TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ

Một phần của tài liệu Giáo án môn vật lý lớp 9 | Vật lý, Lớp 9 - Ôn Luyện (Trang 119 - 130)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được đặc điểm ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

2. Kĩ năng: Dựng được ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Nghiêm túc trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Thấu kính hội tụ, giá quang học, màn hứng ảnh 2. Học sinh: Bảng 1, nến, bật lửa

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: (1 phút)

2. Kiểm tra: (6 phút)

- Nêu đặc điểm và hình dạng của thấu kính hội tụ?

- Nêu đặc điểm của tia ló khi tia tới song song với trục chính và tia tới đi qua quang tâm.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm đối với ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (20 phút)

1. PPGD : Bàn tay nặn bột 2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm

GV: tổng hợp ý kiến của các nhóm và đưa ra kết luận chung.

GV chuyển ý : Những hình ảnh thực tế sẽ giúp ta có cơ sở để dựng ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ. Ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn qua phần II

HS: làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV và trả lời các câu hỏi từ C1 đến C3

Đại diện các nhóm trả lời Các nhóm tự nhận xét, bổ

xung cho câu trả lời của nhau

HS: tổng hợp các kết quả thí nghiệm vào bảng 1 sau đó treo lên bảng chính.

I. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:

1. Thí nghiệm:

a, Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự:

C1: ảnh thật ngược chiều so với vật

C2: dịch vật lại gần thấu kính vẫn thu được ảnh thật và ngược chiều với vật b, Đặt vật trong khoảng tiêu cự:

C3: di chuyển màn hứng ảnh vẫn không thu được ảnh (đó là ảnh ảo). ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.

2. Ghi lại các nhận xét trên vào bảng 1:

Hoạt động 2: Nghiên cứu cách dựng ảnh (13 phút)

1. PPGD : Bàn tay nặn bột 2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

GV: cung cấp thông tin về cách

II. Cách dựng ảnh:

1. Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ:

C4:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG dựng ảnh của một điểm sáng

S tạo bởi thấu kính hội tụ GV: gọi HS khác nhận xét, bổ

sung sau đó đưa ra kết luận cho C4

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C5

HS: nắm bắt thông tin và trả lời C4

HS: thảo luận với câu C5 Đại diện các nhóm trình bày

Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.

2. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ:

C5:

a,

b,

4. Củng cố: (4 phút)

- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)

- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho giờ sau.

Ngày soạn : 19/2/2016 Ngày dạy : 26/2/2016

TIẾT 48 : BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH HỘI TỤ

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Củng cố những kiến thức về thấu kính hội tụ . 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng vẽ ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ 3. Thái độ : Tích cực, chủ động.

II/ CHUẨN BỊ - GV : máy chiếu

- HS : Vở ghi, phiếu học tập III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ : Nồng ghép trong quá trình làm bài tập 3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

HĐ1: Đặc điểm của thấu kính hội tụ (13’)

1. PPGD : Bàn tay nặn bột 2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

- GV yêu cầu HS lần lượt làm các BTTN 42 – 43.7 42 – 43. 9 SBT

- GV yêu cầu HS lần lượt làm các BTTN 42 – 43.12 SBT

- Gv yêu cầu HS làm BT :

Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống :

Thấu kính hội tụ có ... (1,2,3) khả năng cho ảnh :

- Nếu d < f , thấu kính hội tụ cho ảnh .... và ... (lớn hơn, nhỏ hơn ) vật.

- Nếu d > f, thấu kính hội tụ cho ảnh ...

HĐ2 : Vẽ ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (15’)

1. PPGD : Bàn tay nặn bột 2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

- GV yêu cầu HS làm BT :

Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống :

- Các tia tới song song với trục chính thì các tia ló sẽ ...

- Các tia tới đi qua quang tâm thì tia ló sẽ ...

- Các tia ló tạo bởi thấu kính hội

- HS : 42 – 43.7 : C 42 – 43.8 : A 42 – 43.9: C HS :

Thấu kính hội tụ có 2 khả năng cho ảnh :

- Nếu d < f , thấu kính hội tụ cho ảnh ảo và lớn hơn vật.

- Nếu d > f, thấu kính hội tụ cho ảnh thật.

HS :

- Các tia tới song song với trục chính thì các tia ló sẽ đi qua tiêu điểm F’

- Các tia tới đi qua quang tâm thì tia ló sẽ truyền thẳng theo phương của tia tới.

- Các tia ló tạo bởi thấu kính hội tụ đồng quy tại ảnh S’ của điểm sáng S.

I/ Đặc điểm của thấu kính hội tụ

Thấu kính hội tụ có 2 khả năng cho ảnh :

- Nếu d < f , thấu kính hội tụ cho ảnh ảo và lớn hơn vật.

- Nếu d > f, thấu kính hội tụ cho ảnh thật.

