Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nguồn lực tương tác và uy tín thương hiệu lên hành vi sau mua của khách hàng một nghiên cứu trong ngành dịch vụ y tế (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

3.2.1.1 Mục đích

Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát các khái niệm thuộc mô hình nghiên cứu. Các thang đo của các nghiên cứu trước hầu hết lại được sử dụng ở nước ngoài, trong khi nghiên cứu này được thực hiện tại Việt Nam. Do đó, cần thiết phải xem xét và hiệu chỉnh các biến của thang đo gốc cho phù hợp với nghiên cứu cụ thể này.

3.2.1.2 Thực hiện

Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu sơ bộ đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Nghiên cứu định tính: phỏng vấn trực tiếp 10 cá nhân đã và đang khám chữa bệnh trong vòng 3 tháng gần đây (kể từ thời điểm phỏng vấn) tại Tp.HCM. Quá trình phỏng vấn đƣợc thực hiện với các câu hỏi mở xoay quanh các vấn đề: lý do lựa chọn bệnh viện/phòng khám, mong muốn/kỳ vọng khi lựa chọn cơ sở y tế này; các thủ tục đăng ký khám chữa bệnh; cảm nhận của họ về nhân viên, y bác sĩ; những điểm hài lòng và chƣa hài lòng khi sử dụng dịch vụ... tác giả có ghi nhận trực tiếp các phản hồi của họ.

Nghiên cứu định tính sơ bộ: đƣợc thực hiện với 92 bảng câu hỏi có cấu trúc với thang đo đƣợc điều chỉnh sau phỏng vấn sơ bộ lần 1, dữ liệu thu thập trong giai đoạn này được phân tích nhằm đánh giá độ tin cậy và tính đơn hướng của thang đo.

3.2.1.3 Kết quả:

Kết quả phỏng vấn sơ bộ như sau:

Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn sơ bộ

Thông tin đáp viên Kết quả phỏng vấn Tạ Hoàng Minh

(Kỹ sư trưởng – Công ty Danieli Việt Nam)

1) Lý do lựa chọn bệnh viện/phòng khám:

cơ sở có uy tín/lớn; gần nhà; chi phí phù hợp; đƣợc giới thiệu.

2) Kỳ vọng của bệnh nhân: mau hết bệnh, tầm soát đƣợc các bệnh của mình; nhận đƣợc những lời khuyên chăm sóc sức khỏe từ bệnh viện; nhân viên vui vẻ, tận tình; cơ sở vật hiện đại; không phải đợi lâu; đƣợc khám và chữa bệnh bởi bác sĩ giỏi, tiết kiệm chi phí.

3) Các bước khám chữa bệnh: nhận số, đăng ký khám, khám, kiểm tra/ xét nghiệm, nghe bác sĩ chẩn đoán bệnh và tƣ vấn điều trị, mua thuốc.

4) Cảm nhận về nhân viên bệnh viện, y bác sỹ: nhân viên tại các bệnh viện công thường không nhiệt tình; đa số y bác sĩ có chuyên môn tốt, tƣ vấn/ khám kỹ.

5) Những điểm hài lòng và chƣa hài lòng:

hiệu quả điều trị; quy trình khám chữa bệnh nhanh/ chậm/ dài dòng rắc rối (thời gian chờ khám, chờ kết quả lâu); không gian; thái độ của nhân viên bệnh viện.

Phạm Thị Ngọc Liên (Giáo viên Anh Văn – Hội Việt

Mỹ) Phạm Ngọc Lai (Hưu trí – Gò Vấp, Tp.HCM)

Nguyễn Chí Linh

(Giám đốc công ty nội thất NCC) Lê Phước Vân

(Giám Đốc - Công ty TNHH Tƣ Vấn Quản Lý Hạnh Gia)

Lê Hoàng Phúc

(Kỹ sƣ xây dựng – Q5, Tp.HCM) Đỗ Ngọc Trà My

(Nhân viên phân tích dữ liệu–

Nielsen Việt Nam) Phạm Thị Kim Hồng (Nội trợ – Q3, Tp.HCM)

Đồng Thủy Tiên

(Nhân viên PR – tạp chí ELLE, Việt Nam)

Nguyễn Thị Diệu Hiền (Giảng viên Khoa Kinh Tế – Đại

Học Quốc Gia Tp.HCM)

Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ:

Có tất cả 92 bảng câu hỏi đƣợc thu thập trong giai đoạn này. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích Cronbach’s Alpha cho từng thang đo nhằm đánh giá độ tin cậy và tính đơn hướng của các thang đo.

