CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU – CHI TẠI CƠ
2.3 Thực trạng kế toán hoạt động thu – chi BHXH tại BHXH huyện Ngọc Lặc . 87
2.3.2 Kế toán hoạt động thu BHXH
a, Tài khoản sử dụng chủ yếu:
TK: 13911 – Thu BHXH, BHYT bắt buộc;
91 TK: 13913 – Thu BHYT;
TK: 13912-phải thu BHXH Tự nguyện;
TK: 13915- phải thu BHTN;
TK: 13915-Phải thu lãi chậm đóng BHXH bắt buộc;
TK: 13916- Phải thu lãi chậm đóng BHXH tự nguyện;
TK: 13917- Phải thu lãi chậm đóng BHYT;
TK: 13918- Phải thu lãi chậm đóng BHTN
TK: 33914- phải trả số thu BHXH, BHYT, BHTN chưa phân bổ;
TK: 33915- Phải trả số thu BHTN chưa phân bổ b, Phương pháp hạch toán cơ bản:
Hiện tại, BHXH không thu trực tiếp các khoản thu mà thu gián tiếp thông qua ngân hàng, kho bạc để tránh tình trạng chiếm dụng và tiêu cực của chuyên viên bộ phận.
Hàng ngày, kế toán giao dịch ra ngân hàng, kho bạc nơi cơ quan BHXH đăng ký mở tài khoản ở đó lấy chứng từ giao dịch trong ngày về hạch toán.
* Thu BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện:
BHXH bắt buộc là các khoản đóng của các đơn vị HCSN, các doanh nghiệp kinh doanh cho người lao động đóng vào quỹ BHXH thuộc phạm vi cơ quan BHXH quản lý.
Mức đóng năm 2014: 26% trên tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH Trong đó: + 18% thu từ người sử dụng lao động
+ 8% thu từ người lao động
BHXH tự nguyện là khoản đóng của các đối tượng không thuộc các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tự nguyện đóng vào quỹ BHXH để hưởng các chế độ của BHXH.
Mức đóng năm 2014: 22% trên mức thu nhập mà người lao động lựa chọn.
Mức đóng BHXH tự nguyện được xác định theo công thức:
Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Mdt = 22% x Mtnt
92 Trong đó:
- Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng) Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 mức lương cơ sở (Mức lương cơ sở: 1.490.000 đồng, 20 lần mức lương cơ sở: 29.800.000 đồng).
Người tham gia đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần trên cơ sở đăng ký với cơ quan BHXH. Thời điểm đóng là: trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng, trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng, trong vòng 04 tháng đối với phương thức đóng 06 tháng một lần, trong vòng 07 tháng đối với phương thức đóng 12 tháng.
* Thu BHTN:
BHTN là khoản đóng của các đơn vị HCSN, các doanh nghiệp đóng cho người lao động vào quỹ BHTN. Các đối tượng không phải đóng BHTN: Công chức nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp.
Mức đóng năm 2012: 3% trên tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN.
Trong đó: + 1% Thu từ người sử dụng lao động.
+ 1% Thu từ người lao động (người sử dụng lao động tự trích trong lương hàng tháng của người lao động nộp BHXH).
+ 1% Nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách.
Do đơn vị không thể tách chứng từ nộp riêng từng loại bảo hiểm mà nộp chung tất cả các khoản bảo hiểm vào một chứng từ nộp tiền nên:
93
Cuối quý, căn cứ vào báo cáo thu bộ phận thu chuyển sang kế toán tiến hành tách chứng từ
* Thu BHYT:
BHYT bắt buộc là các khoản đóng của các đơn vị HCSN, các doanh nghiệp cho người lao động đóng vào quỹ BHYT thuộc phạm vi cơ quan BHXH quản lý, BHYT cho đối tượng Học sinh - Sinh viên, BHYT cho đối tượng được Ngân sách Nhà nước đóng (Người Nghèo, Dân tộc thiểu số, Bảo trợ xã hội, Trẻ em dưới 6 tuổi, Người sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn, Người có công với cách mạng…)
- BHYT cho đối tượng là lao động, cán bộ, công chức, viên chức:
Mức đóng năm 2012: 4,5% trên tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.
