Thông tin về dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển chỉ số thành công dự án xây dựng công trình hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác công tư ppp (Trang 98 - 102)

CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG PHƯƠNG TRÌNH CHỈ SỐ THÀNH CÔNG VÀO DỰ ÁN PPP GIAO THÔNG CỤ THỂ

5.2. Dự án B đầu tư xây dựng đường cao tốc theo hình thức PPP

5.2.2. Thông tin về dự án

5.2.2.1 Quy mô dự án

Dự án đầu tư Xây dựng đường cao tốc B dự kiến kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT giao thông với chiều dài tuyến 64.2 KM, tổng mức đầu tư dự kiến 13.614 tỷ đồng.

Tiêu chuẩn thiết kế: xây dựng đường cao tốc 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc TCVN 5729:2012

 Bề rộng phần đường giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe bao gồm:

o Phần xe chạy : 4 làn x 3.5m = 14 m o Phần phân cách giữa : = 0.5m o Dải an toàn phía tim : 2 bên x 0.5m = 1.0m o Dải an toàn phía lề đất : 2 bên x 0.25m = 0.5m

o Lề đất : 2 bên x 0.50m = 1.0m

Tổng cộng : = 17.0m

 Bề rộng phần cầu qua địa phận TP. Hồ Chí Minh:

o Phần xe chạy : 4 làn x 3.75m = 15 m o Phần phân cách giữa : = 0.5m o Dải an toàn phía trong : 2 bên x 0.5m = 1.0m o Dải an toàn phía ngoài : 2 bên x 1.25m = 2.5m

o Lan can : 2 bên x 0.50m = 1.0m

Tổng cộng : = 20.0m

 Bề rộng phần cầu qua địa phận tỉnh C:

o Phần xe chạy : 4 làn x 3. 5m = 14 m o Phần phân cách giữa : = 0.5m o Dải an toàn phía trong : 2 bên x 0.5m = 1.0m o Dải an toàn phía ngoài : 2 bên x 0.5m = 1.0m

o Lan can : 2 bên x 0.50m = 1.0m

Tổng cộng : = 17.5m

Mặt đường: cấp cao A1, module đàn hồi Eyc ≥ 180 Mpa.

Phần cầu: tải trọng thiết kế HL93 theo tiêu chuẩn TCVN 11832 – 2017.

PHẠM THANH BÌNH MSHV: 1670608 T r a n g | 88 5.2.2.2 Vị trí dự án:

Điểm đầu tuyến: KM…..+…….;

Điểm cuối tuyến: KM….+…….;

5.2.2.3 Thời gian hợp đồng dự án:

Thời gian hợp đồng dự án: 2024 – 2048.

5.2.2.4 Tổng mức đầu tư:

Dự kiến tổng vốn đầu tư: Khoảng …… tỷ đồng;

Phần nhà nước tham gia thực hiện dự án: ….. tỷ đồng chiếm tỷ lệ: 37.6% tổng vốn đầu tư;

5.2.2.5 Loại hợp đồng dự án:

Dự án đầu tư theo hình thức PPP hợp đồng BOT;

5.2.2.6 Phương án tài chính sơ bộ:

Nhà đầu tư huy động vốn đầu tư xây dựng dự án theo loại hợp đồng BOT, Nhà đầu tư hỗ trợ bù đắp thiếu hụt tài chính thông qua nguồn vốn Ngân sách Nhà nước;

5.2.2.7 Mức phí sử dụng:

Theo hướng dẫn tại Thông tư 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải. Những năm tiếp theo, lộ trình tăng phí được tính 03 năm một lần và mức tăng dựa trên tỷ lệ lạm phát cơ bản của cả nước (dự kiến 8,24% /3 năm).

Loại phương tiện Xe

loại 1

Xe loại 2

Xe loại 3

Xe loại 4

Xe loại 5 Mức giá khởi điểm sử dụng dịch vụ đường

theo chặng (bằng 75% mức giá tối đa sử dụng dịch vụ đường theo chặng theo Thông tư 35/2016/TT-BGTVT)

1.575 2.250 3.300 6.000 9.000 Hệ số theo Chặng so với xe loại 1 1 1,4 2,1 3,8 5,7 Bảng 5.2. Mức thu phí dự kiến.

5.2.2.8 Ưu đãi và đảm bảo đầu tư:

Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế; được miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với diện tích được sử dụng để xây dựng công trình theo pháp luật hiện hành tại thời điểm triển khai xây dựng; Tài sản hợp pháp của Nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bằng biện pháp hành chính.

