Mục tiêu bài học

Một phần của tài liệu VĂN 7 PTNL KI 2 (Trang 412 - 416)

Bài 33 Tiết 137: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nhằm đánh giá kiến thức cơ bản của học sinh ở cả ba phần : Đọc -hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học ở kì II lớp 7.

- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.

- Năng lực trình bày, diễn đạt, thể hiện sự hiểu biết của mình.

- Thực hành tự luận.

- Đánh giá được chất lượng học tập của bản thân ở để có sự điều chỉnh phù hợp hơn.

3. Phẩm chất: Tự lập, trung thực làm bài.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học - Học liệu: đề kiểm tra

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Ma trận đề

Mức độ

Nội dung

Nhận biết Thông hiểu V. dụng Tổng

Tục ngữ c2. b

Số câu 1 1

Số điểm 2 2

Văn bản c2. a Số câu Số điểm 1 1

1 1

Tiếng việt c1 Số câu Số điểm 1 2

1 2 T. làm văn Viết bài văn nghị luận c.m Số câu Số điểm 1 5

1

5

T. số câu T. số điểm

4

10

Câu1: (2đ)

a, Căn cứ vào sách giáo khoa Ngữ văn 7- tập 2 hãy cho biết: Câu đặc biệt được dùng để làm gì? cho Vd minh họa?

b, Cho đoạn văn sau :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

( Hồ Chí Minh) - Tìm câu rút gọn?

- Tìm câu bị động?

- Tìm phép liệt kê?

Câu 2: (3đ)

a. Dựa vào phần chú thích văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”em hãy giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của tác giả Phạm Văn Đồng?

b. Nêu giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật của văn bản: Sống chết mặc bay?

Câu 3: (5đ)

Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Đáp án:

Câu1: (2đ)

a. Câu đặc biệt được dùng để 1đ

- Xác định thời gian nơi chốn diễn ra sự việc nói đến trong đoạn; 0,25đ - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; 0,25đ

- Bộc lộ cảm xúc; 0,25đ - Gọi đáp. 0,25đ

b. Tìm câu rút gọn?

*Có 3 câu rút gọn: 0,1

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 0,1 - Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 0,1

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,....kháng chiến”

0,1

*Có 2 câu bị động: 0,1

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 0,1 - Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.0,1

*Tìm phép liệt kê?

+ trong tủ kính, trong bình pha lê ,trong rơng, trong hòm ( 0,1đ) + giải thích ,tuyên truyền,tổ chức, lãnh đạo (0,1đ)

+ công việc yêu nước, công việc kháng chiến ( 0,1đ) Câu 2: (3đ)

a. Dựa vào phần chú thích văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”em hãy giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của tác giả Phạm Văn Đồng?1,5đ

*Học sinh nêu được các ý trong sách:

- Phạm Văn Đồng(1906- 2000) 0,25 - Quê Quảng Ngãi 0,25

- Ông tham gia cách mạng từ 1925 và giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng 0,5

- Là học trò của Bác...0,5

b.Nêu giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật của văn bản: Sống chết mặc bay?1,5đ

1. Giá trị hiện thực: 0,5đ

- C/sống lầm than, thê thảm của nười dân.0,25

- Bộ mặt thối nát, vô trách nhiệm của quan lại phong kiến.0,25 2. Giá trị nhân đạo: 0,5đ

- Xót thương người dân trong hoạn nạn do thiên tai:0,25 - Lên án thái độ tàn nhẫn của bọn quan lại cầm quyền. 0,25 3. Giá trị nghệ thuật: 0,5đ

- Kết hợp thành công nghệ thuật tương phản và tăng cấp, kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.0,25

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.0,25

- Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc hoạ chân dung nhân vật sinh động..

Câu 3:(5đ)

Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim.”

- Yêu cầu:

+ Nội dung:4,5đ: Đúng thể loại + Hình thức: 0,5đ

Bố cục đủ 3 phần, trình bày sạch đẹp văn phong sáng sủa không sai chính tả.

A, Mb:0,5đ

- Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

- Trích dẫn câu tục ngữ.

B, Tb: 3,5đ

b.1: Giải thích và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Nghĩa đen: Một cây sắt lớn mà ta kiên trì, bên bỉ đem ra mài, hết ngày này đến ngày khác sẽ trở thành một cây kim hữu ích.

- Nghĩa bóng: Mượn chuyện mài thanh sắt thành kim, câu tục ngữ muốn khẳng định: Nếu ai kiên trì, nhẫn nại, có ý chí, nghị lực quyết tâm cao trong công việc thì dù công việc có khó khăn đến đâu cũng sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.

- Câu tục ngữ khuyên bảo con người ta phải có lòng kiên trì, ý chí quyết tâm cao để gặt hái được thành công trong mọi lĩnh vực.

b.2: CM dựa trên lý lẽ.

- Kiên trì là một đức tính cần thiết trong cuộc sống, là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

- Lòng kiên trì và ý chí nghị lực sẽ giúp con người say mê nhiệt tình trong công việc do đó công việc có thể hoàn thành một cách nhanh tróng.

b.3: CM dựa trên dẫn chứng.

- Trong LS chống giặc ngoại xâm của dân tộc ( dẫn chứng các cuộc k/c)

Một phần của tài liệu VĂN 7 PTNL KI 2 (Trang 412 - 416)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(416 trang)
w