Định nghĩa và quy trình cấp phát thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kê đơn và cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2019 (Trang 23 - 27)

1.2. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT THUỐC

1.2.1. Định nghĩa và quy trình cấp phát thuốc

Cấp phát thuốc là một trong bốn khâu của chu trình sử dụng thuốc. Cấp phát thuốc đóng vai trò quan trọng và có liên quan mật thiết với 3 khâu còn lại (chẩn đoán, kê đơn và tuân thủ điều trị). Đây được xem là bước trung gian để phân phối thuốc theo chỉ định của bác sĩ đến tay người bệnh. BN được chẩn đoán đúng, kê đơn hợp lý nhƣng nếu quá trình cấp phát thực hiện không đầy đủ hay xảy ra sai sót thì đều dẫn đến giảm hiệu quả điều trị và khiến nỗ lực thực hiện các khâu trước đó trở nên vô nghĩa. Việc cấp phát đúng BN, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian và tư vấn sử dụng hợp lý còn góp phần quan trọng tăng tuân thủ điều trị của người bệnh.

Hình 1.2. Chu trình sử dụng thuốc

Cấp phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đƣa thuốc tới BN theo đơn đã được bác sĩ chỉ định trước đó. Cấp phát tốt thuốc phải đảm bảo thực hiện chính xác các bước trong quy trình, điều này giúp ngăn ngừa, giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra. Thuật ngữ quy trình cấp phát bao gồm tất cả hoạt động liên quan bắt đầu từ việc tiếp nhận đơn đến khi cấp phát thuốc cho bệnh nhân. Việc xây dựng và sử dụng một quy trình cấp phát chuẩn sẽ giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả công việc.

Quy trình cấp phát

Hiện nay, Bộ Y tế chƣa có văn bản cụ thể nào quy định quy trình chuẩn về cấp phát thuốc điều trị ngoại trú. Tuy nhiên trên thế giới nhiều quy trình chuẩn đã đƣợc công bố. Theo đó quá trình cấp phát trong điều trị ngoại trú không đơn thuần là đưa thuốc cho người bệnh mà phải kiểm tra tính hợp lý, an toàn cũng như tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc. Theo WHO, quy trình cấp phát chuẩn bao gồm 06 bước chính như sau: [41]

Chẩn đoán

Kê đơn

Cấp phát Tuân thủ điều trị

Hình 1.3. Quy trình cấp phát thuốc

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra đơn thuốc

- Nhân viên cấp phát nhận đơn thuốc và sắp xếp theo đúng thứ tự.

- Xác nhận lại họ và tên của bệnh nhân, việc này có ý nghĩa quan trọng khi số lƣợng bệnh nhân đông để tránh tình trạng nhầm đơn.

- Tính hợp lệ của đơn thuốc (bao gồm chữ ký bác sĩ, thủ tục hành chính khác).

Bước 2: Kiểm tra chi tiết đơn thuốc

- Kiểm tra đơn thuốc: Kiểm tra sự hợp lý về thông tin thuốc (tên thuốc, nồng độ - hàm lượng), liều dùng (liều dùng, thời gian dùng, cách dùng), số lượng, tương tác thuốc.

- Trường hợp thấy đơn thuốc có vấn đề có thể liên hệ với bác sĩ kê đơn.

Bước 3: Chuẩn bị thuốc và dán nhãn Chuẩn bị thuốc:

Nhân viên cấp phát lấy thuốc theo đúng tên, nồng độ, hàm lƣợng, dạng

bào chế, số lƣợng thuốc trong đơn. Việc lấy thuốc phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc nhập trước – xuất trước và hạn trước – xuất trước.

- Không căn cứ vào màu sắc hay vị trí để thuốc theo trí nhớ mà phải đọc nhãn thuốc và đối chiếu với đơn.

- Việc ra lẻ thuốc cần đảm bảo đƣợc tiến hành bằng dụng cụ thích hợp (không để tay tiếp xúc trực tiếp với thuốc, thực hiện trên bề mặt sạch). Đóng gói thuốc trong các bao bì sạch, khô.

Dán nhãn:

Thực hiện dán nhãn cho từng thuốc trong đơn, trên nhãn phải đầy đủ các thông tin bao gồm: tên thuốc, hàm lƣợng, liều dùng, cách dùng. Nhãn thuốc nên được in, hạn chế viết tay, trong trường hợp buộc phải viết tay nên viết chữ in hoa và hạn chế viết tắt. Việc dán nhãn là vô cùng quan trọng vì đây là phương tiện để cung cấp thông tin về chế độ liều và cách sử dụng thuốc từ đó nâng cao sự tuân thủ điều trị của BN.

Bước 4: Kiểm tra lại lần cuối

Nên thực hiện bởi một người khác để tránh nhầm lẫn, sai sót. Người kiểm tra cần xác nhận sự thống nhất các thông tin trên đơn và trên nhãn thuốc.

Bước 5: Lưu giữ các thông tin

Lưu giữ đơn thuốc sau khi cấp phát, lưu các thông tin vào máy tính hoặc sổ ghi chép. Việc lưu thông tin là cần thiết để phục vụ công tác giám sát quá trình cấp phát, sử dụng, thống kê, báo cáo.

Bước 6: Thực hiện cấp phát thuốc, tư vấn và hướng dẫn cho người bệnh - Cấp phát: Theo thứ tự đơn thuốc, gọi tên và tiến hành cấp phát chính xác cho từng bệnh nhân, ký nhận đơn thuốc.

- Hướng dẫn, tư vấn: Tư vấn nên tập trung vào các nội dung: tác dụng chính của thuốc, liều, cách sử dụng (nhai, nghiền hay nuốt cả viên, uống với nhiều nước hay không…), thời điểm dùng (đặc biệt liên quan đến thức ăn và

thuốc khác), đồng thời giải thích cho bệnh nhân các TDKMM có thể gặp nhƣ buồn nôn, tiêu chảy, thay đổi màu sắc nước tiểu,… để tránh sự lo ngại dẫn đến tình trạng bỏ thuốc (đối với những TDKMM nghiêm trọng thì chỉ thông báo cho bệnh nhân khi có sự đồng ý của bác sĩ). Sau khi tư vấn, người cấp phát nên xác nhận lại với bệnh nhân về việc đã hiểu các thông tin chính vừa đƣợc cung cấp hay chƣa. Bệnh nhân nên đƣợc đối xử một cách tôn trọng, thái độ tƣ vấn hòa nhã, đúng mực.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kê đơn và cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2019 (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)