Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về tiền lương và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 36 - 40)

Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.3. Pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm với Việt Nam

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

Qua nghiên cứu kinh nghiệm chính sách tiền lương của Trung Quốc, Hàn Quốc và Bồ Đào Nha cho thấy, có một số nội dung Việt Nam có thể nghiên cứu, học tập trong quá trình hoàn thiện pháp luật tiền lương trong doanh nghiệp, như sau14:

Thứ nhất, về quan niệm tiền lương tối thiểu, đó là mức lương thấp nhất do pháp luật quy định như là mức sàn thấp nhất để các doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động. Pháp luật không nên quy định mức lương tối thiểu được áp dụng cho đối tượng lao động cụ thể nào sẽ làm hẹp phạm vi, hạn chế vai trò, chức năng của tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, khảo sát mức sống tối thiểu để làm cơ sở xác định tiền lương tối thiểu cho phù hợp (Hàn Quốc dựa trên lao động độc thân, còn Việt Nam dựa trên lao động chưa qua đào tạo).

Thứ hai, về căn cứ xác định tiền lương tối thiểu, ngoài mức sống của người lao động thì việc xác định mức lương tối thiểu cần dựa trên các căn cứ khác (như kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc) như: mức tiền lương của lao động cùng loại; năng suất lao động; chỉ số giá sinh hoạt; mức tăng trưởng kinh tế và tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương tối thiểu của Việt Nam hiện đang ở mức thấp, cho nên cần phải xác định lộ trình hợp lý điều chỉnh mức lương tối thiểu để vừa đảm bảo đời sống cho người lao động, nhưng phải phù họp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời cần thiết lập các cơ chế thương lượng hợp lý, linh hoạt để nâng cao tiền lương trung bình cho tất cả người lao động làm công, hưởng lương trong xã hội.

Thứ ba, về loại hình tiền lương tối thiểu, nghiên cứu quy định thống nhất tiền lương tối thiểu theo giờ áp dụng đối với tất cả các công việc trên thị trường lao động (như kinh nghiệm của Hàn Quốc). Đối với lao động làm việc theo tháng thì tiền lương thấp nhất tính theo giờ trong tháng không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ do nhà nước quy định. Bên cạnh đó cần nghiên cứu xác định các lao động, công việc đặc thù được áp dụng thấp hơn mức

14 Tài liệu đã dẫn, tr425 đến 427

31

lương tối thiểu nhằm khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động này, đồng thời quy định những loại công việc được miễn trừ áp dụng mức lương tối thiểu cho phù hợp với đặc điểm của thị trường lao động.

Thứ tư, về các yếu tố xác định trong lương tối thiểu, cần nghiên cứu quy định rõ các yếu tố không bao gồm trong tiền lương tối thiểu (như kinh nghiệm của Hàn Quốc) như: phụ cấp, tiền nghỉ phép năm, tiền thưởng, các khoản tiền lương trả thêm khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, các khoản trợ cấp, nhằm bảo đảm tiền lương của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, thời gian làm việc bình thường phải cao hơn mức lương tối thiểu.

Thứ năm, về Hội đồng tiền lương quốc gia, cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để xác định số thành viên trong Hội đồng cho phù hợp, tuy nhiên không nên quá nhiều số thành viên (như trường hợp của Hàn Quốc), cũng có những khó khăn trong quá trình thương lượng tiền lương tối thiểu. Để Hội đồng hoạt động có hiệu quả, cần tăng cường thương lượng của các bên, bộ phận kỹ thuật phải tính toán đưa ra các căn cứ xác định cho phía đại diện người sử dụng lao động và phía đại diện người lao động khi xây dựng phương án tiền lương tối thiểu áp dụng cho năm tiếp theo; thành lập bộ phận thường trực của Hội đồng hoạt động chuyên trách để nâng cao chất lượng tham mưu cho thành viên Hội đồng như trường hợp của Hàn Quốc.

Thứ sáu, nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, thành phần của Hội đồng tiền lương quốc gia theo hướng mở rộng số lượng thành viên, bổ sung thành viên đại diện cho phía Nhà nước của Bộ, ngành khác ngoài Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ), bổ sung thành viên là các chuyên gia độc lập có chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực lao động, tiền lương.

Thứ bảy, về chế tài áp dụng, cần thiết nghiên cứu bổ sung các chế tài xử lý các vi phạm của doanh nghiệp, theo hướng tăng mức độ xử phạt hành chính, xử lý hình sự (như kinh nghiệm Hàn Quốc); đồng thời phải đền bù cho người lao động một khoản tiền nhất định đủ để răn đe.

Thứ tám, thực hiện cơ chế quản lý tiền lương đối với các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, giảm dần, tiến tới xóa bỏ sự can thiệp trực tiếp của nhà

32

nước đối với các doanh nghiệp (như kinh nghiệm của Bồ Đào Nha), các doanh nghiệp được tự chủ quyết định chính sách tiền lương (trong đó, có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp.

33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là giá cả sức lao động, nó không chỉ bị chi phối bởi quy luật giá trị, mà còn bị chi phối bởi quy luật cung-cầu.

Tiền lương được coi là giá cả sức lao động và được hình thành trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua ký kết hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Tiền lương trở thành động lực, đòn bẩy kích thích, khuyến khích người lao động làm công việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ý thức tuân thủ kỷ luật lao động, đồng thời là phương tiện đảm bảo cuộc sống ngày càng nâng cao.

Chương 1 luận văn đã khái quát một số vấn đề về tiền lương và pháp luật về tiền lương tại các doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Khái niệm, bản chất và chức năng của tiền lương tiền lương được nhìn nhận dưới ba góc độ: kinh tế, pháp lý và xã hội.

- Sự điều chỉnh của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp như:

Khái niệm các nguyên tắc điều chỉnh tiền lương; nội dung pháp luật tiền lương doanh nghiệp.

- Quy định pháp luật tiền lương doanh nghiệp của một số nước và kinh nghiệm với Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở để đánh giá thực trạng pháp luật tiền lương doanh nghiệp tại địa bàn nghiên cứu và là căn căn để kiến nghị hoàn thiện pháp luật tiền lương doanh nghiệp.

34 Chương 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về tiền lương và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)