Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Thực trạng pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp
2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực tiền lương
+ Quyền quy định hệ thống thang, bảng lương,định mức lao động, quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương… áp dụng trong doanh nghiệp.
45
Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có quyền xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện. Đồng thời, gửi phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện nơi hoạt động.
+ Quyền lựa chọn hình thức trả lương. Có thể lựa chọn 1 hình thức hoặc kết hợp giữa các hình thức như theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán hay trả lương bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động.
Trả lương theo thời gian:
Là hình thức dựa trên thời gian làm việc của người lao động. Thời gian làm việc của người lao động bao gồm thời gian thực tế làm việc và thời gian được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên. Tiền lương theo thời gian có các dạng lương năm, lương tháng, lương tuần, lương ngày và lương giờ làm việc của người lao động.
Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian là đơn giản, dễ tính toán, người lao động không phải chạy theo số lượng sản phẩm nên có nhiều thời gian để sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm, đầu tư cho công việc… Tuy nhiên, hạn chế của hình thức trả lương này là chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn với kết quả lao động cuối cùng. Do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động.
Trả lương theo sản phẩm:
Là hình thức trả lương cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kĩ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, lao vụ đó. Để thực hiện trả lương theo sản phẩm, người sử dụng lao động phải xây dựng định mức khoán sản phẩm cho người lao động trong một đơn vị thời
46
gian nhất định và xác đinh đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. Tiền lương theo sản phẩm cũng được trả theo định kỳ thời gian, thưởng là theo tháng làm việc của người lao động.
Trả lương theo sản phẩm phản ánh tương đối chuẩn xác lượng lao động thực tế bỏ ra, đồng thời phân việt được năng lực có thể khác nhau giữa những người cùng làm một loại sản phẩm, gắn chặt thu nhập với kết quả lao động cụ thể, kích thích nâng cao trình độ mọi mặt, sử dụng tốt và hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tăng cường kỷ luật doanh nghiệp, cải tiến quản lý doanh nghiệp. Tuy vậy cũng dễ nảy sinh hiện tượng chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng, mải làm việc để nâng cao số lượng sản phẩm không chú ý tới sức khỏe. Vì vậy, đối với những công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ và chất lượng sản phẩm cao thì chỉ nên áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng.
Cách tính lương theo sản phẩm này thể hiện được sự công bằng dựa trên năng suất lao động của từng người lao động.
Khi đã lựa chọn hình thức trả lương thì hình thức được chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định và nếu có thay đổi thì người sử dụng lao động phảo thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.
Hình thức trả lương khoán:
Chế độ tiền lương này thường được áp dụng cho những công việc mà nếu giao từng chi tiết, bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho NLĐ trong một khoảng thời gian nào đó phải hoàn thành mới có hiệu quả. Chế độ tiền lương này thường được áp dụng trong các ngành như xây dựng cơ bản, nông nghiệp … Về thực chất chế độ tiền lương khoán là một dạng đặc biệt của hình thức tiền lương sản phẩm. Đơn giá khoán có thể được tính cho 1m2 diện tích (trong xây dựng cơ bản), cho 1hec-ta (trong nông nghiệp)… Chế độ tiền lương này sẽ khuyến khích mạnh mẽ NLĐ hoàn thành công việc trước thời hạn. Khi giao khoán những chỉ tiêu khoán thường bao gồm: Đơn giá khoán; Thời gian hoàn thành; Chất lượng sản phẩm hay công việc. Chế độ tiền lương này có thể áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể. Nếu đối tượng nhận khoán là tập thể thì khi phân phối tiền lương cho cá nhân sẽ giống như chế độ tiền lương tập thể. Điều cần chú ý là khi xây dựng đơn giá khoán để bảo đảm chính xác cần phải tỉ mỉ, chặt chẽ. Sự khác biệt chế độ tiền lương
47
này với chế độ tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân là người ta không kiểm soát thời gian làm việc của NLĐ mà miễn sao họ hoàn thành công việc theo đúng hạn định là được. Và khi hoàn thành khối lượng khoán NLĐ không nhất thiết phải làm thêm.
