Nội dung pháp luật về tiền lương doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về tiền lương và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 21 - 27)

Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

1.2.2. Nội dung pháp luật về tiền lương doanh nghiệp

Tiền lương tối thiểu hay mức lương tối thiểu được hiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Có thể nói, tiền lương hay tiền công tối thiểu có tác dụng tái sản xuất giản đơn sức lao động, đảm bảo nhu cầu tối thiểu cần thiết về sinh hoạt và xã hội, thông qua việc đáp ứng những chi phí sinh hoạt cần thiết của người lao động và dùng một phần vào tái sản xuất mở rộng sức lao động của người hưởng lương. Mức lương tối thiểu phải do Nhà nước quy định, có ý nghĩa bắt buộc đối với cả hai bên trong quan hệ lao động, trong đó có hàm ý rằng mức lương tối thiểu không thể bị hạ thấp bởi cả người sử dụng lao động và người lao động, dù họ có tự nguyện, bằng thỏa thuận cá nhân hay thỏa thuận tập thể, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định khác trong trường hợp đặc biệt.

Tiền lương tối thiểu có một số đặc trưng như: Được trả cho một lao động ở trình độ giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất, lao động diễn ra trong điều kiện bình thường; Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu, cần thiết cho bản thân người lao động và gia đình họ; tiền lương tối thiểu được xác định theo giá sinh hoạt ở vùng có mức giá sinh hoạt trung bình.

Để xác định mức lương tối thiểu, trong khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế nhấn mạnh4: “Trong chừng mực có thể và thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu gồm: Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét

4 Điều 3, Công ước 131về Ấn định lương tối thiểu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, 1970

16

theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an toàn xã hội và mức sống so sánh giữa các đối tượng khác nhau; Những nhân tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao”.

Ở đa số các quốc gia, mức tiền lương tối thiểu được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước. Thông thường có hai loại tiền lương tối thiểu là tiền lương tối thiểu vùng và tiền lương tối thiểu ngành.

Tiền lương tối thiểu vùng là mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định, được áp dụng cho người lao động làm việc ở từng vùng lãnh thổ nhất định. Những căn cứ hay yếu tố cơ bản để phân vùng và xác định mức lương tối thiểu vùng là điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, mức sống của người dân địa phương, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật… Một cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề tiền lương sẽ nghiên cứu và tham mưu, khuyến nghị cho Chính phủ quyết định và công bố mức tiền lương tối thiểu vùng trong từng thời điểm nhất định.

Tiền lương tối thiểu ngành là mức tiền lương tối thiểu được áp dụng cho người lao động làm việc trong một hoặc một nhóm ngành nhất định. Pháp luật lao động quy định về tiền lương tối thiểu ngành để khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động trong cùng ngành vận dụng vào xây dựng mức lương tối thiểu ngành mình, thông qua con đường thương lượng tập thể ngành và được Nhà nước chính thức hóa. Ngoài ra, Nhà nước còn khuyến khích các doanh nghiệp, người sử dụng lao động với tư cách độc lập tự xây dựng và vận dụng mức tiền lương tối thiểu cho người lao động của mình cao hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định ở cùng thời điểm.

Hầu hết các quốc gia khi ban hành chính sách tiền lương tối thiểu, trong đó nêu phương pháp xác định về tiền lương tối thiểu đều dựa theo tiêu chí của Tổ chức Lao động quốc tế5: “Để xác định mức lương tối thiểu, cần xem xét các tiêu chí sau: (a) nhu cầu của người lao động và gia đình họ; (b) mức lương chung trong nước; (c) chi phí cuộc sống và những thay đổi trong đó;

(d) trợ cấp an sinh xã hội; (e) mức sống tương đối của các nhóm xã hội khác;

5 Khuyến nghị về ấn định lương tối thiểu số 135, 1970, Mục II. Các tiêu chí xác định mức lương tối thiểu

17

(f) các yếu tố kinh tế, bao gồm yêu cầu phát triển kinh tế, mức năng suất và

nhu cầu muốn và duy trì được việc làm ở mức cao.”

Tiền lương tối thiểu đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật lao động, thể hiện sự quan tâm sâu sát của Nhà nước tới các chức năng của tiền lương là chức năng tái sản xuất sức lao động và chức năng tích lũy.

Chính vì tầm quan trọng của tiền lương tối thiểu mà gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đều có pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Cho dù điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, địa lý có thể khác nhau, song các quốc gia đều có thiên hướng bảo vệ người lao động trước sức ép lợi nhuận của các doanh nghiệp, các nhà tư bản, các ông chủ doanh nghiệp. Điều đó cũng thể hiện tinh thần nhân văn, chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội. Thậm chí có một số quốc gia còn coi việc quy định mức lương tối thiểu như một loại trợ cấp xã hội đối với một số người không có khả năng tham gia quan hệ lao động. Thuật ngữ “basic income” ở một số quốc gia còn mang ý nghĩa rất tích cực trong việc đảm bảo mọi người dân đều có thể được nhận một khoản tiền tối thiểu đủ để sinh sống khi đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định. Tư tưởng tiến bộ về mức lương tối thiểu luôn luôn được thảo luận hàng năm nhằm điều chỉnh phù hợp với những biến động của đời sống.

1.2.2.2. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trong doanh nghiệp

* Thang lương

Thang lương là tương quan tỉ lệ về tiền lương theo trình độ lành nghề giữa những người lao động làm việc trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật rõ ràng. Thang lương thường được xây dựng để áp dụng cho người lao động trực tiếp sản xuất trong hệ thống các ngành nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật tương đối phức tạp như luyện kim, hóa chất, địa chất, dầu khí, cơ khí, điện tử, điện, vận hành máy… Cơ sở để xây dựng thang lương là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, đó là bảng quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người lao động ở mỗi bậc nào đó biết, hiểu và làm được. Trên thực tế có hai tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là cấp nhà nước và cấp ngành, việc lựa chọn áp dụng sẽ do các bên lựa chọn và có thể người lao động phải thi để đạt được tiêu chuẩn đó.

18

* Bảng lương

Bảng lương là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Đối với các doanh nghiệp, bảng lương thường được xây dựng và áp dụng cho lao động mang tính chất quản lý (giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trị…), lao động chuyên môn, nghiệp vụ (chuyên viên, kinh tế viên, kế toán viên, kỹ sư, kỹ thuật viên,…), lao động thừa hành phục vụ (nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ…), lao động trực tiếp ở những công việc, ngành nghề không xác định, quy định rõ ràng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Cơ cấu của bảng lương tương đối giống thang lương, bao gồm một số ngạch lương theo chức danh lao động, thể hiện mức độ phức tạp và yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động. Trong mỗi ngạch lương có một số bậc lương được xác định dựa vào mức độ phức tạp của công việc. Ứng với mỗi bậc là một hệ số lương và chúng tỉ lệ thuận với nhau, bậc cao thì hệ số lương cao. Để đạt được bậc cao và hưởng hệ số lương cao, người lao động hoặc phải thi nâng bậc, hoặc được xét đặc cách nâng bậc.

* Định mức lao động

Định mức lao động là những quy định do doanh nghiệp xây dựng về số lượng, chất lượng sản phẩm tương ứng với một lượng thời gian lao động, áp dụng cho từng nhóm lao động, nhóm công việc nhất định trong phạm vi cụ thể.

Định mức lao động là thước đo hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. Vì thế, định mức lao động còn là cơ sở để phân phối theo lao động.

Định mức lao động được biểu hiện dưới các hình thức: định mức thời gian, định mức sản lượng, định mức phục vụ. Định mức lao động thường được xây dựng theo các phương pháp truyền thống như phương pháp thống kê – kinh nghiệm, phương pháp phân tích, phương pháp Taylor,...

Định mức lao động có căn cứ khoa học là phải tính đến các yếu tố giới hạn tâm sinh lý, sức khỏe của người lao động. Khi trả lương, đơn giá tiền lương được xây dựng dựa vào các mức lao động, các mức này càng chính xác

19

thì đơn giá tiền lương càng hợp lý, tiền lương càng gắn với giá trị lao động.

Khi người lao động cảm thấy tiền lương trả cho họ là công bằng, tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra thì tiền lương sẽ có vai trò tạo động lực mạnh mẽ.

