Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật tiền lương tại các doanh nghiệp ở tỉnh Điện Biên
2.2.1. Tình hình lao động, việc làm và hoạt động của các DN tỉnh Điện Biên
2.2.1.1. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Đến nay toàn tỉnh có 1.320 doanh nghiệp (trong đó 1.129 doanh nghiệp đang hoạt động) với tổng số vốn đăng ký 22.133 tỷ đồng và 210 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp ngoài tỉnh đăng ký hoạt động tại địa phương. Xếp theo tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP (tiêu chí tổng nguồn vốn) thì tỉnh Điện Biên hiện có 1.309 doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 99,166% tổng số doanh nghiệp của cả tỉnh). Trong đó: Doanh nghiệp siêu nhỏ là 622 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký: 875 tỷ đồng; Doanh nghiệp nhỏ là 660 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký: 5.669 tỷ đồng; Doanh nghiệp vừa là 27 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký: 1.857 tỷ đồng.
Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia. Tuy nhiên, do đặc thù của tỉnh, nên các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
51
chủ yếu vẫn tập trung trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xây dựng. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp và xây dựng chiếm 44%; Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại chiếm 31,36%; Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,64%; Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2%.
Kinh tế tập thể và hộ kinh doanh tiếp tục được khuyến khích phát triển.
Năm 2018 thành lập mới 20 hợp tác xã với tổng số vốn đăng ký là 200 tỷ đồng.
Tổng số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm năm 2019 là 196 hợp tác xã với tổng số vốn đăng ký 435 tỷ đồng; Đăng ký mới 1.100 hộ kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 206 tỷ đồng. Tổng số hộ kinh doanh đến thời điểm hiện nay là 17.728 hộ, tổng số vốn đăng ký 2.338 tỷ đồng.
Hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã góp phần phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như:
Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo; hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội.
Đóng góp của các doanh nghiệp cho ngân sách tỉnh ngày càng lớn, nhất là khu vực tư nhân, góp phần quan trọng đưa tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2019 đạt trên 1.800 tỷ đồng, đồng thời góp phần nâng cao tính chủ động trong điều hành ngân sách, có thêm nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng và đáp ứng các nhiệm vụ chi cấp bách phục vụ cho nhu cầu của xã hội và nhân dân. Năm 2019 mức thu nộp ngân sách của khu vực doanh nghiệp ước đạt 880 tỷ 550 triệu đồng/tổng thu NSNN trên địa bàn, tăng 9,15 % so với năm 2016 và chiếm 57,6% tổng thu NSNN trên địa bàn. Trong đó: Thu từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa phương ước đạt 326,2 tỷ đồng, tăng 1,41% so với năm 2016; thu từ khu vực Công - Thương nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 554 tỷ 350 triệu đồng, tăng 25,59% so với năm 201620.
20 UBND tỉnh Điện Biên (2019), Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và
một số nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của DN trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
52
Cộng đồng các doanh nghiệp đã hưởng ứng, tích cực tham gia các chương trình xã hội do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động như: cuộc vận động “vì người nghèo”, cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã đóng góp hiện vật và hàng tỷ đồng để thực hiện các hoạt động thiết thực và nhân văn, nhân ái, điển hình như: Công ty cổ phần Xi măng Điện Biên, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Phương Anh, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng số 6, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Đông Á, Công ty cổ phần Cấp nước Điện Biên, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Quang Hà, Doang nghiệp tư nhân Xây dựng số 15, Công ty TNHH Hiệp Thành tỉnh Điện Biên...21.
Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Điện Biên, theo đó giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên quy hoạch danh mục khu công nghiệp Tây Bắc nằm trên địa bàn huyện Điện Biên diện tích dự kiến khoảng 50 ha. Hiện tại tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ngành phối hợp với UBND huyện Điện Biên đang lựa chọn vị trí, địa điểm tiến tới lập quy hoạch chi tiết khu công nghiệp theo quy định.
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, quy hoạch phát triển 8 cụm công nghiệp với diện tích 146,1 (ha);
trong đó có 02 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và đã có một số cơ sở sản xuất hoạt động trong cụm, cụ thể như sau:
* Cụm công nghiệp Na Hai, huyện Điện Biên:
Được phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Điện Biên, diện tích 49,8 ha.