5.2.2.9 Quy hoạch giao thông vận tải

Việc xây dựng tuyến cao tốc B kết nối với Quốc Lộ 1, Quốc Lộ 22, đường Hồ Chí Minh, hệ thống đường đường Vành đai Thành phố Hồ Chí Minh và đường cao tốc đang được đầu tư xây dựng (Vành đai 3 đoạn Nhơn Trạch - Tân Vạn, Tân Vạn – Bình Chuẩn, các đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức – Nhơn Trạch – Long Thành, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Cần Thơ)

PHẠM THANH BÌNH MSHV: 1670608 T r a n g | 89

tạo thành tuyến đường cao tốc liên tục dài gần 500km đi qua phần lớn các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông đường không, đường sắt, đường biển quan trọng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sẽ là một cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng thúc đẩy liên kết, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội của cả khu vực rộng lớn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng khu vực.

5.2.2.10. Nhu cầu vận tải:

Hiện tại tuyến đường hiện hữu C là tuyến quốc lộ duy nhất nối TP.HCM với cửa khẩu Quốc tế, là cửa ngõ quốc tế thông thương quốc tế với các nước trong ASEAN. Qua số liệu khảo sát của cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Bộ Giao thông vận tải cho thấy, luồng hàng hóa từ khu vực thành phố đang tăng nhanh. Theo kết quả dự báo nhu cầu vận tải, đường hiện hữu sẽ mãn tải vào năm 2016. Lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc đến năm 2040 đạt mức cao nhất 62.017 PCU/ ngày đêm, do vậy đến năm 2020 phải xây dựng tuyến cao tốc với quy mô tối thiểu 4 làn xe và sau năm 2040 tiếp tục mở rộng tuyến đường này thành 6 làn xe.

Hình thành tuyến cao tốc B sẽ phát huy lợi thế các tuyến cao tốc đã và đang được được đầu tư xây dựng trong khu vực: cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (đã hoàn thành), Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (đã hoàn thành), từng bước hoàn chỉnh mạng đường cao tốc trong khu vực theo qui hoạch, phát huy lợi thế liên kết với các tuyến QL1, QL22, QL22B, đường Hồ Chí Minh, cùng hệ thống giao thông đường sắt đô thị, đường sắt nhẹ, đường hàng không, nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, tạo bước đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng.

5.2.2.11. Các dự án giao thông kết nối

Hiện tại trong khu vực có một số dự án đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, cụ thể như:

o Dự án Đường Vành đai 3: Dự án đường Vành đai 3 đoạn Bình Chuẩn – Bến Lức đang được lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi và đã được Vụ Kế hoạch đầu tư thẩm định tại văn bản số 1092/KHĐT ngày 14/9/2018; theo đó tuyến đường Vành đai 3 được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị có quy mô (6 ÷ 8) làn xe, vận tốc 100km/h;

o Dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa: Dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Dự án đầu tư tại quyết định số 3950/QĐ-BGTVT ngày 17/12/2007; theo đó tuyến dự án được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc 100km/h, phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 theo tiêu chuẩn tương đương đường cấp III 02 làn xe. Hiện tại dự án đang lập Báo cáo Nghiên cứu Tiền khả thi để trình duyệt

o Dự án Mở rộng QL22: Dự án mở rộng QL22 đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Tây Ninh đang được nghiên cứu lập Đề xuất dự án; theo đó tuyến dự án được mở rộng lên quy mô (4 ÷ 8) làn xe.

5.2.2.12 Nguồn vật liệu sử dụng cho dự án:

Nguồn vật liệu sử dụng cho dự án có nhiều thuận lợi, có nhiều mỏ vật liệu đa dạng về chủng loại, đảm bảo về chất lượng đã được sử dụng cho các công trình có quy mô tương tự trên địa bàn. Trên địa bàn dự án có một số dự án giao thông như dự án Đường vành đai

PHẠM THANH BÌNH MSHV: 1670608 T r a n g | 90

3 đoạn Bình Chuẩn – Bến Lức, dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa và dự án mở rộng quốc lộ 22 đoạn từ thành phố Hồ Chí Minh có thể thể làm giá vật liệu biến động đôi chút trong quá trình thực hiện dự án.

