Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nguồn lực tương tác và uy tín thương hiệu lên hành vi sau mua của khách hàng một nghiên cứu trong ngành dịch vụ y tế (Trang 59 - 66)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kiểm định thang đo

Thang đo các yếu tố được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên dữ liệu thu thập đƣợc. Quá trình đánh giá và sàng lọc sơ bộ các thang đo được thực hiện qua 2 bước với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.

Bước 1: phân tích EFA và Cronbach’s Alpha riêng cho từng thang đo để đánh giá tính đơn hướng và độ tin cậy của thang đo.

Bước 2: phân tích EFA chung cho các thang đo của các thành phần khái niệm liên quan đến nguồn lực được nghiên cứu trong đề tài. Mục đích của bước phân tích này là đánh giá độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt nội bộ. Trong quá trình này các biến không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Các tiêu chuẩn để sàng lọc đã trình bày ở chương trước.

Kết quả bước 1: phân tích nhân tố EFA riêng cho từng thang đo với phép trích Principal Component đƣợc trình bày ở Bảng 4.3. Theo đó, phân tích EFA theo mỗi thang đo đều trích được một nhân tố duy nhất với giá trị phương sai trích dao động từ 59.18% đến 83.55%. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo dao động từ 0.758 đến 0.934. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Hệ số tải của các biến dao động từ 0.582 đến 0.937. Các hệ số KMO đều

lớn hơn 0.5. Do đó, tất cả 9 thang đo đều đạt yêu cầu về tính đơn hướng và độ tin cậy.

Bảng 4.3 Kết quả phân tích EFA các thang đo

Tên biến

EFA Hệ số

tải

KMO; Phương sai trích VE %, α 1. Sự tương tác

FINTRC01 0.735

KMO = 0.862 VE% = 60.89

α = 0.907

FINTRC02 0.745

FINTRC03 0.738

FINTRC04 0.798

FINTRC05 0.797

FINTRC06 0.805

FINTRC07 0.841

FINTRC08 0.777

2. Không gian dịch vụ

FATMPH09 0.857

KMO = 0.695 VE% = 78.84

α = 0.893

FATMPH10 0.894

FATMPH11 0.890

FATMPH12 0.841

3. Các kỹ năng chuyên môn

FEXPT13 0.910

KMO = 0.791 VE% = 82.70

α = 0.930

FEXPT14 0.885

FEXPT15 0.937

FEXPT16 0.906

4. Quy trình hoạt động

FOPERT17 0.878

KMO = 0.753 VE% = 69.18

α = 0.849

FOPERT18 0.839

FOPERT19 0.898

FOPERT20 0.698

5. Thời gian hoạt động

FTIME21 0.732

KMO = 0.732 VE% = 61.72

α = 0.774

FTIME22 0.851

FTIME23 0.769

FTIME24 0.786

6. Danh tiếng tổ chức

Tên biến

EFA Hệ số

tải

KMO; Phương sai trích VE %, α

FREPRES25 0.913 KMO = 0.693

VE% = 80.48 α = 0.870

FREPRES26 0.936

FREPRES27 0.840

7. Các mối quan hệ

FSORES28 0.754 KMO = 0.650

VE% = 73.32 α = 0.809

FSORES29 0.913

FSORES30 0.893

8. Sự hài lòng

SATIS31 0.921

KMO = 0.829 VE% = 83.55

α = 0.934

SATIS32 0.925

SATIS33 0.918

SATIS34 0.892

9. Lòng trung thành

LOYWM35 0.698

KMO = 0.636 VE% = 59.18

α = 0.758

LOYWM36 0.892

LOYWM37 0.863

LOYWM38 0.582

Kết quả bước 2: Phân tích EFA chung cho thang đo về nguồn lực (thang đo gồm 30 biến quan sát với 7 khái niệm) trong đề tài để đánh giá sơ bộ độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt nội bộ. Với phép trích Principal axis factoring và phép xoay Promax.

Phân tích EFA chung cho các thang đo lần 1

Kiểm định KMO có hệ số KMO = 0.908 (tức là > 0.5); kiểm định Bartlett có Sig.=0.000 (tức là nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05), có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau. Điều này cho thấy phân tích EFA là rất thích hợp. Tại mức giá trị Eigenvalues = 1.090 (>1), EFA đã rút trích đƣợc 6 nhân tố (ít hơn 1 nhân tố so với mô hình nghiên cứu đề xuất) từ 30 biến quan sát với tổng phương sai trích là 65.108% (>50%). Tuy nhiên nhìn vào kết quả rút trích nhân tố, ta thấy, nhân tố quy trình hoạt động (FOPERT) và thời gian hoạt động (FTIME) tải lên cùng 1

nhân tố số 2 (factor 2). Điều này hợp lý và có thể giải thích đƣợc, vì thời gian hoạt động của cơ sở y tế cũng thuộc về vấn đề tổ chức, sắp xếp, nghĩa là nằm trong quy trình hoạt động chung của tổ chức. Do đó, từ kết quả trên, tác giả hợp nhất 2 yếu tố quy trình hoạt động (operation) và thời gian hoạt động (timeliness) trong nghiên cứu này thành mốt yếu tố duy nhất gọi tên là quy trình hoạt động.

Bên cạnh đó, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 hoặc các biến tải lên nhiều hơn một nhân tố với chênh lệch các hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.3 phải bị loại. Theo đó, các biến bị loại bao gồm: FTIME24, FATMPH10, FATMPH09, FTIME23, FSORES28, FOPERT18 (tác giả loại lần lƣợt từng biến và chạy EFA tương ứng, chứ không loại tất cả các biến cùng một lúc).