Bảng 3.2 Kết quả phân tích nghiên cứu định lƣợng sơ bộ lần 2

Stt Thang đo khái niệm Số biến

Hệ số tải

Cronbach’s Alpha Nhỏ

nhất

Lớn nhất

1 Sự tương tác 8 0.759 0.880 0.927

2 Không gian dịch vụ 4 0.826 0.868 0.860

3 Các kỹ năng chuyên môn 4 0.901 0.911 0.924

4 Quy trình hoạt động 4 0.812 0.915 0.878

5 Thời gian hoạt động 4 0.791 0.858 0.854

6 Danh tiếng tổ chức 3 0.806 0.932 0.848

7 Các mối quan hệ 3 0.872 0.921 0.859

8 Sự hài lòng khách hàng 4 0.673 0.830 0.900 9 Lòng trung thành khách hàng 4 0.631 0.887 0.815 Kết quả cho thấy tất cả 8 thang đo đều đạt yêu cầu về tính đơn hướng, độ tin cậy, độ giá trị hội tụ với Cronbach Alpha dao động từ 0.815 đến 0.927 và hệ số tải nhân tố dao động từ 0.631 đến 0.901. Nhƣ vậy 38 biến đƣợc thiết kế để đo 9 khái niệm trong đề tài có thể sử dụng để thu thập dữ liệu chính thức mà không cần điều chỉnh thêm.

Bảng 3.3 Thang đo sau khi đƣợc hiệu chỉnh và mã hóa

Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa

Nguồn lực tương tác (nguồn: Dagger & ctg, 2007)

1. Interaction 1. Sự tương tác

The staff at the clinic always listen to what I have to say

Khi khám bệnh, bác sĩ tại phòng khám X luôn lắng nghe tôi nói về bệnh của mình

FINTRC01

The staffs at the clinic explain things in a way that I can understand

Bác sĩ tại phòng khám X giải thích rõ những điều tôi cần làm trong quá trình điều trị

FINTRC02

I feel the staff at the clinic understand my needs

Tôi cảm thấy bác sĩ tại phòng khám X hiểu rõ nhu cầu trị bệnh của tôi

FINTRC03 The clinic’s staff treat me as an

individual and not just a number

Trong quá trình điều trị, bác sĩ tại phòng khám X luôn tạo sự thuận tiện cho tôi

FINTRC04

The staff at the clinic are concerned about my well-being

Khi điều trị tại phòng khám X, bác sĩ quan tâm đến nguyện vọng cá nhân của tôi

FINTRC05

I find it easy to discuss things with the staff at the clinic

Tôi thấy dễ dàng thảo luận các vấn đề sức khỏe của tôi với bác sĩ tại phòng khám X

FINTRC06

The staff and I sometimes kid around, laugh, or joke with each other like close friends

Tôi thấy bác sĩ tại phòng khám X thân thiện và dễ tiếp xúc

FINTRC07

The staff at the clinic are willing to answer my questions

Bác sĩ tại phòng khám X luôn sẵn lòng trả lời các câu hỏi của tôi

FINTRC08

2. Atmosphere 2. Không gian dịch vụ

I like the “feel” of the atmosphere at the clinic

Tôi thích “không khí” ở phòng khám X

FATMPH09

Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa The atmosphere at the clinic is

pleasing

Không khí ở phòng khám X làm tôi thấy thoải mái

FATMPH10

The clinic has an appealing atmosphere

Không gian ở phòng khám X làm tôi thấy ngột ngạt

FATMPH11

The temperature at the clinic is pleasant

Môi trường ở phòng khám X làm tôi thấy căng thẳng khi chờ khám

FATMPH12

3. Expertise 3. Kỹ năng chuyên môn

You can rely on the staff at the clinic to be well trained and qualified

Tôi nghĩ là bác sĩ phòng khám X đƣợc đào tạo chuyên môn tốt (bài bản)

