Bài 47: SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH

Một phần của tài liệu Giáo án môn vật lý lớp 9 | Vật lý, Lớp 9 - Ôn Luyện (Trang 138 - 141)

ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ

Tiết 55 Bài 47: SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối - Nêu và giải thích được đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh - Dựng được ảnh của vật được tạo ra trong máy ảnh.

2. Kĩ năng:

- Biết tìm hiểu kĩ thuật đã được ứng dụng trong kĩ thuật và đời sống.

3. Thái độ:

- Say mê, hứng thu khi hiểu được tác dụng của ứng dụng.

- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.

II. CHUẨN BỊ

*GV: - SGK, tài liệu tham khảo.

- Máy ảnh dùng được.

*HS: - Mô hình máy ảnh.

- Một ngọn nến.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/ Ổn định tổ chức (1’) 2/ Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

* Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (2’) GV đặt vấn đề như SGK

* Hoạt động 2: Tìm hiểu máy ảnh.(8’) 1. PPGD : Bàn tay nặn bột

2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

+ Yêu cầu HS đọc mục I SGK.

+ Hỏi một vài HS để đánh giá sự nhận biết của các em về các thành phần cấu tạo của máy ảnh.

+ GV chuyển ý : Ảnh của vật

a) Làm việc theo nhóm để tìm hiểu máy ảnh qua mô hình (Nếu không có mô hình thì từng HS làm việc với hình 47.2 và 47.3 SGK

I/ Cấu tạo của máy ảnh 1)Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối

- Vật kính là 1 thấu kính hội tụ

trên phim có những tính chất gì và cách vẽ ảnh của một vật trên phim có gì khác với cách vẽ ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ ta nghiên cứu sang phần II

b) Từng HS chỉ ra đâu là vật kính,

buồng tối và chỗ đặt phim. - Ngoài ra để chụp ảnh cần phải có phim

2) Đặt một vật sáng trước máy ảnh sao cho ảnh của vật hiện rõ trên tấm kính mờ đặt ở vị trí của phim và quan sát ảnh của vật.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tạo ảnh của một vật trên phim của máy ảnh: (20’) 1. PPGD : Bàn tay nặn bột

2. KTDH : Hoạt động nhóm 3. Tổ chức dạy học :

+ Hướng vật kính của máy ảnh về phía một vật ngoài sân trường hay cửa kính của phòng học. Đặt mắt phía sau tấm kính mờ hoặc tấm nhựa trong được đặt ở vị trí của phim để quan sát ảnh của vật này.

+ Đề nghị đại diện của một vài nhóm HS trả lời Câu C1 và C2.

+ Trong trường hợp không được trang bị mô hình máy ảnh thì GV gợi ý để HS cả lớp trả lời các câu hỏi sau:

- Ảnh thu được trên phim của máy

ảnh là ảnh ảo hay ảnh thật?

- Vật thật cho ảnh thật thì cùng chiều hay ngược chiều?

- Vật thật cách vật kính một khoảng xa hơn so với khoảng cách từ ảnh trên phim đến vật kính thì ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật?

- Vật thật cho ảnh thật thì vật kính

của máy ảnh là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kỳ?

* Phát cho HS hình 47.4 SGK đã photocopi hoặc yêu cầu HS vẽ lại hình này vào tập để làm C3, C4.

* Có thể gợi ý cho HS thực hiện C3

- Sử dụng tia qua quang tâm O để xác định ảnh B’ của B hiện trên phim PQ và ảnh A’B’của AB.

- Từ đó vẽ tia ló khỏi vật kính đối

với tia sáng từ B tới vật kính và

a) Từng nhóm HS tìm cách thu ảnh của một vật trên tấm kính mờ hay tấm nhựa trong đặt ở vị trí của phim trong mô hình máy ảnh và quan sát ảnh này. Từ đó trả lời Câu C1:

- Ảnh của 1 vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

- Trả lời câu C2: Hiện tượng thu được ảnh thật (Ảnh trên

phim) của vật chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ

b) Từng HS thực hiện câu C3 - Vẽ lại hình 47.4 vào tập để làm câu C3, C4.

HÌNH VẼ:

c) Từng HS thực hiện câu C4 - Xét 2 tam giác đồng dạng OAB và OA’B’ để tính tỷ số

d) Nhìn vào hình vẽ rút ra nhận xét về đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh

II/ Ảnh của một vật trên phim:

1/ Trả lời các câu hỏi:

+ Câu C1: Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

+ Câu C2: hiện tượng thu được ảnh thật (ảnh trên phim)

2/ Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh:

+ Câu C3:

Vẽ hình:

+ Câu C4: Tính tỷ số giữa chiều cao của ảnh và chiề cao của vật:

3/ Kết luận:

Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

song song với trục chính

- Xác định tiêu điểm F của vật kính

+ Yêu cầu HS thực hiện câu C4:

- Có thể xét 2 tam giác đồng dạng

OAB và OA’B’ để tính tỷ số.

* Đề nghị một vài HS nêu nhận xét

về đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh.

* Hoạt động 4: Vận dụng (10’) + Gợi ý cho HS vận dụng kết quả

vừa tìm được ở câu C4 để giải.

+ Yêu cầu HS đọc phần GHI NHỚ

+ Từng HS thực hiện câu C6:

+ Đọc phần ghi nhớ SGK + Đọc phần có thể em chưa biết.

III/ Vận dụng:

+ Câu C5:

+ Câu C6:

- Áp dụng kết quả của câu C4.

Ta có ảnh A’B’ của người ấy trên phim có chiều cao là:

3. Củng cố: (3’)

- Nêu cấu tạo của máy ảnh?

- Ảnh của vật đặt trước máy ảnh có đặc điểm - HS: Đọc ghi nhớ và "có thể em chưa biết"

4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Học theo vở ghi và làm BT 47.1  47.3 (SBT).

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

Ngày soạn : 18/3/2016 Ngày dạy : 25/3/2016

Một phần của tài liệu Giáo án môn vật lý lớp 9 | Vật lý, Lớp 9 - Ôn Luyện (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w