Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Pháp luật về tiền lương và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 60 - 66)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật tiền lương tại các doanh nghiệp ở tỉnh Điện Biên

2.2.2. Những kết quả đạt được

Cụ thể những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật tiền lương trong các doanh nghiệp thể hiện ở các khía cạnh sau:

2.2.2.1. Về lương tối thiểu

- Lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu là lao động giản đơn, làm việc theo mùa vụ. Thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ đã ban hành quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng như sau:

55

+ Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (thuộc vùng III) thực hiện mức lương tối thiểu vùng là: 3.430.000 đồng/tháng.

+ Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn 09 huyện, thị xã (huyện Mường Chà, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Nhé, Mường Ẳng, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, Nậm Pồ và thị xã Mường Lay thuộc vùng IV) thực hiện mức lương tối thiểu vùng là: 3.070.000 đồng/tháng.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với các ngành liên quan triển khai hướng dẫn đến các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện kịp thời theo đúng quy định. Trên cơ sở đó, chủ trì tổ chức kiểm tra hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng phương án triển khai áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát tất cả các hợp đồng lao động, thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng và các quy chế khác của doanh nghiệp đang áp dụng phù hợp quy định hiện hành. Qua kiểm tra việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy:

Việc thực hiện trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng cơ bản đáp ứng được mức sinh hoạt của người lao động giản đơn chưa qua đào tạo, người lao động đã qua đào tạo nghề...và khả năng chi trả của người sử dụng lao động.

Đa số các doanh nghiệp đã trả lương cho người lao động và thực hiện điều chỉnh mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động theo mức lương tối thiểu vùng đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Các doanh nghiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh Điện Biên thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã và đang trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính

56

phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên không có tình trạng đình công hoặc tranh chấp lao động xẩy ra trong quá trình thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định.

2.2.2.2. Về thang, bảng lương

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản triển khai Bộ luật tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ, Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội về hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên đã ban hành:

Công văn số 1200/SLĐTBXH-LĐTL ngày 21/7/2015 về việc triển khai thực hiện Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội về hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Công văn số 4492/LĐTBXH-LĐTL ngày 03/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đánh giá việc triển khai xây dựng thang lương, bảng lương trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; đã tổng hợp rà soát tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, có ý kiến về việc áp dụng thang, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương do doanh nghiệp xây dựng của 02 công ty TNHH một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu.

57

Bên cạnh đó, Sở Lao động-TB&XH cũng ban hành Công văn hướng dẫn các huyện, thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trong đơn vị; UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng Lao động-TB&XH phối hợp với Liên đoàn lao động, BHXH tiến hành rà soát, ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện của các doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định.

Việc áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ và Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ sở, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tự lựa chọn phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cơ chế tự chủ về tiền lương ứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự định hướng của Nhà nước.

Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, Doanh nghiệp đã xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở tuyển dụng lao động, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Việc áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ và Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ sở, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tự lựa chọn phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cơ chế tự chủ về tiền lương ứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự định hướng của Nhà nước.

- Việc thực hiện các chế độ chi trả, tiền lương, thưởng và các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn: Qua báo cáo tình hình sử dụng lao động và tiền lương tại các doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp thực hiện chế độ lương, thưởng đầy đủ, đúng quy định, mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu theo vùng.

58

Công tác tổ chức triển khai thực hiện đã được các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh xuống huyện quan tâm chỉ đạo; ban hành văn bản triển khai, tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền về những quy định của Bộ luật Lao động, chính sách lao động tiền lương,...

Các thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng dựa trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh có tính đến khả năng phát triển nhiều năm của doanh nghiệp (đảm bảo về chi phí sản xuất, quỹ tiền lương, khả năng tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của doanh nghiệp).

Mức tiền lương bình quân thực hiện của người lao động, các khoản tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ đúng theo quy định của pháp luật.

BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG, ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG NĂM 2019

ĐVT: Doanh nghiệp

STT Chỉ tiêu Chung

Công ty nhà

nước

Công ty cổ phần có vốn

nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

1

Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thuộc địa bàn quản lý

1.129 02 05 0 1.122

2

Số doanh nghiệp đã gửi thang lương, bảng lương đến cơ quan lao động cấp huyện

95 02 05 0 73

3

Số doanh nghiệp đã gửi định mức lao động đến cơ quan lao động cấp huyện

95 02 05 0 73

59 4

Số doanh nghiệp áp dụng mức lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng

95 02 05 0 73

- Vùng I - Vùng II

- Vùng III 14 02 02 14

- Vùng IV 81 03 59

5

Số doanh nghiệp áp dụng mức lương đã qua đào tạo nghề bằng mức 7% so với mức lương tối thiểu vùng

95 02 05 0 73

- Vùng I - Vùng II

- Vùng III 14 02 02 14

- Vùng IV 81 03 59

Cơ bản các doanh nghiệp đã rà soát lại các chức danh nghề, công việc và nhóm các công việc để xác định xây dựng thang lương, bảng lương và chuyển xếp lương cho người lao động đúng nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương và quan hệ hài hòa, hợp lý giữa các mức lương thấp nhất, mức lương trung bình, mức lương cao nhất trong doanh nghiệp. Bảng lương tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng số 6 là một ví dụ điển hình. [Phụ lục 01]

Mức lương thấp nhất trong bảng lương của các doanh nghiệp cao hơn mức lương tối thiểu vùng và đảm bảo nguyên tắc xếp lương theo mức độ phức tạp, kinh nghiệm, yếu tố ảnh hưởng của từng công việc.

- Công ty nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước: 09/09 đã xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương và định mức lao động theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ, đạt 100%.

60

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước: qua rà soát, tổng hợp tại địa bàn các huyện, thành phố có 95/1.129 doanh nghiệp gửi thang lương, bảng lương và định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện.

- Kiểm tra việc xây dựng thang lương, bảng lương của các doanh nghiệp cho thấy:

Các thang lương, bảng lương và phương án chuyển xếp lương cho người lao động trong doanh nghiệp đều được trao đổi thống nhất và công bố công khai trong toàn doanh nghiệp trước khi xây dựng và ban hành.

Khi ký kết hợp đồng lao động đều có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về mức lương, hình thức trả lương đảm bảo theo quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho từng thời kỳ khi có thay đổi theo quy định

Một phần của tài liệu Pháp luật về tiền lương và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)