CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU – CHI TẠI CƠ
2.3 Thực trạng kế toán hoạt động thu – chi BHXH tại BHXH huyện Ngọc Lặc . 87
2.3.1 Đặc điểm hoạt động thu - chi tại BHXH huyện Ngọc Lặc
a) Đặc điểm nội dung và quy trình thu:
Thu BHXH là nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH. Về mặt lý luận đã được xác định, đó là sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Đây là cơ sở để hình thành quỹ BHXH, là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH và quỹ tiền lương trích nộp BHXH được thông qua danh sách đăng ký đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động, được cơ quan BHXH quản lý, lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu trên máy tính, ghi nhận vào phần mềm quản lý và in tờ rời hàng năm ghim vào bìa sổ BHXH khi người lao động tham gia BHXH.
Thu BHXH gắn liền với thu BHYT đối với các đơn vị sử dụng lao động tham gia theo diện bắt buộc. Điều này có nhiều thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động giảm được các phí tổn giao dịch, cơ quan BHXH cũng có điều kiện kiểm soát đối tượng tốt hơn. Tuy nhiên, công tác theo dõi thu cũng gặp khó khăn, do đối tượng
88
thu và mức thu BHXH và BHYT chưa hoàn toàn đồng nhất. Nguyên nhân do Luật BHXH đã được thi hành từ tháng 01/2007, tuy nhiên Luật BHYT mới chỉ có hiệu lực từ tháng 07/2009.
Quy trình thực hiện thu BHXH tại BHXH tỉnh, huyện trực thuộc thực hiện theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH do Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ban hành ngày 14/4/2017, nhìn chung có thể khái quát như sau:
Sơ đồ 2.3: Quy trình thu BHXH
Công tác thu BHXH ở huyện Ngọc Lặc trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, cả về số đơn vị và lao động tham gia, cả về số tiền BHXH thu được gia tăng mạnh qua các năm.
Hàng tháng, sau khi trả tiền lương cho người lao động, các đơn vị SDLĐ trên địa bàn huyện có trách nhiệm chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng, kho bạc cùng cấp chậm nhất vào ngày cuối tháng. Nếu đơn vị SDLĐ nộp chậm từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, đơn vị phải nộp tiền lãi theo mức lãi suất quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thời điểm truy nộp.
BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng.
Trường hợp số dư tài khoản tiền gửi thu BHXH cuối ngày đạt mức từ 1.000 triệu đồng trở nên thì chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước tự động chuyển về tài khoản tiền gửi thanh toán của BHXH Việt Nam. Kết
Đơnvị SDLĐ BHXH huyện
Đại lý thu
BHXH tỉnh, TP
Đối tượng tham gia (BHXH tự nguyện) Đối tượng
tham gia
89
thúc thời gian làm việc trong ngày cuối cùng của năm phải chuyển hết toàn bộ số tiền thu BHXH của thành phố về BHXH Việt Nam.
b) Nội dung và quy trình chi BHXH
Bảo hiểm xã hội huyện Ngọc Lặc thực hiện các nhiệm vụ chi trả như sau:
- Chi trợ cấp BHXH: gồm chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; chi các chế độ trợ cấp ngắn hạn ốm đau, thai sản, dưỡng sức.
- Chi quản lý bộ máy: gồm các khoản chi lương cho CBCCCV, chi cho vật tư máy móc thiết bị, các khoản chi để duy trì hoạt động của cơ quan BHXH.
- Chi khám chữa bệnh BHYT: Thanh quyết toán các khoản chi tại các cơ sở KCB đối với bệnh nhân được cấp thẻ BHYT.
Quy trình thực hiện chi BHXH tại BHXH huyện Ngọc Lặc thực hiện theo quy định tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 về ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHHX, BHTN (thay thế Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016), mỗi chế độ BHXH có một quy trình chi trả riêng nhưng nhìn chung có thể khái quát như sau:
Sơ đồ 2.4: Quy trình chi BHXH
Đối tượng hưởng BHXH Việt Nam
BHXH tỉnh
Đại diện chi trả
Đơn vị SDLĐ BHXH huyện
Ngân hàng (thẻ ATM)
90
Hàng năm, BHXH Việt Nam cấp kinh phí cho BHXH tỉnh để thực hiện chi trả các chế độ BHXH trên toàn tỉnh, nguồn kinh phí này dùng để chi trả các đối tượng hưởng chế độ do Văn phòng BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và cấp cho BHXH các huyện để chi trả cho các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.
Tại BHXH quận, huyện sau khi nhận được kinh phí chi trả sẽ tiến hành chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng trên địa bàn. Tùy thuộc điều kiện, khả năng cụ thể của từng huyện mà BHXH tỉnh cho phép áp dụng các phương thức chi trả phù hợp, cụ thể:
Phương thức chi trả trực tiếp: Là hình thức BHXH huyện chi trả trực tiếp cho đối tượng bằng tiền mặt, không qua khâu trung gian nào. Trường hợp này dùng để chi trả cho những đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp TNLĐ-BNN, tuất một lần.
Phương thức chi trả gián tiếp: Là hình thức BHXH các huyện, thành phố thực hiện chi trả các chế độ BHXH thông qua ủy quyền cho Đại diện chi trả ở xã, phường, đơn vị SDLĐ hoặc thông qua ngân hàng cung ứng dịch vụ chi trả qua tài khoản thẻ ATM. Đối với hình thức chi trả qua Đại diện chi trả áp dụng cho các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; hình thức chi trả qua ngân hàng cung ứng dịch vụ hay qua thẻ ATM áp dụng cho tất cả những đối tượng có nhu cầu nhận tiền qua thẻ ATM. Đối với hình thức chi trả thông qua đơn vị SDLĐ áp dụng đối với những đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản. Theo hình thức này, căn cứ chứng từ thanh toán hưởng do đơn vị SDLĐ đề nghị, BHXH huyện, thành phố sẽ chuyển tiền về tài khoản của các đơn vị SDLĐ, sau đó các đơn SDLĐ trực tiếp thanh toán cho các đối tượng hưởng.
Ngoài các hình thức trên, bắt đầu từ năm 2013, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện hình thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống Bưu điện trên phạm vi toàn quốc.