II/ Vẽ ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

- Các tia tới song song với trục chính thì các tia ló sẽ đi qua tiêu điểm F’

- Các tia tới đi qua quang tâm thì tia ló sẽ truyền thẳng theo phương của tia tới.

- Các tia ló tạo bởi thấu kính hội tụ đồng quy tại ảnh S’ của điểm sáng S.

A’

B’

tụ ... tại ảnh S’ của điểm sáng S

- GV yêu cầu HS vẽ ảnh A’B’

của AB qua thấu kính hội tụ

HĐ3 : Xác định quang tâm, tiêu điểm của thấu kính hội tụ (15’) - GV yêu cầu HS hoàn thành 42 -43.2 SBT

HS :

a) S’ là ảnh thật vì S’ lằm ở hai nửa mặt phẳng có bờ là dường thẳng  khác nhau.

b) Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì thấu kính hội tụ cho ảnh thật.

c)

- Kẻ SS’cắt  tại O ( Quang tâm của thấu kính)

- Dựng thấu kính hội tụ đi qua O và vuông góc với 

- Kẻ SM  (M nằm trên thấu kính)

- Kẻ S’M cắt  tại F’ ( tiêu điểm thứ nhất của thấu kính ).

- Lấy điểm F đối xứng với S’ qua O (tiêu điểm thứ hai của thấu kính).

III/ Xác định quang tâm, tiêu điểm của thấu kính hội tụ

4. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Xem lại các dạng bài tập đã làm trên lớp - Hoàn thiện những bài tập khó chưa làm được.

Ngày soạn : 24/2/2016 Ngày dạy : 2/3/2016

TIẾT 49 – BÀI 44 : THẤU KÍNH PHÂN KỲ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được hình dạng và đặc điểm của thấu kính phân kì. Biết được các khái niệm về trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.

2. Kĩ năng: Làm được thí nghiệm kiểm chứng.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Nghiêm túc trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ, chùm sáng, giá thí nghiệm.

2. Học sinh: Giấy A4, bút chì, thước kẻ . . . III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

Câu hỏi: nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ khi vật đặt xa thấu kính?

Đáp án: khi đặt vật ở xa thấu kính (d > f) thì cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Nếu vật ở rất xa thấu kính thì ảnh của vật hội tụ tại tiêu điểm F của thấu kính.

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Đặt vấn đề

(2’)

GV đặt vấn đề như SGK

Hoạt động 2: Nghiên cứu đặc điểm của thấu kính phân kì (15’) 1. PPGD : Bàn tay nặn bột

2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C1+C2

GV: làm thí nghiệm cho HS quan sát

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này.

HS: làm TN và thảo luận với câu C1+C2

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.

HS: quan sát và lấy kết quả trả lời C3

I. Đặc điểm của thấu kính phân kì:

1. Quan sát và tìm cách nhận biết:

C1: để nhận biết thấu kính hội tụ ta dùng 1 trong các cách sau:

- So sánh phần rìa và phần ở giữa.- Chiếu 1 chùm sáng song song vào thấu kính và nhìn chùm tia ló.

- Soi thấu kính lên một dòng chữ.

C2: phần rìa của thấu kính phân kì dày hơn phần ở giữa.

2. Thí nghiệm:

C3: chùm tia ló phân kì

Hoạt động 3: Nghiên cứu trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì (10’)

1. PPGD : Bàn tay nặn bột 2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng GV: gọi HS khác nhận xét,

bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C4 GV: cung cấp thông tin về trục chính của thấu kính phân kì.

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C5 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C6 GV: cung cấp thông tin về tiêu cự của thấu kính phân kì.

HS: suy nghĩ và trả lời C4 HS: đọc thông tin về quang

tâm trong SGK

HS: suy nghĩ và trả lời C5

HS: suy nghĩ và trả lời C6

II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì:

1. Trục chính:

C4: tia ở giữa sau khi qua thấu kính thì không bị đổi hướng.

2. Quang tâm: SGK 3. Tiêu điểm:

C5: nếu kéo dài chùm tia ló thì chúng sẽ gặp nhau tại một điểm.

C6:

4. Tiêu cự:

OF = OF’ = f (f: tiêu cự) Hoạt động 4: Vận dụng (8’)

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C7 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C8 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C9

HS: suy nghĩ và trả lời C7

HS: suy nghĩ và trả lời C8

HS: suy nghĩ và trả lời C9

III. Vận dụng:

C7:

C8: so sánh phần rìa với phần ở giữa để nhận biết đó là thấu kính hội tụ hay phân kì.

C9: phần rìa dày hơn phần ở giữa.

Chiếu chùm sáng song song qua thì cho chùm tia ló phân kì.

4. Củng cố: (4 phút)

- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)

- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho giờ sau.

Ngày soạn : 26/2/2016 Ngày dạy : 4/3/2016

TIẾT 50 – BÀI 45 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KỲ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. Biết được cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.

