Mô tả về quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nguồn lực tương tác và uy tín thương hiệu lên hành vi sau mua của khách hàng một nghiên cứu trong ngành dịch vụ y tế (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô tả về quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu áp dụng cho đề tài này đƣợc mô tả trong Hình 3.1

- Mục tiêu nghiên cứu và mô hình nghiên cứu: mục tiêu và mô hình nghiên cứu đã được trình bày ở hai chương 1 và 2. Đây là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đây của các tác giả nước ngoài.

- Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: dựa vào những bài báo nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, tác giả rút trích, bổ sung để giải thích các khái niệm của mô hình và xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu về dịch vụ y tế tại Việt Nam.

- Xây dựng thang đo sơ bộ: thang đo sơ bộ cho các thành phần trong mô hình đƣợc xây dựng dựa vào các thang đo đã đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu định lượng trước đây. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều được thực hiện tại nước ngoài nên các thang đo tương ứng cần phải được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với bối cảnh hiện nay tại Việt Nam.

- Nghiên cứu sơ bộ:

Phỏng vấn định tính (tay đôi): đƣợc thực hiện sau khi bộ thang đo sơ bộ đã đƣợc đề xuất. Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh, bổ sung

thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu này. Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn bao gồm 10 cá nhân đã sử dụng qua dịch vụ y tế.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ: 92 bảng câu hỏi định lƣợng sơ bộ đƣợc xây dựng và sau đó tiến hành thu thập dữ liệu định lƣợng sơ bộ. Quá trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lƣợng sơ bộ đƣợc thực hiện trực tiếp bởi chính tác giả.

Trong quá trình này, dựa trên những góp ý/ thắc mắc của đáp viên khi tham gia khảo sát, bộ thang đo tiếp tục đƣợc hiệu chỉnh thêm lần nữa (về từ ngữ, bố cục và bổ sung thêm một số giải thích) để đảm bảo bảng câu hỏi là đơn giản, dễ hiểu với tất cả mọi người. Sau khi hiệu chỉnh, bảng câu hỏi định lượng chính thức đƣợc xác định.

- Hoàn chỉnh thang đo: từ các thang đo ban đầu, thang đo chính thức đƣợc hoàn chỉnh dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ. Thang đo đã đƣợc điều chỉnh các từ ngữ, thêm chú thích để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu hơn và để đối tƣợng khảo sát dễ trả lời.

- Thu thập dữ liệu chính thức: dữ liệu đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi in trên giấy và thông qua Internet với công cụ “Google Drive”. Thời gian thu thập dữ liệu từ đầu tháng 04/2014 đến tháng 5/2014.

- Kiểm định thang đo: ở giai đoạn này thang đo sẽ đƣợc kiểm định bằng phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysic – EFA) nhằm kiểm định độ hội tụ và độ phân biệt. Trước khi phân tích EFA, thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng phân tích Cronbach’s Alpha nhằm loại các biến rác vì nếu không theo trình tự này có thể các biến rác sẽ tạo ra các yếu tố giả (Thọ & Trang, 2011). Sau khi phân tích EFA, phân tích Cronbach’s Alpha tiếp tục đƣợc thực hiện để đảm bảo độ tin cậy một lần nữa. Trong quá trình này, các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại.

- Phân tích hồi quy: sau khi hoàn tất việc phân tích nhân tố, các biến không đảm bảo độ giá trị hội tụ bị loại bỏ khỏi mô hình cho đến khi các biến quan sát

được nhóm theo các nhóm biến (factor). Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đƣa các thành phần vào mô hình hồi quy. Tiến hành phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định lại mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

- Thảo luận kết quả và kết luận: dựa trên các kết quả kiểm định các giả thuyết, nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị trong bối cảnh dịch vụ y tế Việt Nam hiện nay. Đây là cơ sở để các bệnh viện/ phòng khám xem xét đánh giá lại các hoạt động hiện tại của mình và thực hiện các cải tiến cần thiết nhằm phục vụ bệnh nhân tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THANG ĐO SƠ BỘ

NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

HIỆU CHỈNH THANG ĐO

THU THẬP DỮ LIỆU CHÍNH THỨC (Định lượng - bảng câu hỏi)

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO (Phân tích EFA và Cronbach’s Alpha)

PHÂN TÍCH HỒI QUY PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN

THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

- Tiêu chuẩn EFA: KMO ≥ 0.5; Kiểm định Barlett’s có Sig. ≤ 0.05; Phương sai trích ≥ 50%; Eigenvalues ≥ 1; Số nhân tố trích đƣợc; Hệ số tải nhân tố ≥0.5; Hiệu hệ số tải của cùng một biến lên nhiều nhân tố (nếu có) ≥ 0.3.

- Tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha: α tổng ≥ 0.6; Tương quan biến tổng ≥ 0.3; α nếu loại biến nhỏ hơn α tổng - Phỏng vấn định tính

- Phân tích Cronbach’s Alpha - Phân tích EFA

500 bảng câu hỏi đƣợc phảt ra, thu về 409 bảng đạt yêu cầu.

- Kiểm định F cho mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.05

- Trọng số hồi quy có Sig. ≤ 0.05 chấp nhận giả thuyết.

- Hệ số VIF < 2 không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nguồn lực tương tác và uy tín thương hiệu lên hành vi sau mua của khách hàng một nghiên cứu trong ngành dịch vụ y tế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)