Trong đó:
+ 3% Thu từ người sử dụng lao động
+ 1,5% Thu từ người lao động (Người sử dụng lao động trích nộp từ lương hàng tháng của người lao động căn cứ trên bảng thanh toán tiền lương, tiền công nộp BHXH).
- BHYT cho đối tượng Học sinh – Sinh viên:
Mức đóng năm 2014: 4,5% mức lương cơ sở tại thời điểm nộp tiền/tháng (thẻ có thời hạn 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng hoặc 15 tháng đối với học sinh lớp 1 – Học sinh lớp 1 có giá trị sử dụng từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học; Học sinh cuối cấp có giá trị sử dụng đến hết 30/9 của năm đó).
Đối với học sinh:
+ NSNN hỗ trợ: 30%
+ Đối tượng tự đóng: 70%
Cụ thể:
+ Mức đóng BHYT học sinh – sinh viên mỗi tháng:
1.490.000 đồng x 4,5% x 70% = 46.935 đồng/tháng + Mức NSNN hỗ trợ mỗi tháng:
1.490.000 đồng x 4,5% x 30% = 20.115 đồng/tháng - BHYT cho đối tượng được Ngân sách nhà nước đóng:
94
Mức đóng năm 2012: 4,5% trên lương cơ sở tại thời điểm đóng. Đối với BHYT dành cho đối tượng được ngân sách nhà nước đóng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng 100% số tiền trên mệnh giá thẻ. Hằng tháng, Phòng LĐTB&XH căn cứ vào danh sách của các xã đưa lên, sau khi thẩm định kiểm tra được chuyển sang cho cơ quan BHXH để cấp thẻ BHYT. Cuối mỗi tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số liệu cấp thẻ đối chiếu với Phòng Lao động Thương binh & Xã hội, phối hợp với Phòng Tài chính để chuyển nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đóng cho đối tượng trên.
BHYT tự nguyện (BHYT hộ gia đình) là khoản đóng của các đối tượng không thuộc các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc đóng vào quỹ BHYT để hưởng các chế độ BHYT.
Mức đóng năm 2012: 4,5% trên tiền lương cơ sở tại thời điểm nộp tiền. (Khi cả gia đình tham gia BHYT thì mệnh giá thẻ của Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất). Nếu cả gia đình tham gia đủ với mức lương cơ sở tại thời điểm hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng thì mức đóng được giảm trừ minh họa cụ thể ở bảng dưới đây:
STT Người Mức đóng tháng
(đồng)
Mức đóng 12 tháng (đồng) 1 Người thứ nhất 67.050 đồng/tháng 804.600 đồng/năm 2 Người thứ hai 46.935 đồng/tháng 563.220 đồng/năm 3 Người thứ ba 40.230 đồng/tháng 482.760 đồng/năm 4 Người thứ tư 33.525 đồng/tháng 402.300 đồng/năm 5 Từ người thứ năm trở đi 26.820 đồng/tháng 321.840 đồng/năm Đối với BHYT được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đóng: Dân tộc thiểu số, Người nghèo, Trẻ em dưới 6 tuổi… Vào đầu mỗi quý, cơ quan BHXH huyện sẽ tạm tính số kinh phí phải trả cấp thẻ cho đối tượng trên phối hợp với Phòng Lao
95
động Thương binh & Xã hội và Phòng Tài Chính để chuyển kinh phí tạm ứng. Vào cuối quý, sau khi tổng hợp, chốt số liệu phát sinh trong quý sẽ lập biên bản chốt số liệu thực tế phát sinh trong quý, kinh phí còn thiếu sẽ được chuyển vào cuối quý.
Kinh phí được chuyển trực tiếp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH huyện tại Kho bạc cùng cấp, sau đó được chuyển về BHXH tỉnh. Khi nhận được báo cáo thu BHYT tự nguyện của BHXH huyện gửi lên (có xác nhận của Kho bạc, Ngân hàng)
* Thu lãi chậm đóng:
Khi đến thời điểm nộp BHXH, BHYT, BHTN mà các đơn vị chưa nộp tiền vào TK cơ quan thì bộ phận thu sẽ tính lãi trên số tiền còn nợ.