2. Kĩ năng: Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Nghiêm túc trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Thấu kính phân kì, giá thí nghiệm, nguồn sáng.

2. Học sinh: Nến, thước kẻ, bật lửa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)

Câu hỏi: nêu đặc điểm của thấu kính phân kì?

Đáp án: thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần ở giữa. Khi chiếu một chùm sáng song song qua thấu kính phân kì thì cho chùm tia ló phân kì.

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (2’)

GV đặt vấn đề như SGK

Hoạt động 2: nghiên cứu Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì (15’) 1. PPGD : Bàn tay nặn bột

2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C1+C2

HS: làm TN và thảo luận với câu C1+C2

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.

I. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì:

C1: đặt một ngọn nến đang cháy gần thấu kính hội tụ, phía bên kia đặt một màn hứng ảnh. Di chuyển màn ở mọi vị trí từ xa đến gần thấu kính ta đều không thu được ảnh trên màn C2: để quan sát được ảnh thì ta phải

nhìn vật qua thấu kính phân kì.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng

- ảnh ảo, cùng chiều so với vật.

Hoạt động 3: Cách dựng ảnh (10’) 1. PPGD : Bàn tay nặn bột

2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C3

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C4

HS: suy nghĩ và trả lời C3

HS: suy nghĩ và trả lời C4

II. Cách dựng ảnh:

C3: dựng ảnh của điểm B sau đó hạ vuông góc xuống trục chính ta thu được ảnh của điểm A.

C4:

- ta thấy B’ thuộc vào FG và BO nên A’B’ thuộc vào tam giác FOG, từ đó ta thấy A’ B’ luôn nằm trong khoảng OF.

Hoạt động 4: Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính (6’) 1. PPGD : Bàn tay nặn bột

2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

GV: hướng dẫn HS vẽ ảnh của vật AB trong 2 trường hợp thấu kính là hội tụ và phân kì GV: gọi HS khác nhận xét GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết

luận chung cho phần này.

HS: lên bảng trình bày HS: nhận xét, bổ xung

III. Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính:

C5:

a,

b,

4. Củng cố: (4’)

- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị tốt cho giờ học sau.

Ngày soạn : 2/3/2016 Ngày dạy : 9/3/2016

TIẾT 51 : BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH PHÂN KÌ

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Củng cố những kiến thức về thấu kính phân kì.

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng vẽ ảnh của một vật qua thấu kính phân kì 3. Thái độ : Tích cực, chủ động.

II/ CHUẨN BỊ - GV : máy chiếu

- HS : Vở ghi, phiếu học tập III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài : Được nồng vào bài học khi HS làm bài tập 3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng

HĐ 1 : Vẽ ảnh của một vật qua thấu kính phân kì ( 18’)

1. PPGD : Bàn tay nặn bột 2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

GV yêu cầu HS vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính phân kì

HĐ 2 : Tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì (10’)

1. PPGD : Bàn tay nặn bột 2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

GV yêu cầu HS làm BT 44-45.15 SBT

GV yêu cầu HS làm bài tập : Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống :

Ảnh của một vật cho bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ... , ... chiều vơi và ...

hơn vật

HĐ 3 : Xác định quang tâm, tiêu cự của thấu kính phân kì (15’)

HS vẽ ảnh A’B’ của AB

HS :

a – 1, b – 3, c – 2, d - 1

HS :

Ảnh của một vật cho bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo , cùng chiều vơi và nhỏ hơn vật

HS :

a) S’ là ảnh ảo vì S’ nằm cùng một nửa mặt phẳng bở là đường thảng  so với S.

b) Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì vì ảnh S’ nằm ở gần trục chính so với S.

c)

- Kẻ SS’cắt  tại O ( Quang tâm của thấu kính)

I/ Vẽ ảnh của một vật qua thấu kính phân kì

II/ Tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

Ảnh của một vật cho bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo , cùng chiều vơi và nhỏ hơn vật

III/ Xác định quang tâm, tiêu cự của thấu kính phân kì

A’

B’

1. PPGD : Bàn tay nặn bột 2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

GV yêu cầu HS làm BT 44 – 45.2 SBT

- Dựng thấu kính hội tụ đi qua O và vuông góc với 

- Kẻ SM  (M nằm trên thấu kính)

- Kẻ S’M cắt  tại F( tiêu điểm thứ nhất của thấu kính ).

- Lấy điểm F’ đối xứng với S’

qua O (tiêu điểm thứ hai của thấu kính).

4. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Xem lại các dạng bài tập đã làm trên lớp - Hoàn thiện những bài tập khó chưa làm được

Ngày soạn : 4/3/2016 Ngày dạy : 11/3/2016

Một phần của tài liệu Giáo án môn vật lý lớp 9 | Vật lý, Lớp 9 - Ôn Luyện (Trang 119 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w