STT Tên mỏ vật liệu Vị trí Trữ lượng dự

kiến (m3) Cát san lấp

1 Mỏ cát Đức Thành Phường Tân Lộc và Hưng Thuận, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ

Khoảng 4.500.000 2 Mỏ cát Hồng ngự - SL Huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng

Tháp

Khoảng 5.500.000 Cát bê tông

1 Mỏ cát Hồng ngự - BT Huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Khoảng 5.000.000 2 Mỏ cát Suối Đá, Tây Ninh Xã Suối Đá, Huyện Dương Minh

Châu, tỉnh Tây Ninh Khoảng 850.000 Đá các loại

1 Mỏ đá, đất Ấp Miễu Xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Khoảng 11.813.962 2 Mỏ đá Tân Cang 1 Xã Phước Tân, TP. Biên Hòa,

tỉnh Đồng Nai

Khoảng 53.462.994 3 Mỏ đá 319 Xã Bình Hòa, Huyện Vĩnh Cửu,

tỉnh Đồng Nai

Khoảng 9.330.330 4 Mỏ đá Tân Đông Hiệp Phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ

An, tỉnh Bình Dương

Khoảng 9.467.976 5 Mỏ đá Lộc Ninh

Ấp Lộc Trung, xã lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Khoảng 8.248.904 Đất đắp nền đường

1 Mỏ đá, đất Ấp Miễu Xã Phước Tân, TP. Biên Hòa,

tỉnh Đồng Nai Khoảng 120.000

2 Mỹ Quý Đông – Long An Ấp 5, xã Mỹ Quý Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Tây Ninh

Khoảng 2.873.444 3 Bình Thạnh – Tây Ninh Ấp Bình Phước, xã Bình Thạnh,

huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh Khoảng 191.560 Bảng 5.3. Các nguồn vật liệu dự kiến trên địa bàn dự án.

5.2.2.13 Điều kiện địa hình:

Trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát, một số đặc điểm chính của địa hình có liên quan đến

PHẠM THANH BÌNH MSHV: 1670608 T r a n g | 91

việc chọn lựa vị trí, kết cấu công trình và biện pháp tổ chức thi công được tóm lược như sau:

o Địa hình ít phức tạp, tương đối bằng phẳng và có độ dốc không lớn. Tuyến đi qua khu vực vùng gò đất thấp bị chia cắt bởi các kênh rạch. Địa hình nhìn chung thấp dần theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam. Ở cuối tuyến là khu vực thấp nên có nhiều chỗ bị ngập úng trong mùa mưa.

o Việc vận chuyển vật tư, thiết bị thi công đến chân công trình hoàn toàn thuận lợi nhờ sử dụng mạng lưới đường bộ sẵn có.

5.2.2.14 Điều kiện địa chất:

Dựa trên bản đồ địa chất và khoáng sản (C-48-XI), kết hợp tham khảo địa chất các công trình lân cận, có thể tóm lược một số đặc điểm chính về địa chất khu vực tuyến dự án như sau:

o Đoạn 1 (Từ đầu tuyến đến khoảng Km11+000): Tuyến đi qua khu vực nền đất yếu, có sự tồn tại của lớp bùn sét, sét chảy lẫn cát (thuộc trầm tích sông – biển amQIV2

).

Bề dày đất yếu thay đổi trung bình từ 6m đến 13m, và mỏng dần ở khu vực giao TL8 và khu vực gần Km11. Bên dưới lớp đất yếu là lớp cát, sét có chứa kaolin hay cát sạn, cát cuội nhiều thành phần;

o Đoạn 2 (Km11+000 ÷ Km42+000): Địa tầng chủ yếu của đoạn tuyến này là sét bột cát, cát sét có chứa kaolin. Phủ bên trên là các trầm tích, phân bố ở dạng dải hẹp lấp đầy các trũng thấp hình thành trên bề mặt trầm tích thuộc hệ tầng Củ Chi; khu vực đất yếu chỉ xuất hiện cục bộ tại các vùng trũng hoặc tại các vị trí kênh rạch;

o Đoạn 3 (Km42+000 ÷ QL22): Đây là khu vực nền đất yếu, có sự tồn tại của lớp bùn sét, sét chảy lẫn hữu cơ. Bề dày đất yếu thay đổi trung bình từ 2m đến 6m, phân bố lớn nhất ở khu vực gần sông Gò Dầu và mỏng dần khi về gần điểm cuối tuyến. Bên dưới lớp đất yếu là lớp cát, sỏi, sét có chứa kaolin hay cát, bột sét màu nâu vàng, loang lổ trắng.

Nhận xét:

o Nền đường có thể đắp thông thường đến chiều cao khoảng 6.0m;

o Đối với các đoạn đắp thấp trước khi đắp thân nền đường cần phải đào bỏ lớp hữu cơ bề mặt;

o Đối với các đoạn đắp cao qua nền đất yếu, cần có các giải pháp xử lý nền móng phù hợp.

o Nhìn chung, điều kiện địa chất địa hình của dự án tương đối thuận lợi để triển khai dự án.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển chỉ số thành công dự án xây dựng công trình hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác công tư ppp (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)