạn - H/s đọc kĩ bài 18 C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Tiết 43
? Thế nào là tục ngữ ?
? Em biết tục ngữ có những chủ đề nào ?
? Những câu tục ngữ nào thuộc chủ đề này ?
?Tìm 5 câu tục ngữ về đời sống xã hội ?
I. Tục ngữ.
- Là những câu nói của dân gian ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh, đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống , được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Tục ngữ bao giờ cũng có nghĩa đen là nghĩa trực tiếp gắn với hiện tượng ban đầu nhằm phản ánh kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội.
- Những câu TN thể hiện k/n về con người , xã hội thường không sử dụng chủ ngữ nên rất hàm súc, cô đọng, có nghĩa bóng và có khả năng ứng dụng vào nhiều trường hợp khác nhau .
VD. Học ăn, học nói ,học gói, học mở
- Tục ngữ có nhiều chủ đề :
+ Quan niệm về giới tự nhiên : Các câu đã học.
+ Đời sống vật chất :
Người sống về gạo, cá bạo về nước; Có thực mới vực được đạo ; Miếng khi đói bằng gói khi no ; ăn một miếng, tiếng một đời ; lợn giò, bò bắp, vịt già, gà tơ ; mùa hè cá sông, mùa đông cá bể ;
+ Đời sống xã hội :
Nhà nào giống ấy. cây có cội, sông có nguồn ; Giỏ nhà ai ,quai nhà nấy ; giấy rách giữ lề; Một giọt máu đào hơn ao nước lã….
+ Đời sống tinh thần và những quan niệm
? Tìm 5 câu tục ngữ về chủ đề này ?
? Những tình huống nào phải dùng văn nghị luận?
Tiết 44
? Giải thích nghĩa các câu tục ngữ - Một mặt người…
- Cái răng cái tóc…
- Đói cho sạch…
- Học ăn, học nói…
- Không thầy…
- Học thầy…
- Thương người ..
- ăn quả…
- Một cây …
vè nhân sinh :
Người là hoa đất ; Người như hoa ở đâu thơm đấy ; Trông mặt mà bắt hình dong ; Lớn vú bụ con ; Cái răng cái tóc là góc con người ; Môi dày ăn vụng đã xong- môi mỏng hay hớt môi cong hay hờn ; tẩm ngẩm mà đấm chết voi …
• Có thể nhầm lẫn tục ngữ với ca dao : + Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thí râm + Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên .
(Hình thức thơ lục bát nhưng nội dung nêu kinh nghiệm …)
GV; Tục ngữ thiên về biểu hiện trí truệ của nhdân trong việc nhận thức thế giới và con người . Gorki nói “ Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhdân laọ động”
. Mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng . Cái cụ thể cá biệt tạo nên nghĩa đen, cái trừu tượng , phổ biến tạo nên nghĩa bóng . Môi hở răng lạnh , chó cắn áo rách , đục nước béo cò, năng nhặt chặt bị….
1. Tục ngữ về con người và xã hội .
- Khuyên ta nên biết quý trọng con người ; tôn vinh giá trị con người.
- Khuyên mọi người phải biết giữ gìn tô điẻm vẻ đẹp riêng của mình .
- Bài học biết giữ gìn phẩm giá trong sạch , thật thà và lòng tự trọng …cho bát kì người nào, tuổi tác nào, địa vị nào trong xã hội . - Bài học về cách ăn nói, ứng xử, cách sống, cách làm người…
- Đề cao vai trò người thầy.
-Bên cạnh học thầy còn học ở bạn cũng rất quan trọng.
- Bài học về lòng nhân ái.
- Bài học về lòng đền ơn đáp nghĩa.
- Khuyên mọi người biết sống đoàn kết…
+ Câu 2 ,4,5, 6 là những …(nhận xét, đánh giá)…vè các mặt tư cách , sự rèn luyện của con người để tiến bộ.
+ Câu 3,7,8 là những lời khuyên về (phẩm chất, lối sống) mà con người phải có.
? Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn bản nghị luận để biểu đạt? Vì sao?
TiẾT 45
? Để chuẩn bị tham dự cuộc thi Tìm hiểu về môi trường tiên nhiên do nhà trường tổ chức, Tý được cô giáo phân công phần hùng biện . Tý dự định thực hiện một trong hai cách là : cách 1 : dùng kiểu văn tự sự, kể một câu chuyện có nội dung nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên ; cách 2: dùng kiểu vb bc làm một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của thiên nhiên đối với con người . Cô giáo bảo Tý cả 2 cách ấy đều không đạt. Em hãy giúp Tý xác định ý và kiểu văn bản ?
Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Em hãy bày tỏ hiểu biết của mình về vấn đề trên?
Về hình thức : các câu tục ngữ trên diễn đạt bằng những hình ảnh (so sánh, ẩn dụ ) …làm cho nội dung trở nên cụ thể và mang nhiều ý nghĩa hàm súc.
+ Câu 1,6,7 diễn đạt bằng hình ảnh (so sánh) làm cho sự việc trở nên cụ thể.
+ Câu 8,9 diễn đạt bằng hình ảnh (ẩn dụ) nên ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng.
+ Các câu 3,4,6,7,8 không sử dụng (chủ ngữ) nên rất súc tích, cô đọng, có gía trị phổ quát và được dùng trong nhiều trường hợp .Những câu không có vần : (câu 7,8).
? Hãy tìm những câu tục ngữ nói về con người và xã hội ?
2.Rút gọn câu.
- Câu rút gọn là những câu vốn đầy đủ cả CN lẫn VN nhưng trong một ngữ cảnh nhất định ta có thể rút gọn một số thành phần câu mà người đọc , người nghe vẫn hiểu.
VD : Bạn làm gì đấy ? – Đọc sách (Rút CN)
- Câu rút gọn có t/dụng làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn, tránh dùng lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước khi không cần thiết. (lặp từ ngữ ) - Kiểu rút gọn :
+ Câu rút gọn chủ ngữ : Cậu ăn cơm chưa?..
Hs nêu .
+ Rút gọn vị ngữ :
Vd: Ai xung phong lên chữa bài tập ? – Em + Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ : ..rồi.
- Dùng câu rút gọn trong các trường hợp : + Trong văn đối thoại, rút gọn câu để tránh trùng lặp từ ngữ không cần thiết-> câu văn thoáng, hợp h/c giao tiếp .
Vd:-Em buồn bã lắc đầu: -Không, em không lấy, em để
-Lằng nhằng mãi. Chia ra! mẹ tôi quát và giận dữ đi về
tập trung sự chú ý của người nghe vào nội dung câu nói
+ Trong văn chính luận, văn mt, văn bc , rút gọn câu để ý được súc tích, cô đọng.
Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh
lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở . Hoặc: mỗi đảng viên cbộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng . Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.
4. Hướng dẫn học bài
- Tìm hiểu thêm về tục ngữ: Sưu tầm, nắm kinh nghiệm của mỗi câu - Nắm những kiến hức chung về văn nghị luận: k/n, nhu cầu nghị luận - Tập viết một đoạn văn nghị luận có đề tài nói về ý thức bảo vệ của công.
- Xem lại bài 19
RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………
………
………
Ngày soạn: 12/2/2017 Ngày dạy: