Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.3. Những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về tiền lương tại các
2.3.1. Những tồn tại, hạn chế
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP còn thiếu cơ chế ràng buộc đối với doanh nghiệp không thực hiện xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Công tác triển khai thực hiện tại một số huyện chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ; lực lượng làm công tác lao động tiền lương còn mỏng về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn trong quá trình triển khai thực hiện.
Đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên trả lương theo hình thức thỏa thuận miệng hoặc hình thức trả công khoán nên rất khó trong
61
việc kiểm tra, giám sát về tuân thủ pháp luật trong vấn đề trả lương cho người lao động.
Thang lương, bảng lương do các doanh nghiệp xây dựng tính bền vững không cao (do ảnh hưởng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nhất là từ ngày 01/01/2018 trở đi).
Số doanh nghiệp chưa tuân thủ việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động gửi cơ quan lao động cấp huyện còn nhiều; đa số doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẻ, sử dụng ít lao động hoặc lao động là người trong gia đình, dòng họ, người dân tộc thiểu số.
Với chỉ số giá cả sinh hoạt biến động tăng không ngừng trong khi mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại các thời điểm mới chỉ đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động chứ không thể tích lũy để tái sản xuất sức lao động hay sử dụng các dịch vụ xã hội khác trong khi nhu cầu của người lao động ngày một tăng.
Tiền lương tối thiểu điều chỉnh qua các thời điểm nhất là từ năm 2008 đến nay chưa thực sự cân đối với giá cả của thị trường cũng như tiền lương, tiền công thực tế trên thị trường lao động, gây nên nhiều khó khăn cho người sử dụng lao động trong việc tuyển dụng lao động.
Tiền lương tối thiểu làm cơ sở để thỏa thuận ký kết và trả lương cho người lao động chậm, thường thấp so với thị trường lao động.
Mức tiền lương tối thiểu tăng góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tuy nhiên chi phí về tiền lương của doanh nghiệp tăng, kéo theo các khoản đóng góp của doanh nghiệp cũng tăng như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế của doanh nghiệp, do vậy nhiều doanh nghiệp không có khả năng tham gia các khoản đóng góp này; nhiều DN có thể phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới cắt giảm việc làm.
Việc điều chỉnh, hiệu lực thực hiện mức lương tối thiểu chậm chưa cân đối với tốc độ tăng của giá cả thị trường.
Mức xử lý: theo quy định hiện hành còn thấp chưa đủ mạnh đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về tiền lương tối thiểu.
2.3.2. Nguyên nhân
- Từ phía người sử dụng lao động:
62
Ý thức chấp hành Luật lao động tiền lương của một số chủ doanh nghiệp còn hạn chế; mối quan hệ thông tin báo cáo giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước chưa thường xuyên.
Một số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật lao động, nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chưa chấp hành đầy đủ những quy định của pháp luật lao động đối với NLĐ; chưa quan tâm nâng cao tiền lương, đời sống và lợi ích khác của NLĐ; đặt lợi nhuận của doanh nghiệp lên hàng đầu, biểu hiện như: chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động về nâng lượng hàng năm; không điều chỉnh kịp thời mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ; chưa quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định của doanh nghiệp trong nội quy lao động, nội quy an toàn lao động, thỏa ước lao động tập thể, thang tương bảng lương đến NLĐ. Việc báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ hàng năm của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
Đa số doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẻ, theo thời vụ, một số đăng ký kinh doanh nhưng hoạt động cầm chừng hoặc không hoạt động do thiếu việc.
Nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động (đa phần là người dân tộc thiểu số), trả mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định.
- Từ phía người lao động:
Lao động trong các doanh nghiệp đa số là người dân tộc thiểu số, trình độ hiểu biết về Luật lao động, chính sách tiền lương, tiền công...còn hạn chế;
chưa biết đấu tranh để đòi hỏi quyền lợi cho bản thân.
- Từ phía Nhà nước:
Chưa có cơ chế ràng buộc đối với những doanh nghiệp không gửi thang lương, bảng lương và định mức lao động về cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện.
63
Mối quan hệ thông tin báo cáo giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước chưa thường xuyên; địa bàn rộng khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát nắm bắt tình hình của các doanh nghiệp.
Công tác phối hợp tuyên truyền của một số cấp ủy chính quyền còn hạn chế, chưa thật sự quan tâm đến công tác lao động tiền lương;
Cán bộ phụ trách công tác tiền lương cấp huyện, xã còn kiêm nhiệm nhiều việc, khả năng nắm bắt về chính sách tiền lương chưa sâu, lúng túng khi giải quyết công việc.
64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã phân tích các quy định hiện hành của pháp luật về tiền lương doanh nghiệp. Trên cơ sở khái quát tình hình phát triển kinh tế, xã hội và lao động trên địa bàn tỉnh Điện Biên, trọng tâm của Chương này là đánh giá kết quả việc thực hiện pháp luật về tiền lương tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn chỉ ra những tồn tại, hạn chế (từ phía người lao động; người sử dụng lao động và phía Nhà nước) đối với việc thực hiện pháp luật về tiền lương tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên, chương 2 đã đặt ra các tiền đề cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật tiền lương doanh nghiệp nói chung và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tiền lương ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
65 Chương 3