Cụm công nghiệp này có chức năng là cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và hàng hóa gia dụng.
Hiện tại đã có một số doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất trong cụm công nghiệp như: Nhà máy xi măng Điện Biên công suất giai 360.000 tấn/năm; nhà máy gạch lò đứng với công suất 23 triệu viên/năm...
21 UBND tỉnh Điện Biên (2019), Báo cáo tình hình phát triển, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
53
* Cụm công nghiệp phía Đông huyện Tuần Giáo:
Được phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số: 954/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Điện Biên, diện tích là 50,3 ha.
Cụm công nghiệp phía Đông huyện Tuần Giáo sẽ thu hút các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, chế biến lương thực, thực phẩm và cơ khí sửa chữa. Hiện nay đã có nhà máy chế biến gỗ ván ép thanh công suất 13.500 m3/năm và ép dăm công suất 36.000 m3/năm đầu tư xây dựng trong cụm.
Hiện tại chưa có cụm công nghiệp nào được đầu tư hạ tầng do tỉnh không có kinh phí để thực hiện và không có doanh nghiệp nào đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp. Ngày 04 tháng 5 năm 2018, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 373/QĐ- UBND giao nhiệm vụ cho Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển Cụm công nghiệp để đơn vị này tiến hành triển khai, thực hiện các bước khảo sát, lập quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp tiến tới lập dự án đầu tư, đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng theo quy định.22
2.1.1.2. Nguồn lao động sử dụng ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Tỉnh Điện Biên hiện có 1.320 doanh nghiệp (trong đó 1.129 doanh nghiệp đang hoạt động) trên địa bàn, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99%, các doanh nghiệp hoạt động ở hầu hết trong các lĩnh vực của nền kinh tế nhưng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực khai khoáng, xây dựng, thương mại và dịch vụ; lao động làm việc trong các doanh nghiệp là 38.420 người, có 06 doanh nghiệp sử dụng từ 50 – 500 lao động, còn lại là các doanh nghiệp sử dụng dưới 50 lao động; thu nhập bình quân của người lao động từ 4,5 triệu đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Hiện nay, không ít các nhà đầu tư, DN phản ánh về trình độ của NLĐ trong tỉnh còn chưa đồng đều, đặc biệt còn rất hạn chế về tay nghề. Đây cũng
22 UBND tỉnh Điện Biên (2017), Báo cáo tình hình phát triển, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
54
là “rào cản không “trong việc đẩy mạnh, thu hút đầu tư vào các cụm CN và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội khác của tỉnh nói chung. Chính vì vậy, việc đào tạo cho NLĐ là vấn đề rất cấp thiết. Phó Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Điện Biên Nguyễn Thanh Sơn cho biết: Những chính sách hỗ trợ phát triển đào tạo nghề ở Điện Biên đã bước đầu phát huy một số hiệu quả nhất định, đào tạo nghề đã giúp tỉnh giải quyết được hàng nghìn lao động mới mỗi năm, góp phần chuyển dịch số lượng lớn lao động ở khu vực kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ từ đó góp phần tạo sự chuyển biến về chất trong cơ cấu lao động của tỉnh đã thúc đẩy cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ (tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên chỉ mới có 01 trường Cao đẳng dạy nghề của tỉnh và 10 Trung tâm dạy nghề ở 10 huyện thị).
Từ việc đào tạo nghề chưa thực sự phát triển, chất lượng lao động chưa được cải thiện, số dự án đầu tư đi vào hoạt động chưa nhiều (Điện Biên chưa có khu Công Nghiệp và Khu Chế xuất), cho nên nhu cầu lao động, nhất là lao động kỹ thuật trình độ kỹ thuật cao không nhiều (chủ yếu đi làm thuê ở các tỉnh Miền xuôi), số NLĐ ở tỉnh phần lớn chỉ là lao động phổ thông.
Có thể nói, ngoài những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên đó còn là vấn đề quan trọng khác đó là tâm lý một bộ phận lao động trẻ hiện nay trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung thích theo học đại học, hoặc các trường thuộc khối kinh tế; chưa quan tâm theo học các trường, lớp đào tạo nghề. Vì thế, nhiều cơ sở đào tạo nghề không tuyển đủ học sinh theo chỉ tiêu, đào tạo mất cân đối ngành nghề...