Thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc BHYT ngoại trú tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kê đơn và cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2019 (Trang 88 - 92)

4.1. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC BHYT NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN

4.1.1. Thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc BHYT ngoại trú tại bệnh viện

Năm 2018, bệnh viện HNĐK Nghệ An đã cải tiến ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện trong kê đơn theo quy định tại Thông tƣ 52. Thông tin về BN đƣợc nhân viên bộ phận một cửa nhập vào phần mềm khi người bệnh đến đăng ký khám, bao gồm đầy đủ các dữ liệu có trong thẻ BHYT nhƣ: Tên, tuổi, giới tính… Các thông tin này kết nối trực tiếp vào ĐT nhờ vậy ĐT điều trị ngoại trú của bệnh viện hạn chế đƣợc nhiều sai sót về thủ tục hành chính.

Ghi thông tin bệnh nhân và địa chỉ

Tất cả 400 ĐT ngoại trú khảo sát đều đƣợc in trên khổ giấy A5 chữ rõ ràng, dễ đọc. Tiêu chí ghi đầy đủ thông tin về BN (họ tên, tuổi, giới tính) đạt 100%. Tuy nhiên, ghi đầy đủ thông tin về địa chỉ BN chỉ đạt 2,25% và có tới 97,75% đơn không ghi địa chỉ BN chính xác đến số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/ bản, mà chủ yếu chỉ ghi địa chỉ đến xã (phường). Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng tương đồng với nghiên cứu tại một số cơ sở KCB khác như bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ năm 2018 và bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2015 (100% ĐT ghi đầy đủ thông tin BN, thông tin địa chỉ BN nhưng không có ĐT nào thực hiện ghi địa chỉ BN chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn xóm) [17], [18].

Mặc dù việc ghi thiếu thông tin địa chỉ BN không ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng thuốc trong đơn, nhưng là yếu tố quan trọng trong các trường hợp cần theo dõi, quản lý điều trị BN như: Hướng dẫn BN tuân thủ điều trị tại nhà, thông báo thu hồi thuốc khi có vấn đề về chất lƣợng… Do đó, bệnh viện cần sớm có phương án khắc phục những sai sót này. Một trong các biện pháp đó là phòng công nghệ thông tin cài đặt quy định yêu cầu nhân viên y tế phải khai

thác và điền đầy đủ các trường dữ liệu (tách riêng biệt các trường thông tin: số nhà, thôn/xóm, đường, xã/phường,…) theo đúng quy định của Thông tư 52 vào thì máy tính mới cho nhập đƣợc ĐT.

Ghi thông tin về người kê đơn

Tương tự như thông tin BN, những thông tin về người kê đơn đã được cài đặt trong máy tính nên 100% các ĐT đều ghi rõ ràng và đầy đủ các nội dung về thông tin này. Tỷ lệ này bằng với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2015, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2018, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 [17], [18], [27].

Ghi chẩn đoán

Tại bệnh viện, 100% ĐT có ghi chẩn đoán, tuy nhiên chỉ có 9,5% ĐT ghi chẩn đoán một cách rõ ràng, không viết tắt/ ký hiệu. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ năm 2018, tỷ lệ ghi chẩn đoán đầy đủ, rõ ràng đạt 100% , bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đạt 91,3% [17], [27].

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, việc ghi thông tin chẩn đoán tại bệnh viện HNĐK Nghệ An thực hiện còn thiếu nghiêm túc so với các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh khác. Ghi thông tin chẩn đoán không đầy đủ, dẫn đến BN không đọc đƣợc, đọc sai hoặc hiểu sai về bệnh lý của mình từ đó ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị.

Thực tế, khi đề tài tiến hành phỏng vấn BN về bệnh lý mắc phải, với những chẩn đoán viết tắt phần lớn BN không hiểu đƣợc.

Ghi thông tin về thuốc

Các thông tin về tên, nồng độ-hàm lƣợng thuốc đƣợc bộ phận kho nhập vào phần mềm ngay từ khi nhập hàng nên tất cả thuốc đều có trường thông tin này đầy đủ. Do đó, 100% lƣợt thuốc ghi đúng tên, nồng độ-hàm lƣợng thuốc.

Kết quả này tương tự nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2015 và bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 [17], [27].

