Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Thực trạng pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp
2.1.2. Quy định về thang lương, bảng lương
Thang lương là hệ thống các nhóm lương/ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc. Doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động dựa trên thang bảng lương đã xây dựng.
Thang, bảng lương là một công cụ cực kì hữu hiệu để hỗ trợ các nhà quản lý doanh nghiệp điều tiết chi phí trả lương cho nhân viên.
Điều 93, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương để nộp cho phòng Lao động thương binh xã hội18, tuy nhiên cần đáp ứng diều kiện về mức lương tối thiểu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương như sau:
“Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”
- Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân cùng nghề khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau. Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp với các bậc lương ấy. Thông thường, số bậc của thang lương và hệ số lương giữa các bậc phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất (mức độ
18 Bộ luật Lao động năm 2019 đã bỏ thủ tục này (Điều 93)
40
phức tạp công việc, trình độ lành nghề công nhân, yếu tố trách nhiệm, điều kiện lao động).
Hệ số mức lương: chỉ rõ rằng lao động của công nhân bậc nào đó phải được trả cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần.
Bội số thang lương: là sự so sánh giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất trong một thang lương, hay nói cách khác mức lương công nhân bậc cao nhất cao gấp mấy lần bậc thấp nhất (bậc 1)
Mức lương: là số lương tiền tệ được quy định để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các hệ số trong thang lương.
- Bảng lương: cũng như thang lương có số bậc và hệ số lương nhưng áp dụng chủ yếu cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong doanh nghiệp, cho một số công việc mà mức độ thành thạo (chênh lệch giữa các bậc) chủ yếu dựa vào yếu tố thâm niên nghề.
Trong khu vực sản xuất kinh doanh, bảng lương được xây dựng để áp dụng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn nghiệp vụ, lao động thừa hành phục vụ, lao động trực tiếp sản xuất ở những công việc, ngành nghề không quy định rõ ràng tiêu chuẩn cấp bâc kỹ thuật. Cấu tạo của bảng lương doanh nghiệp tương đối giống thang lương, bao gồm một số ngạch lương (theo chức danh lao động) thể hiện mức độ phức tạp và yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động. Trong mỗi ngạch lương có một số bậc lương được xác định dựa vào mức độ phức tạp của công việc.Ứng với mỗi bậc là một hệ số mức lương. Hệ số mức lương của bậc cao nhất trong bảng lương được gọi là bội số của bảng lương đó.
Hệ thống thang lương, bảng lương doanh nghiệp thể hiện khái quát hai chế độ tiền lương đang được áp dụng hiện nay trong doanh nghiệp: chế độ lương cấp bậc và chế độ lương chức vụ.
Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định chung của Nhà nước và doanh nghiệp vận dụng để trả lương cho người lao động - căn cứ vào chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.
Chế độ tiền lương cấp bậc áp dụng cho công nhân những người lao động trực tiếp và trả lương theo kết quả lao động của họ thể hiện qua số lượng và chất
41
lượng. Số lượng lao động được thể hiện qua mức hao phí lao động dùng để sản xuất sản phẩm trong một khoảng thời gian theo lịch nào đó. Chất lượng lao động là trình độ lành nghề của người lao động sử dụng vào quá trình lao động, chất lượng lao động thể hiện ở trình độ giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, kỹ năng chất lượng lao động cao thì năng suất lao động và hiệu quả công việc sẽ cao.
Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà các tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và các doanh nghiệp áp dụng để trả lương cho lao động quản lý. Khác với công nhân, những người lao động trực tiếp, lao động quản lý tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản xuất càng phát triển, quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh càng mở rộng thì vai trò quan trọng của lao động quản lý ngày càng tăng và càng phức tạp. Hiệu quả của lao động quản lý có ảnh hưởng rất lớn; trong nhiều trường hợp mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội, chính trị... Khác với lao động trực tiếp, lao động quản lý, lao động gián tiếp làm việc bằng trí óc nhiều hơn, cấp quản lý càng cao thì đòi hỏi sáng tạo nhiều. Lao động quản lý không chỉ thực hiện các vấn đề chuyên môn mà còn giải quyết rất nhiều các quan hệ con người trong quá trình làm việc. Đặc điểm này làm cho việc tính toán để xây dựng thang lương, bảng lương cho lao động quản lý rất phức tạp.
- Định mức lao động: là những quy định cụ thể về số lượng (khối lượng, sản lượng,…), chất lượng sản phẩm (công việc, dịch vụ…) tương ứng với một lượng thời gian lao động, áp dụng cho những nhóm công việc, lao động nhất định trong phạm vi cụ thể (doanh nghiệp, ngành…). Định mức lao động là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch lao động, tổ chức, quản lý lao động và tính toán mức trả lương cho người lao động. Vì thế, xây dựng định mức lao động được Nhà nước quy định là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp hiện nay.
Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải tuân thủ Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương đã được pháp luật quy định19.
19 Điều 7, Nghị định 49/2013/NĐ – CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương
42