Phân tích EFA chung cho các thang đo lần 2

Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO cao (0.875> 0.5) với mức độ ý nghĩa bằng 0 (sig. = 0.000) cho thấy phân tích nhân tố EFA rất thích hợp. Tại mức giá trị Eigenvalues = 1.062 >1 và với phương sai rút trích Principal axis factoring với phép quay Promax, phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 24 biến và với phương sai trích 66.742% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.

Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA lần 2

Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.5, vì vậy không có biến nào bị loại ở giai đoạn này. Sau đó tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha lại cho các thang đó đã loại bỏ một số biến.

Nhân tố Sự

tương tác

Các kỹ năng chuyên

môn

Quy trình hoạt động

Danh tiếng bệnh viện

Không gian dịch vụ

Các mối quan

hệ FINTRC05 .863

FINTRC07 .774

FINTRC04 .761

FINTRC06 .740

FINTRC08 .698

FINTRC02 .686

FINTRC03 .679

FINTRC01 .641

FEXPT15 .949

FEXPT16 .930

FEXPT13 .821

FEXPT14 .602

FOPERT19 .791

FOPERT20 .748

FTIME22 .677

FOPERT17 .667

FTIME21 .603

FREPRES26 .932

FREPRES25 .793

FREPRES27 .746

FATMPH11 .893

FATMPH12 .886

FSORES29 .910

FSORES30 .818

KMO = 0.875

Eigenvalues = 1.062 Phương sai trích = 66.742

Bảng 4.5 Độ tin cậy của thang đo sau khi phân tích nhân tố khám phá

Tóm lại, 38 biến quan sát cho 9 khái niệm nghiên cứu trong mô hình đƣợc rút thành 32 biến với 8 khái niệm nghiên cứu sau khi loại bỏ 6 biến không đạt yêu cầu. Trong đó, riêng các khái niệm thuộc nguồn lực phi vật chất đã đƣợc phân tích EFA chung để kiểm định độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt nội bộ (bảng 4.4). Kết quả kiểm định thang đo cho khái niệm sự hài lòng và lòng trung thành đƣợc thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.6 Thống kê mô tả các biến có trong mô hình

Nhân tố Cronbach's Alpha

Sự tương tác 0.907

Các kỹ năng chuyên môn 0.930

Quy trình hoạt động 0.838

Danh tiếng tổ chức 0.870

Không gian dịch vụ 0.896

Các mối quan hệ 0.877

Tên nhân tố Tên biến Mean Ý nghĩa

Danh tiếng tổ chức (Mean = 3.83)

FREPRES25 3.78 Phòng khám đáng tin cậy FREPRES26 3.81 Phòng khám có uy tín FREPRES27 3.89 Phòng khám nổi tiếng Các mối quan

hệ (Mean = 3.44)

FSORES29 3.43 Phòng khám có quan hệ tốt với các đối tác (các cơ sở y tế khác)

FSORES30 3.45 Phòng khám có mối quan hệ tốt với cộng đồng

Sự tương tác (Mean = 3.69)

FINTRC01 3.89 Khi khám bệnh, bác sĩ luôn lắng nghe bệnh nhân nói về bệnh của mình FINTRC02 3.88 Bác sĩ giải thích rõ những điều cần làm

trong quá trình điều trị

FINTRC03 3.70 Bác sĩ hiểu rõ nhu cầu trị bệnh của bệnh nhân

FINTRC04 3.63 Bác sĩ tại phòng khám luôn tạo sự thuận tiện

FINTRC05 3.40 Bác sĩ quan tâm đến nguyện vọng cá nhân của bệnh nhân

FINTRC06 3.68

Bệnh nhân dễ dàng thảo luận các vấn đề sức khỏe của tôi với bác sĩ tại phòng khám

FINTRC07 3.64 Bác sĩ thân thiện và dễ tiếp xúc

FINTRC08 3.69 Bác sĩ luôn sẵn lòng trả lời các câu hỏi Không gian

dịch vụ (Mean = 2.53)

FATMPH11 2.49 Không gian ở phòng khám ngột ngạt FATMPH12 2.58 Môi trường căng thẳng khi chờ khám

Các kỹ năng chuyên môn (Mean = 3.86)

FEXPT13 3.90 Bác sĩ đƣợc đào tạo chuyên môn tốt FEXPT14 3.87 Bác sĩ thực hiện công việc một cách

chuyên nghiệp

FEXPT15 3.83 Bác sĩ có chuyên môn giỏi FEXPT16 3.83 Bác sĩ tại có nhiều kinh nghiệm

Quy trình hoạt động (Mean = 3.58)

FOPERT17 3.67 Thủ tục hành chính tại phòng khám rất dễ dàng, thuận tiện

FOPERT19 3.62 Các thủ tục (đăng ký, lấy số, nộp tiền, v.v.) của phòng khám nhanh chóng FOPERT20 3.67 Giờ làm việc của phòng khám phù hợp

hoàn cảnh cá nhân bệnh nhân

FTIME21 3.28 Không phải chờ lâu khi đến khám bệnh tại phòng khám

FTIME22 3.65 Thời gian của quá trình khám và điều trị tại phòng khám hợp lý

Sự hài lòng (Mean = 3.66)

SATIS31 3.67 Cảm giác của bệnh nhân về phòng khám rất tốt

SATIS32 3.62 Trải nghiệm của bệnh nhân về phòng khám là rất tích cực

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nguồn lực tương tác và uy tín thương hiệu lên hành vi sau mua của khách hàng một nghiên cứu trong ngành dịch vụ y tế (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)