Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Thực trạng pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp
2.1.1. Quy định về tiền lương tối thiểu
Trước hết có thể hiểu: tiền lương tối thiểu chính là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm duy trì cuộc sống tối thiểu cho bản thân và gia đình người lao động đó. Mức lương tối thiểu chính là mức lương nền móng được pháp luật quy định và bắt buộc các người sử dụng lao động phải thực hiện. Các hành vi trả lương cho người lao động cho dù là sự thoả thuận của hai bên mà thấp hơn mức lương tối thiểu sẽ bị coi là bất hợp pháp và phải chịu một chế tài tương ứng.
Điều 91 BLLĐ 2012 quy định về tiền lương tối thiểu cụ thể như sau15:
“Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm như cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.”
* Các loại lương tối thiểu:
Điều 91 BLLĐ 2012 quy định có hai loại tiền lương tối thiểu: Lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu ngành.
- Lương tối thiểu vùng:
Theo khoản 2 Điều 91 BLLĐ 2012, lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định và áp dụng cho người lao động làm việc ở từng vùng lãnh thổ nhất định. Đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó, mức lương trả cho người lao động
15 Điều 91, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.”
35
làm việc trong điều kiện bình thường, bảo đảm đủ giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo công việc đơn giản nhất và cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã học qua nghề. Khoản 1, điều 5, Nghị định 90/2019/NĐ-CP, ngày 15 tháng 11 năm 2019 quy định:
“1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Về phạm vi phân cấp vùng áp dụng, địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.
Về đối tượng áp dụng, tại Điều 2 Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, quy định mức lương tối thiểu vùng, quy định đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này); Ngoài ra, Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động cũng phải áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động.
36
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Dưới đây là tổng hợp các lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng của Chính phủ từ năm 2015 đến năm 2020:
Thời điểm
Mức lương
(đồng/tháng) Căn cứ pháp lý Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
Năm 2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000
Nghị định 103/2014/NĐ-
CP Năm 2016 3.500.000 3.100.000 2.700.000 2.400.000
Nghị định 122/2015/NĐ-
CP Năm 2017 3.750.000 3.320.000 2.900.000 2.580.000
Nghị định 153/2016/NĐ-
CP Năm 2018 3.980.000 3.530.000 3.090.000 2.760.000
Nghị định 141/2017/NĐ-
CP Năm 2019 4.180.000 3.710.000 3.250.000 2.920.000
Nghị định 157/2018/NĐ-
CP Năm 2020 4.420.000 3.920.000 3.430.000 3.070.000
Nghị định 90/2019/NĐ-
CP Bảng: Biến động tiền lương tối thiểu thời kỳ 2015 – 2020 - Lương tối thiểu ngành:
37
Theo khoản 3 Điều 91 BLLĐ năm 2012 quy định, tiền lương tối thiểu theo ngành là loại tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định để áp dụng cho người lao động trong một ngành hoặc một nhóm ngành có tính chất kỹ thuật tương đồng trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung và có tính đến các yếu tố lao động đặc thù của từng ngành nghề đó sao cho tiền lương tối thiểu theo ngành ít nhất cũng phải bằng hoặc phải cao hơn tiền lương tối thiểu chung. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành và mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Hiện nay, ở Việt Nam lương tối thiểu ngành mới chỉ xuất hiện trong một một số lĩnh vực. Cụ thể:
Thứ nhất, Về tiền lương tối thiểu ngành dệt may: Năm 2010, thỏa ước lao động thập thể được triển khai thí điểm với 69 doanh nghiệp sau khi tham gia thỏa ước, ngành đã điều chỉnh chế độ có lợi hơn cho người lao động nên không có đơn vị nào để xảy ra đình công, giảm thiểu tình trạng biến động lao động. Hoạt động triển khai thỏa ước cũng thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều doanh nghiệp chưa tham gia.
Ngày 24/6/2011, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt - May Việt Nam và Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức Lễ ký thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt - May Việt Nam. Việc cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của ngành Dệt - May Việt Nam trong thỏa ước sẽ đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động với những chính sách, phúc lợi phù hợp.
Về lương tối thiểu, thỏa ước tập thể ngành Dệt – May quy định:
“Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể này áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ”16.
Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng trong ngành dệt may và da giày, nơi mà vấn đề tiền lương hiếm khi được đưa ra thương thảo tập thể. Tiền lương tối thiểu chỉ có thể đạt được mục đích cơ bản của nó là đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động làm công ăn lương, không để họ bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu pháp luật quy định. quan tâm trao đổi sâu về tiền
16 Điều 4 Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt – May Việt Nam
38
lương, thưởng, phụ cấp và các chế độ chính sách đối với lao động nữ, vì ngành dệt may là ngành đặc thù có gần 90% lao động nữ.
Cho đến thời điểm ký kết Phụ lục sửa đổi bổ sung cuối cùng, mức thu nhập tối thiểu của công nhân sản xuất đã tăng 4 lần. Thời gian áp dụng lần này tới năm 2017, thay vì thời hạn 02 năm như trước.
Quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về mức lương tối thiểu vùng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ, dẫn đến thách thức không nhỏ trong đàm phán về mức thu nhập tối thiểu ghi trong thỏa ước do nhiều doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Sáng ngày 26/4/2017, Công ngành ngành Dệt-May Hà Nội phối hợp với Hội Dệt may thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo xây dựng thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt-May Hà Nội nhằm thực hiện chương trình phối hợp công tác số 212/CTr-HDM-CĐN ngày 20/11/2016 giữa Hội Dệt may thành phố Hà Nội và Công đoàn ngành Dệt-May Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 về việc tổ chức thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt- May Hà Nội với mục đích chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và đoàn viên Công đoàn trong toàn ngành.
Thứ hai, quy định về tiền lương tối thiểu ngành cao su: Lương tối thiểu ngành cao su là kết quả thỏa thuận thứ hai về vấn đề lương tối thiểu ngành sau thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt – May Việt Nam. Thỏa ước lao động tập thể Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam số 793/TƯLĐTT được ký kết ngày 28 tháng 3 năm 2014, đem lại kết quả to lớn cho người lao động. Tại Điều 7 quy định về lương tối thiểu như sau:
“1. Người sử dụng lao động đảm bảo mức lương thấp nhất trả cho người làm công việc giản đơn nhất trong các doanh nghiệp theo từng địa bàn thuộc Tập đoàn cao hơn mức tiền lương tối thiểu theo vùng là 5%.
2. Hàng năm, căn cứ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố, Người sử dụng lao động có trách nhiệm trao đổi với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp để điều chỉnh mức thu nhập quy định cho phù hợp”17.
17 Điều 7 Thỏa ước lao động tập thể tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
39
Theo thỏa ước này, người sử dụng lao động đảm bảo mức lương thấp nhất trả cho người làm công việc giản đơn nhất trong các doanh nghiệp theo từng địa bàn thuộc VRG cao hơn mức tiền lương tối thiểu theo vùng là 5%.
Căn cứ khả năng nguồn quỹ phúc lợi người sử dụng lao động sẽ hỗ trợ thêm cho người lao động 1 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động khi nghỉ hưu.
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận hằng năm người sử dụng lao động sẽ phấn đấu chi thưởng cho người lao động tối thiểu 1 tháng lương thực nhận.