+ Quyền khấu trừ tiền lương của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, mức khấu trừ tiền lương hàng tháng không được quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng nghiêm cấm người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cắt lương của người lao động.
- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
+ Nghĩa vụ trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn.
+ Trả lương trong một số trường hợp đặc biệt
Trả lương khi người lao động làm việc vào ban đêm: Khoản 2 điều 97 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm bằng ít nhất 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Trả lương cho người lao động làm thêm giờ: Người lao động sẽ được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài giờ tiêu chuần (đối với hình thức trra lương theo thời gian) hoặc khi làm thêm số lượng sản phẩm, khối lượng công việc theo yêu cầu của người lao động ngoài định mức được giao trong thời giờ làm việc tiêu chuẩn (đối với hình thức trả lương theo sản phẩm).
Theo quy định tại khoản 3 điều 97 bộ luật Lao động năm 2012, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm.
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ
48
lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy dịnh trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Trả lương cho người lao động học nghề, tập nghề, thử việc: Người học nghề, tập nghề nếu trực tiếp làm ra sản phẩm thì được trả lương. Theo quy định tại điều 26 bộ luật Lao động năm 2012, mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn 85% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của người lao động làm cùng công việc.
Trả lương khi ngừng việc: Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương; Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Trả lương những ngày nghỉ có hưởng của người lao động: Trong những ngày nghỉ hàng năm và nghỉ lễ về việc riêng theo quy định tại điều 115 bộ luật Lao động năm 2012 thì người lao động được hưởng nguyên lương.
Trả lương trong trường hợp sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự: Điều 99 bộ luật Lao động năm 2012 quy định: Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những
49
người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân theo quy định của pháp luật về trả lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động, thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi đó cho người lao động.Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Trả lương trong các trường hợp đặc biệt khác: Trong các trường hợp người lao động nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lầnđầu (được hưởng 100% tiền lương kể từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật).
+ Người sử dụng lao động phải thực hiện việc nâng bậc lương, chế độ trợ cấp lương, tiền thưởng, thực hiện việc trả lương cho người lao động theo các quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và sự thỏa thuận khác giữa các bên. Nâng bậc lương là việc làm cần thiết bởi qua thời gian làm việc, người lao động đã tích lũy thêm kinh nghiệm, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và mang lại lợi ích cho người sử dụng lao động nhiều hơn. Nâng bậc lương còn nhằm ổn định và cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình người lao động…
- Quyền của người lao động
+ Quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào lương
Đối với người làm công ăn lương, tiền lương là nguồn sống chủ yếu.
Do vậy, pháp luật lao động quy định người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình, trong trường hợp phải khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng. Khi khấu trừ người sử dụng lao động phải thảo luận với ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Những khoản khấu trừ theo Bộ luật Lao động chủ yếu là khoản tiền bồi thường trong những trường hợp người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp mà thiệt hại
50
không nghiêm trọng do sơ suất, phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương.
Đối với những khoản mà người lao động phải nộp theo nghĩa vụ như:
tiền đóng bảo hiểm xã hội, tiền nộp thuế thu nhập, tiền lương đã được ứng trước, tiền vay nợ, tiền nuôi con sau khi ly hôn theo quyết định của Tòa án...
thì không được coi là những khoản khấu trừ.
+ Quyền được tạm ứng lương
Khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận. Trong trường hợp gặp khó khăn đột xuất ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của bản thân và gia đình, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để tạm ứng tiền lương. Quy định này nhằm giúp người lao động khả năng khắc phục khó khăn, ổn định đời sống.
Trong trường hợp người lao động phải tạm thời nghỉ việc để làm nghĩa vụ công dân thì được tạm ứng tiền lương.