Do đơn vị không thể tách chứng từ nộp riêng từng loại bảo hiểm mà nộp chung tất cả các khoản Bảo hiểm (bao gồm cả lãi chậm đóng) theo thông báo nợ vào một chứng từ nộp tiền.
Cuối quý, căn cứ vào báo cáo thu bộ phận thu chuyển sang, kế toán tiến hành tách chứng từ
Kế toán vào bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại - Ủy nhiệm thu , sổ chi tiết tài khoản 13915,13916,13917,13918 , từ bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại vào Nhật ký - Sổ Cái.
Tại BHXH huyện:
Khi nhận tiền đóng BHXH tự nguyện, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 3391 (33914;33915) - Phải trả số thu BHXH, BHYT, BHTN, BHXH TN chưa phân bổ.
Sau khi tổng hợp số thu BHXH tự nguyện, BHTN trên địa bàn huyện để lập báo cáo thu BHXH tự nguyện , BHTN gửi BHXH tỉnh, ghi:
Nợ TK 3391(33914, 33915) - Phải trả số thu BHXH, BHYT, BHTN chưa phân bổ
96
Có TK 1391 – Phải thu các loại bảo hiểm và lãi chậm đóng các loại bảo hiểm.
Khi chuyển tiền thu BHTN về BHXH tỉnh, kế toán ghi:
Nợ TK 34211 – Phải trả số thu giữa BHXH tỉnh với BHXH huyện.
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc Tại BHXH tỉnh:
Khi nhận báo cáo thu BHXH tự nguyện, BHTN do huyện gửi lên, kế toán BHXH tỉnh ghi:
Nợ TK 34211 - Phải trả số thu giữa BHXH tỉnh với BHXH huyện
Có TK 3391 (33914, 33915) - Phải trả số thu BHXH tự nguyện, BHTN, BHXH chưa phân bổ
Khi nhận tiền thu BHXH tự nguyện, BHTN do BHXH các huyện chuyển về, kế toán BHXH tỉnh ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 34211 - Phải trả số thu giữa BHXH tỉnh với BHXH huyện
Khi nhận tiền đóng BHXH tự nguyện, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý, ghi
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 3391 (33914, 33915) - Phải trả số thu BHXH tự nguyện, BHTN
Cuối năm tổng hợp quyết toán thu BHXH tự nguyện, BHTN toàn tỉnh xác định cụ thể số kinh phí ngân sách nhà nước phải hỗ trợ (trong đó BHTN do ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương hỗ trợ)
Số tiền ngân sách địa phương phải hỗ trợ quỹ BHTN, ghi:
Nợ TK 13982 – Phải thu NSNN hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện Có TK 33915 - Phải trả số thu BHTN chưa phân bổ
Khi nhận được tiền do ngân sách địa phương hỗ trợ, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 33915 - Phải trả số thu BHTN chưa phân bổ,
97
BHXH tỉnh tổng hợp số thu BHXH tự nguyện, BHTN (bao gồm số thu BHTN của các đối tượng đã đóng và số tiền ngân sách địa phương phải hỗ trợ) trên phạm vi toàn tỉnh để lập báo cáo thu BHXH tự nguyện, BHTN gửi về BHXH Việt Nam, ghi:
Nợ TK 3391 (33914,33915) - Phải trả số thu BHXH tự nguyện, BHTN Có TK 342 - Thanh toán về thu BHXH giữa Trung ương với tỉnh Khi chuyển tiền thu BHXH tự nguyện, BHTN về BHXH Việt Nam.
Nợ TK 342 - Thanh toán về thu BHXH giữa Trung ương với tỉnh Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
* Thu lãi tiền gửi:
Khi có thông báo tiền lãi tiền gửi của Ngân hàng, căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi:
Nợ TK 1121 – Chi tiết tài khoản tiền gửi Có TK 33881 - Số tiền lãi
Xác định số tiền lãi nộp lại cấp trên, kế toán ghi:
Nợ TK 33881 - Tổng số tiền lãi
Có TK 121 – chi tiết tài khoản tiền gửi
Kế toán vào bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại - Ủy nhiệm thu, sổ chi tiết tài khoản 33881, từ bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại vào Nhật ký - Sổ cái.