Nhìn chung, định mức lao động là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch lao động, tổ chức quản lý lao động và tính toán mức trả lương cho người lao động. Đây không chỉ là vấn đề mà các đơn vị sử dụng lao động quan tâm chú trọng mà cả Nhà nước cũng quan tâm đặc biệt.

1.2.2.3. Phụ cấp lương và các khoản bổ sung có tính chất lương

Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung vào tiền lương cho người lao động nhằm bù đắp những yếu tố không ổn định của điều kiện lao động mà khi xác định tiền lương các bên chưa tính toán được. Phụ cấp lương là một bộ phận cấu thành tiền lương, có tác dụng bổ sung, giúp hoàn thiện và hợp lý hơn tiền lương của người lao động. Như vậy phụ cấp lương ngoài đảm bảo công bằng, bình đẳng trong trả lương còn có tác dụng động viên, khuyến khích, thu hút người lao động làm việc ở những ngành nghề, địa bàn, điều kiện lao động khó khăn, hay trả cho những lao động có trách nhiệm cao trong sản xuất, điều hành sản xuất. Chế độ phụ cấp lương có thể do hai bên thỏa thuận hoặc do người sử dụng lao động ấn định sẵn, được ghi vào hợp đồng lao động cá nhân hoặc trong thỏa ước lao động tập thể. Trên thực tế có một số loại phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm (chức vụ), phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên công tác, phụ cấp khu vực.

Phụ cấp là một nội dung quan trọng của chính sách pháp luật về tiền lương, đảm bảo những yếu tố như thể hiện sự phân loại lao động hay những ưu đãi, bồi hoàn nhất định đối với người lao động.

1.2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong lĩnh vực tiền lương

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong lĩnh vực tiền lương.

Quan hệ lao động được hình thành và duy trì dưới hình thức hợp đồng lao động, trong đó mọi vấn đề thuộc về quyền và lợi ích của các bên đều do các bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật. Tuy nhiên, người sử dụng lao động,

20

với tư cách là người sở hữu, đầu tư vốn, tư liệu sản xuất, đồng thời là người thuê lao động, với sức mạnh tư bản của mình, người sử dụng lao động có nhiều quyền quyết định vấn đề phân phối thu nhập trong doanh nghiệp mình, điển hình như: Quyền xây dựng và ban hành hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế tiền lương, phụ cấp lương… áp dụng trong doanh nghiệp mình; Quyền lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp với tính chất của công việc, ngành nghề và yêu cầu của quá trình sử dụng lao động; Quyền khấu trừ tiền lương theo quy định của pháp luật; Nghĩa vụ trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn; Thực hiện việc nâng bậc lương cho người lao động theo đúng sự thỏa thuận hợp pháp; Thực hiện chế độ phụ cấp lương;

trả lương trong những trường hợp đặc biệt trong quá trình sử dụng lao động…

- Quyền và nghĩa vụ của người lao động.

Người lao động ký kết hợp đồng lao động vào làm việc cho người sử dụng lao động phải tuân theo quy định và sắp xếp, tổ chức của người sử dụng lao động trong lĩnh vực tiền lương như được xếp vào thang, bảng lương phù hợp trình độ chuyên môn, được giao định mức lao động phù hợp; Được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn; Được tạm ứng lương theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; Được nâng lương định kỳ theo quy định; Được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương; Quyền được tạm ứng tiền lương theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật….

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong lĩnh vực tiền lương là một nội dung quan trọng trong lí luận pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp. Hai hệ thống quyền và nghĩa vụ của hai thể này là thống nhất, không mâu thuẫn, thể hiện một mối quan hệ lao động hài hòa, hợp lý, bổ sung lẫn nhau. Các bên trong quan hệ lao động có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ nhau một cách thiện chí để cùng tiến tới đạt được lợi ích của mình.

Trong nhiều trường hợp, người lao động có thể chấp thuận giảm bớt một số yêu cầu, đòi hỏi về tiền lương của mình để giúp đỡ người sử dụng lao động và doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn với mục đích lâu dài là duy trì quan hệ lao động và việc làm. Nhà nước khuyến khích các bên tạo điều kiện giúp đỡ nhau trong những hoàn cảnh đặc biệt.

21

Một phần của tài liệu Pháp luật về tiền lương và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)