BÀI 60 : ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG

Một phần của tài liệu Giáo án môn vật lý lớp 9 | Vật lý, Lớp 9 - Ôn Luyện (Trang 178 - 182)

VÀ ÁNH SÁNG KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD

TIẾT 68 BÀI 60 : ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Biết được sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.

2. Kĩ năng:

- Nắm được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: - Bộ thí nghiệm biến đổi thế năng thành động năng.

2. HS: - Ôn lại các kiến thức có liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu hỏi: nêu sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng?

Đáp án: ta nhận biết được một vật có năng lượng khi nó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng). Và ta nhận biết được điện năng, quang năng, hóa năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (1’)

GV đặt vấn đề như SGK

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự biến đổi thế năng thành động năng và phát hiện luôn có sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện nhiệt năng.(15’)

1. PPGD : Bàn tay nặn bột 2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

- Yêu cầu HS quan sat TN ảo hình 60.1 SGK để tìm hiểu xem trong quá trình viên bị chuyển động thì năng lượng đã biến đổi từ dạng nào sang dạng nào và tổng cơ năng của viên bị có thay đổi không?

- Lần lượt trả lời C1, C2, C3. - Gọi một số HS trình bày những điều quan sát được và lập luận để chứng tỏ có sự biến đổi thế năng thành động năng có sự xuất hiện nhiệt năng.

- Yêu cầu đọc thông tin trong SGK.

- Chuyển ý : Điều gì chứng tỏ năng lượng không thể tự sinh ra được mà do một dạng năng lượng khác biến đổi thành ? Trong một quá trình biến đổi, nếu thấy một phần năng lượng bị hao hụt đi thì có phải là nó đã biến đi mất không?

- Làm việc theo nhóm, thực hiện thí nghiệm theo hình 60.1 SGK.

- Thảo luận nhóm  trả lời C1, C2, C3 Sách giáo khoa.

- Trong khi lập luận, chỉ rõ dấu hiệu nào chứng tỏ vật có thế năng, động năng, nhiệt năng.

- Làm việc cá nhân, tìm hiểu thông tin trong SGK.

=> Rút ra kết luận.

- Trả lời câu hỏi của GV.

I. Sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện.

1. Sự biến đổi thế năng thành động năngvà ngược lại. Hao hụt cơ năng.

a. Thí nghiệm b. Kết luận 1:

Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng, cơ năng luôn luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành Nhiệt năng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Phát hiện sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện dạng năng lượng khác ngoài điện năng. (10’)

1. PPGD : Bàn tay nặn bột 2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

- Hướng dẫn HS tiến hành TN:

chỉ cho HS máy phát điện và động cơ điện.

Chú ý HS: Đánh dấu vị trí cao nhất của A khi bắt đầu rơi và vị trí cao nhất của B khi được kéo lên cao.

- Gọi đại diện một số nhóm trả lời C4, C5. Sau đó yêu cầu thảo luận chung cả lớp.

- Kết luận.

- Nêu câu hỏi: Trong TN trên, ngoài cơ năng và điện năng còn xuất hiện thêm dạng năng lượng nào nữa? Phần năng lượng mới

- Làm việc theo nhóm: Tìm hiểu thí nghiệm như ở hình 60.2 SGK - Quan sát, thu nhập để trả lời C4, C5

- Thảo luận chung về lời giải của C4, C5

=> Rút ra kết luận (2) - Trả lời câu hỏi của GV

2. Sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng.

Kết luận 2: Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng. Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành điện năng.

xuất hiện này do đâu mà có?

- Chuyển ý : Những kết luận vừa thu được khi khảo sát sự biến đổi cơ năng, điện năng ở trên liệu có đúng cho sự biến đổi của các dạng năng lượng khác không?

Hoạt động 4: Định luật bảo toàn năng lượng (5’) 1. PPGD : Bàn tay nặn bột

2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

- Đọc thông báo theo SGK, giới thiệu định luật bảo toàn năng lượng.

- Thông báo: Ngày nay định luật này được coi là định luật tổng quát nhất của tự nhiên, đúng cho mọi quá trình biến đổi. Mọi phát minh mới trái với định luật này đều là sai.

Định luật bảo toàn năng lượng:

Chép nội dung định luật trong SGK

- Trả lời câu hỏi đặt vấn đề của GV, chỉ ra được nhiệt năng đã truyền đi đâu và không trái với định luật bảo toàn năng lượng.

II. Định luật bảo toàn năng lượng

Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Hoạt động 5: Vận dụng (5’) 1. PPGD : Bàn tay nặn bột 2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

- Yêu cầu HS trả lời C6, C7 * C6: Động cơ hoạt động được là có cơ năng. Cơ năng này không thể tự sinh ra. Muốn có cơ năng này bắt buộc phải cung cấp cho máy một năng lượng ban đầu (dùng năng lượng của nước, củi hay dầu).

III. Vận dụng

* C7: Nhiệt năng do củi đốt cung cấp một phần vào nồi làm nóng nước, phần còn lại truyền cho môi trường xung quanh theo định luật bảo toàn năng lượng. Bếp cải tiến có vách cách nhiệt, giữ cho nhiệt năng ít bị truyền ra ngoài, tận dụng được nhiệt năng bị truyền ra ngoài, tận dụng được nhiệt năng để đun hai nồi nước.

4. Củng cố: (3’)

- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho giờ sau.

Một phần của tài liệu Giáo án môn vật lý lớp 9 | Vật lý, Lớp 9 - Ôn Luyện (Trang 178 - 182)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w