Ngoài việc ghi đúng tên, nồng độ-hàm lƣợng, quy chế kê đơn ngoại trú còn yêu cầu phải ghi đúng trình tự thuốc và cách ghi số lƣợng thuốc. Kết quả

khảo sát cho thấy tại bệnh viện HNĐK Nghệ An vẫn tồn tại 5,82% thuốc không ghi đúng trình tự thuốc và 14,11% thuốc không ghi đúng số lƣợng. Theo quy định tại Thông tư 52: Nếu ĐT có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước các thuốc khác, có thuốc tiêm phải ghi thuốc tiêm trước các thuốc khác nhưng một số đơn chưa thực hiện điều này nên được đánh giá là không ghi đúng trình tự. Tương tự, theo Thông tƣ 52, nếu số lƣợng thuốc kê chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước. Tuy nhiên, tại bệnh viện nhiều ĐT không tuân thủ quy định này, đây là một sai sót mang tính hệ thống cần đƣợc khắc phục sớm. Hiện nay, trong DMTBV có 41 thuốc độc và 03 thuốc tiêm, đối với các thuốc này, hệ thống phần mềm cần có tính năng tự động xếp thứ tự lên trước các thuốc khác trong ĐT. Tương tự, với các thuốc có số lượng kê đơn nhỏ hơn 10, phần mềm tự động thêm số 0 phía trước.

Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc

Hướng dẫn sử dụng thuốc là căn cứ để BN tuân thủ điều trị, do đó nội dung này cần phải đƣợc thể hiện đầy đủ, dễ hiểu và chính xác trên ĐT. Kết quả khảo sát cho thấy, 100% lượt thuốc đều ghi đầy đủ thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc bao gồm: Liều dùng một lần, liều dùng một ngày, đường dùng và thời điểm dùng. Kết quả này tương đồng với kết quả khảo sát tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội năm 2016 (100% đơn ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng thuốc) và cao hơn chính bệnh viện HNĐK Nghệ An năm 2016 (79,48% thuốc ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng, tỷ lệ thuốc có ghi đường dùng đạt 96,04%, ghi thời điểm dùng đạt 79,48% và ghi liều dùng 1 lần đạt 99,10%) [12], [22]. Việc thực hiện nội dung này tốt hơn so với các cơ sở KCB tuyến tỉnh khác nhƣ: bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2015 (chỉ 22,7% ĐT ghi thời điểm dùng), bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2018 (72,5% đơn ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng thuốc, còn lại 27,5% không ghi thời điểm dùng) [17], [18].

Mặc dù việc ghi thông tin về hướng dẫn sử dụng đã được cải thiện nhiều so với năm 2016, tuy nhiên cần xem xét lại quy định về ghi thời điểm dùng. Chỉ có 74,6% thuốc ghi thời điểm dùng cụ thể; các thuốc còn lại chủ yếu chỉ ghi

chung chung nhƣ: “Ngày 4 viên chia 2 lần sau ăn”, “Ngày 2 lần, uống sáng chiều”,... Việc ghi thời điểm dùng không chi tiết khiến BN không xác định đƣợc thời điểm dùng thuốc chính xác, do đó sẽ tự phân bố thời gian sử dụng thuốc tùy ý. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị đối với các thuốc có sinh khả dụng hoặc TDKMM phụ thuộc vào thời gian/ thức ăn. Do đó, Phần mềm quản lý bệnh viện nên cài đặt thêm trường “khoảng thời gian giữa các lần dùng”, mặt khác cần xây dựng danh mục các thuốc lưu ý thời điểm dùng và yêu cầu bác sĩ khi kê đơn thuốc thuộc danh mục này phải ghi đúng và cụ thể thông tin về thời điểm dùng. Ví dụ: Các thuốc bị phân hủy do pH dạ dày phải uống 30 phút trước ăn, thuốc tăng hấp thu bởi thức ăn phải uống ngay sau khi ăn, thuốc corticoid uống 8h sáng giảm TDKMM suy tuyến thƣợng thận…

Thực hiện các quy chế còn lại

Các quy chế kê đơn còn lại đƣợc thực hiện khá nghiêm túc: 98,5% ĐT tuân thủ đầy đủ quy chế này, chỉ có 1,5% chƣa tuân thủ do còn tồn tại tình trạng kê đơn thực phẩm chức năng vào ĐT. Mặc dù bệnh viện đã nhiều lần tổ chức tập huấn, có các văn bản hướng dẫn quy chế kê đơn cũng như quán triệt quy định không kê đơn thực phẩm chức năng trong ĐT nhƣng có thể do thói quen nên bác sĩ chƣa thực hiện nghiêm túc. Để khắc phục triệt để vấn đề này, HĐT&ĐT bệnh viện cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, đồng thời yêu cầu nhân viên nhà thuốc bệnh viện khi phát hiện sai sót này cần phản hồi lại với bác sĩ kê đơn để sửa chữa đúng quy định.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù mới triển khai áp dụng Thông tƣ 52 từ tháng 01/2018 nhƣng bệnh viện HNĐK Nghệ An đã tuân thủ khá chặt chẽ các quy định về kê đơn trong điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, Bệnh viện cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp khắc phục một số sai sót còn tồn tại mà đề tài đã nêu ra, hướng tới mục tiêu tuân thủ đúng 100% các quy định cũng như nâng cao chất lƣợng kê đơn thuốc BHYT ngoại trú.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kê đơn và cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2019 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)