FEXPT13

The staff at the clinic carry out their tasks competently

Bác sĩ phòng khám X thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp

FEXPT14

I believe the staff at the clinic are highly skilled at their jobs

Tôi nghĩ là bác sĩ tại phòng khám X có chuyên môn giỏi

FEXPT15

Tôi nghĩ bác sĩ tại phòng khám X có nhiều kinh nghiệm

FEXPT16

4. Operation 4. Quy trình hoạt động

The discharge procedures at the clinic are efficient

Thủ tục hành chính tại phòng khám X rất dễ dàng, thuận tiện

FOPERT17

I believe the clinic is well- managed

Tôi nghĩ phòng khám X đƣợc quản lý tốt

FOPERT18

The registration procedures at the clinic are efficient

Các thủ tục (đăng ký, lấy số, nộp tiền, v.v.) của phòng khám X nhanh chóng

FOPERT19

The clinic’s opening hours meet my needs

Giờ làm việc của phòng khám X phù hợp hoàn cảnh cá nhân của tôi

FOPERT20

5. Timeliness 5. Thời gian hoạt động

The clinic keeps waiting time to a minimum

Tôi không phải chờ lâu khi đến khám bệnh tại phòng khám X

FTIME21

Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa Thời gian của quá trình khám và

điều trị tại phòng khám X là hợp lý

FTIME22 Bác sĩ tại X hạn chế việc tôi phải đi

lại nhiều lần trong quá trình khám và điều trị

FTIME23

Generally, appointments at the clinic run on time

Nhìn chung, bác sĩ tại phòng khám X luôn đúng hẹn

FTIME24

6. Danh tiếng tổ chức (nguồn: Chaudhuri, 2002; Jurisic & Azevedo, 2011) This brand has status Theo tôi, phòng khám X là nơi

khám chữa bệnh đáng tin cậy

FREPRES25

This brand has a good reputation Phòng khám X là nơi khám chữa bệnh có uy tín

FREPRES26

This is a well-known/popular brand

Phòng khám X là phòng khám nổi tiếng (được nhiều người biết đến)

FREPRES27

7. Các mối quan hệ (nguồn: Baron & Warnaby, 2011) The staff are pleased and

enthusiastic that you want to come in, and want to help you in any way they can.

Tôi nghĩ phòng khám X có quan hệ tốt với bệnh nhân

FSORES28

Theo tôi biết, phòng khám X có quan hệ tốt với các đối tác (các cơ sở y tế khác)

FSORES29

I use the BL café as a social place to meet people and network

Theo tôi biết, phòng khám X có mối quan hệ tốt với cộng đồng

FSORES30

8. Sự hài lòng (nguồn: Dagger & ctg, 2007- trích lại từ Greenfield & Attkisson, 1989;

Hubbert, 1995; Oliver, 1997) My feelings towards the clinic

are very positive

Cảm giác của tôi về phòng khám X là rất tốt

SATIS31

I feel good about coming to this clinic for my treatment

Trải nghiệm của tôi về phòng khám X là rất tích cực

SATIS32

Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa I feel satisfied that the results of

my treatment are the best that can be achieved

Tôi thấy hài lòng là kết quả khám và điều trị tại X tốt đến mức có thể

SATIS33

Overall I am satisfied with the clinic and the service it provides

Nhìn chung, tôi hài lòng với X và dịch vụ ở đó

SATIS34

9. Lòng trung thành (nguồn: Dagger & ctg, 2007- trích lại từ Headley & Miller, 1993; Taylor & Baker 1994; Zeithaml, Berry, & Parasuraman, 1996)

Tôi sẽ kể kinh nghiệm của mình về X cho người khác (trực tiếp hoặc trên mạng xã hội)

LOYWM35

I would highly recommend the clinic to other patients

Tôi sẽ giới thiệu phòng khám X cho người khác

LOYWM36

I have said positive things about the clinic to my family and friends

Tôi sẽ nói tốt về phòng khám X với người khác khi có dịp

LOYWM37

Tôi sẽ phản hồi cho phòng khám X để họ cải thiện chất lƣợng dịch vụ

LOYWM38

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nguồn lực tương tác và uy tín thương hiệu lên hành vi sau mua của khách hàng một nghiên cứu trong ngành dịch vụ y tế (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)